Kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 62 - 65)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Kết quả đạt đƣợc

Nhằm kiện toàn đội ngũ cán bộ phục vụ cho nhu cầu phát triển của địa phƣơng cũng nhƣ chuẩn bị nhân sự cho Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện nhiệm kỳ tới, thời gian qua, Đảng bộ huyện Vân Canh đã tập trung đổi mới đồng bộ công tác cán bộ, công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt bƣớc đầu đạt đƣợc những kết quả quan trọng.

Một là, công tác tuyển chọn cán bộ chủ chốt tại huyện Vân Canh đã

đƣợc coi trọng cả về điều kiện và tiêu chuẩn. Những cán bộ đƣợc đƣa vào quy hoạch là những ngƣời có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức và lối sống trong sáng, có khả năng đoàn kết và quy tụ cán bộ, có năng lực trong tổ chức thực hiện; đã bƣớc đầu chú ý đến việc phát hiện, tuyển chọn để đƣa vào nguồn quy hoạch đối với những cán bộ trẻ đƣợc đào tạo cơ bản, có triển vọng phát triển. Trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà

nƣớc, ngoại ngữ, tin học của cán bộ chủ chốt nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ trƣớc. Cơ cấu độ tuổi có sự thay đổi theo hƣớng ngày càng trẻ, độ tuổi cán bộ bình quân thấp dần so với nhiệm kỳ trƣớc.

Hai là, trong quy hoạch cán bộ, huyện Vân Canh luôn giữ vững nguyên

tắc công tác cán bộ là công tác của Đảng, công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải đặt dƣới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của cấp ủy đảng, đồng thời có sự phân cấp hợp lý về thẩm quyền quy hoạch cán bộ. Huyện đã thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác quy hoạch cán bộ, bảo đảm vai trò lãnh đạo tập trung của cấp ủy đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là ngƣời đứng đầu; đồng thời mở rộng dân chủ trong việc phát hiện nguồn và phát hiện tài năng. Bên cạnh đó, huyện thực hiện tốt phƣơng châm quy hoạch cán bộ chủ chốt phải thực sự gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ. Quy hoạch phải luôn đƣợc rà soát, điều chỉnh hằng năm, kiên quyết đƣa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, đồng thời lựa chọn, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển. Chính vì vậy, công tác quy hoạch cán bộ tại huyện Vân Canh đã có sự chuyển biến rõ nét, từng bƣớc đi vào nề nếp.

Ba là, công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ tại huyện Vân Canh từng bƣớc gắn với bố trí, sắp xếp, tạo nguồn cán bộ. Đồng thời, việc cử cán bộ chủ chốt đi đào tạo, bồi dƣỡng đã đúng đối tƣợng, đúng quy hoạch và nhu cầu bố trí, sử dụng; bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức; sát với chức năng, nhiệm vụ, hoạt động thực thi nhiệm vụ của từng chức danh cụ thể và phù hợp với nhu cầu sử dụng, đảm bảo đồng bộ, kế thừa và phát triển. Các lớp bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt nói riêng đã kịp thời, phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu của đội ngũ cán bộ trong toàn bộ hệ thống chính trị, đảm bảo việc học tập thƣờng xuyên trong

quá trình công tác. Cán bộ đƣợc bố trí chức danh nào thì đƣợc bồi dƣỡng phù hợp với từng chức danh đó. Đặc biệt, công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ đã chú trọng tới đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số.

Bốn là, công tác bố trí, sử dụng và luân chuyển cán bộ chủ chốt đƣợc

tiến hành một cách thận trọng, không ồ ạt, chạy theo số lƣợng. Các đơn vị tại địa phƣơng xây dựng kế hoạch bố trí, sử dụng, luân chuyển trong đó xác định rõ đối tƣợng, phạm vi, giải pháp, lộ trình thực hiện, đánh giá đội ngũ cán bộ, tuyển chọn cán bộ trong diện quy hoạch, xem xét năng lực, sở trƣờng, yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi địa phƣơng, đơn vị để xác định nơi luân chuyển và bố trí công việc phù hợp. Quá trình luân chuyển bảo đảm đúng nguyên tắc, thời gian tối thiểu. Việc luân chuyển cán bộ không những đáp ứng yêu cầu theo hƣớng bố trí đảm nhận chức vụ cao hơn, mà còn thực hiện luân chuyển ngang, chuyển đến môi trƣờng công tác có khó khăn hơn. Công tác luân chuyển vừa coi trọng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác, vừa đảm bảo mục đích bồi dƣỡng, rèn luyện, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận, đã thực hiện việc luân chuyển với bố trí cán bộ không là ngƣời địa phƣơng, nên khắc phục đƣợc tình trạng cục bộ, khép kín, mất đoàn kết nội bộ ở một số địa phƣơng, đơn vị. Sau thời gian luân chuyển, nhiều cán bộ đƣợc bố trí, sử dụng vào các vị trí cao hơn, hoặc tƣơng đƣơng; một số trí thức trẻ tham gia đề án tạo nguồn cán bộ cấp xã đƣợc kết nạp vào Đảng, trúng cử vào cấp ủy, hội đồng nhân dân cấp xã, trở thành cán bộ, công chức và đƣợc bổ nhiệm giữ các chức vụ chủ chốt của xã. Nhờ đó đáp ứng yêu cầu tăng cƣờng cán bộ chủ chốt cho địa phƣơng, giúp ổn định nội bộ, tạo nguồn cán bộ chủ chốt trong các nhiệm kỳ tiếp theo.

Năm là, Hệ thống chính trị của huyện đã coi chính sách cán bộ là một

nội dung quan trọng trong công tác chính trị, tƣ tƣởng, là một trong những động lực để thúc đẩy đội ngũ cán bộ chủ chốt nâng cao trách nhiệm, nỗ lực công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, nên cùng với việc thực hiện chế

độ, chính sách cán bộ do tỉnh quy định, trong thẩm quyền và khả năng ngân sách, huyện Vân Canh đã thực hiện một số chế độ, chính sách phù với đặc điểm của huyện, phần nào động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ học tập. Ngoài ra, huyện đã thực hiện tốt chính sách cán bộ trung cao, động viên thăm hỏi, tặng quà khi ốm đau, từ trần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)