Tuyển chọn cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 52 - 54)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Tuyển chọn cán bộ

Xác định cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công tác cán bộ là công việc gốc của Đảng, nên việc xây dựng quy trình tuyển chọn cán bộ ở tỉnh Bình Định nói chung và huyện Vân Canh nói riêng đã đƣợc các cấp ủy quan tâm sâu sắc, thực hiện đúng theo quy định, hằng năm có bổ sung, điều chỉnh, đặc biệt các đơn vị, địa phƣơng cũng bắt đầu tập trung tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Phƣơng án tuyển chọn cán bộ đƣợc các cấp ủy đảng xây dựng, đề ra tiêu chí cụ thể cho từng chức danh từ độ tuổi, trình độ, cho đến tiêu chuẩn quan hệ lịch sử chính trị gia đình và kinh nghiệm thực tiễn.

Tại huyện Vân Canh, việc xây dựng phƣơng án để tuyển chọn cán bộ luôn đƣợc các cấp ủy xem là công tác quan trọng hàng đầu, đƣợc làm chặt chẽ và hằng năm đƣợc rà soát, bổ sung. Những cán bộ đƣợc phát hiện, tuyển chọn đều là những ngƣời có tiềm năng, có triển vọng. Qua quá trình sàng lọc, tuyển chọn, các cấp ủy loại bỏ những cán bộ sa sút ý chí, có biểu hiện sai trái, quan liêu hoặc chƣa đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn chức danh, bị xử lý kỷ luật.

Đặc biệt, huyện đã có nhiều cách làm để tuyển chọn cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số đƣa vào quy hoạch, đào tạo, bố trí, ngoài các yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn chung theo quy định, huyện Vân Canh đã có quy định riêng đối với từng đối tƣợng cụ thể nhƣ: Ƣu tiên tuyển chọn những cán bộ tiêu biểu xuất sắc là nữ so với đội ngũ cán bộ nữ; tuyển chọn những cán bộ tiêu biểu xuất sắc là cán bộ trẻ so với đội ngũ cán bộ trẻ; cán bộ tiêu biểu xuất sắc là ngƣời dân tộc thiểu số so với đội ngũ cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số trong cùng một tổ chức, cơ quan, đơn vị và cùng địa phƣơng để đƣa vào quy hoạch, đào tạo; không phê duyệt quy hoạch, đề án nhân sự đối

với những địa phƣơng, đơn vị chƣa bảo đảm tỷ lệ về cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ ngƣời dân tộc theo quy định của của huyện.

Và để đảm bảo cơ cấu tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy của huyện, trƣớc hết phải bám chắc vào cơ cấu xây dựng nhân sự cho mỗi kỳ Đại hội. Song song với việc bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho đối tƣợng cán bộ thuộc diện quy hoạch, các cơ quan, địa phƣơng đều tính toán đến việc phân công nhiệm vụ ở nhiệm kỳ này vừa để thử thách và dự kiến bố trí cho nhiệm kỳ sau. Trong quá trình tuyển chọn cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số huyện đã thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan để tránh những vấn đề nội bộ nảy sinh, nhất là tránh sự phân biệt đối xử, khắt khe, hẹp hòi trong đánh giá đối với cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số. Kiên quyết không đề xuất những nhân sự không bảo đảm tiêu chuẩn về độ tuổi, uy tín, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mất đoàn kết, “cục bộ”, “lợi ích nhóm”, thiếu gƣơng mẫu, không sẵn sàng chấp hành sự phân công, điều động của cấp có thẩm quyền hoặc cán bộ tham nhũng, tiêu cực, gây thất thoát tiền bạc, tài sản của Nhà nƣớc; phẩm chất, năng lực hạn chế, có biểu hiện “chạy chọt”, vận động, tranh thủ lẫn nhau; thiếu tích cực trong công tác, sợ trách nhiệm, “dĩ hòa vi quý” và những biểu hiện khác nêu trong Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị. Hằng năm, các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng phải có báo cáo với Ban Thƣờng vụ Huyện ủy để thẩm định, đánh giá về năng lực, tƣ tƣởng chính trị của những cán bộ thuộc diện quy hoạch để có phƣơng án thay thế kịp thời. Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện có cán bộ nữ chiếm 10%; cán bộ trẻ dƣới 35 tuổi 15%; cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số chiếm 37,5%.

Với những quan điểm, cách làm phù hợp với thực tiễn, kiên trì thực hiện liên tục nhiều năm và kế thừa qua các nhiệm kỳ nên huyện Vân Canh đã cơ bản chủ động đƣợc nguồn cán bộ chủ chốt trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là ngƣời

dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)