8. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Nhóm giải pháp trong thực thi chínhsách giảmnghèo bền
của huyện Vân Canh
Thứ nhất, tiếp tục phát huy vai trò, sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở
Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc là tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các ban ngành đối với sự hoạt động của Ban chỉ đạo về hoạt động giảm nghèo bền vững. Theo đó, các nội dung cần quan tâm là: Hoàn thiện tổ chức bộ máy và quy chế hoạt động điều hành đảm bảo có hiệu lực, hiệu quả giảm nghèo; đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao tinh thần trách nhiệm và năng lực tổ chức điều hành cho đội ngũ cán bộ. Cùng với đó, phân công bố trí cán bộ theo dõi, bám sát từng đơn vị cơ sở, bám sát thực tế từng địa bàn để nắm chắc đƣợc thực trạng đói, nghèo cũng nhƣ từng dự án, chƣơng trình GNBV để có giải pháp xử lý kịp thời theo đúng thẩm quyển khi có các tình huống và sai phạm xảy ra. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong thực tiễn điều hành GNBV nhằm hoàn
thiện tổ chức bộ máy và quy chế hoạt động điều hành.
Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt sự phối, kết hợp giữa Ban điều hành GNBV của cơ sở với các ban, ngành trong hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội trong hoạt động xóa đói, giảm nghèo bền vững. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện mục tiêu GNBV trong thời gian tới, đòi hỏi Ban điều hành GNBV các cấp cơ sở cần phối, kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội trong việc quán triệt sâu sắc chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đến từng cán bộ, đảng viên, ngƣời dân…
Trong quá trình tổ chức hoạt động GNBV của các đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội, cần lồng ghép với các chƣơng trình và vận động, khuyến khích đảng viên, đoàn viên, hội viên vƣơn lên làm giàu chính đáng. Đối với những đảng viên, đoàn viên, hội viên thuộc diện nghèo và cận nghèo, cần phải tuyên truyền giáo dục cho họ thấy rằng nghèo là sự tổn thƣơng, bất hạnh nên bản thân và gia đình họ phải ý thức đƣợc điều này để sớm thoát khỏi bằng sự tự lực, tự cƣờng của mình vƣơn lên.
Thƣờng xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp, nhất là ở xã, thôn, bản; chọn những ngƣời có trách nhiệm, có năng lực, gắn bó, sâu sát với nhân dân, hƣớng dẫn và hỗ trợ kịp thời cho ngƣời nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ cơ bản của xã hội. Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ này và thƣờng xuyên cập nhật thu thập thông tin về tình hình nghèo đa chiều trên địa bàn huyện phục vụ cho việc dự báo, theo dõi, đánh giá, phân tích nguyên nhân nghèo. Tăngcƣờngvànângcaonănglựcđộingũcánbộlàm côngtácgiảm nghèogắnkếtthựchiệnChƣơngtrìnhmụctiêugiảm nghèo bềnvữngvớithực hiệnquychế dânchủcơ sở,tạochocơ sở chủđộngtrongquátrìnhlập kếhoạch, điềuhànhquảnlýcáchoạtđộngcủa Chƣơngtrình.
Tại mỗi địa phƣơng, UBND xã phải tổ chức đối thoại, xem xét hoàn cảnh và nguyện vọng của từng hộ, xây dựng kế hoạch hỗ trợ và phân công các
hội, đoàn thể theo dõi, giúp đỡ việc thực hiện các giải pháp chính sách hỗ trợ phù hợp; đồng thời theo dõi đến khi hộ đó thoát nghèo. Đặc biệt là tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn. Lâu nay, các Hội Cựu Chiến binh, Hội LHPN, Hội nông dân…ở một số địa phƣơng thông qua mô hình góp vốn quay vòng, quỹ hỗ trợ, tổ tiết kiệm để các hộ nghèo đƣợc vay vốn không lãi suất hoặc lãi suất thấp phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống. Thông qua các hình thức nhƣ “tổ góp vốn xoay vòng”, “3 trong 1”, “5 trong 1”, “giúp nhau lập nghiệp” đã thu hút đƣợc đông đảo hộ nghèo, hộ cận nghèo tích cực tham gia triển kinh tế gia đình, cải thiện điều kiện đời sống. Đó là những cách làm sáng tạo, hiệu quả thiết thực. Vì vậy, huyện cần tạo điều kiện cho các địa phƣơng trên địa bàn khuyến khích học hỏi, áp dụng phù hợp với tình hình thực tế ở địa phƣơng nhằm phát huy vai trò của các Hiệp, Hội trong công tác giảm nghèo bền vững.
Thứ hai, thay đổi tư duy và phương thức hỗ trợ giảm nghèo.
Thực hiện chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tƣợng, địa bàn và thời gian thụ hƣởng; ngƣời nghèo có cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm và có việc làm ổn định để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Cách thức hỗ trợ phổ biến nhất đƣợc nhiều địa phƣơng lựa chọn là trao cho ngƣời nghèo “cần câu” (chứ không phải “con cá”) để họ biết tự thân nổ lực vƣơn lên. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều hộ nghèo chây ỳ, nảy sinh tâm lý ỉ lại tập thể, lợi dụng sự trợ giúp từ xã hội. Đã có nhiều hộ nghèo bán hoặc đổi cả “cần câu” – những vật dụng đƣợc hỗ trợ phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống, để lấy tiền tiêu xài hoang phí. Vì vậy, cần thay đổi tƣ duy hỗ trợ giảm nghèo.
Một là, tuyên truyền, giáo dục làm thay đổi quan niệm, nhận thức về sự nghèo. Ngày nay, không chỉ nên bằng lòng và tự hào với phƣơng châm sống “Đói cho sạch, rách cho thơm” mà phải biết tự vƣơn lên làm giàu chính đáng cho mình và xã hội. Những ngƣời có sức khỏe mà để lâm vào nghèo đói để xã
hội phải cƣu mang là một điều đáng xấu hổ. Chỉ khi mọi ngƣời trong cộng đồng ý thức đƣợc điều này và ai cũng phải tự thân nỗ lực vƣơn lên trong cuộc sống thì hiệu quả giảm nghèo mới đƣợc nâng cao và bền vững.
Hai là, về phương thức hỗ trợ nên hạn chế hỗ trợ trực tiếp cho không, mà tăng chính sách cho vay có hoàn trả với số vốn và thời gian hợp lý. Hỗ trợ thông qua các phƣơng tiện sinh kế, hạn chế hỗ trợ bằng tiền mặt. Có nhƣ vậy, ngƣời nghèo mới có trách nhiệm sử dụng nguồn lực hỗ trợ một cách hiệu quả nhất.
Ba là, cƣơng quyết đƣa ra khỏi danh sách hộ nghèo đối với những hộ cố tình không chịu làm việc, chây ỳ. Tuy nhiên, vẫn phải có cơ chế giám sát để có những biện pháp kịp thời.
Bốn là, xâydựng,duytrìvànhânrộngcácmôhìnhgiảmnghèotậptrungtheo hƣớngsảnxuấthànghóađểngƣờinghèotiếpcậnvàthamgia cácmôhìnhgiảm nghèo đã đƣợc thực hiện hiệu quả thời gian qua.
Thứ ba, nâng cao chất lượng của công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của xã hội và cộng đồng dân cư.
Nhằm khơidậy ý chí chủ động, vƣơn lên của ngƣời nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nƣớc, của cộng đồng để thoát nghèo, vƣơn lên khá giả. Việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục để cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cƣ nhận thức đúng về ý nghĩa chính trị và nhân văn của công tác GNBV là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, cần thực hiện có chất lƣợng, hiệu quả việc tuyên truyền giáo dục làm cho mọi ngƣời nghèo nhận thức rõ lợi ích của GNBV trên mọi phƣơng diện về kinh tế, xã hội, văn hóa... Từ đó có tác dụng nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và bộ phận ngƣời nghèo nói riêng trong hoạt động GNBV.
nâng cao nhận thức và kiến thức, kỹ năng làm ăn cho những ngƣời thuộc diện đói, nghèo thông qua lồng ghép các dự án GNBV, các chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, khuyến công cho những ngƣời này, để họ có ý thức tự lực, tự cƣờng và có điều kiện tự vƣơn lên thoát nghèo bền vững là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cƣ.
Thông qua các công tác tuyên truyền, giáo dục giúp những ngƣời thuộc diện, đói nghèo biết tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và các chính sách, chế độ ƣu đãi của Nhà nƣớc, hƣớng dẫn cho họ biết xây dựng kế hoạch, biết khai thác các điều kiện đƣợc hỗ trợ vay vốn và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả theo các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi, tham gia học nghề, xuất khẩu lao động…
Trong thời gian đến, cần quyết liệt hơn nữa trong công tác tuyên truyền, truyền thông định hƣớng hành vi. Muốn vậy, cần đổi mới công tác tuyên truyền vận động về chính sách và thực hiện chính sách cho cảc đối tƣợng thụ huởng lợi ích từ chính sách và các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nuớc để những đối tuợng này nắm vững, hiểu sâu về từng nội dung của chính sách cũng nhƣ cách thức tổ chức triển khai thực hiện. Ðiều này sẽ làm cho chính sách không bị hiểu nhầm, hiểu sai từ đó có thể hạn chế những sai lầm, khuyết điểm của các cấp chính quyền trong quá trình thực hiện. Bên cạnh dó làm tốt công tác vận động tuyên truyền về chính sách sẽ làm cho các đối tƣợng của chính sách nhất là đối tuợng thụ huởng lợi ích của chính sách hiểu rõ hon những lợi ích mà họ sẽ đƣợc huởng cũng nhƣ những việc họ cần phải làm để vƣơn lên thoát nghèo, từng bƣớc hình thành nên ý thức tự giác để nguời nghèo hăng hái, chủ động, tích cực tham gia vào việc thoát nghèo cho chính họ, từng bƣớc xóa bỏ hiện tƣợng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ từ phía nhà nƣớc, thậm chí xóa bỏ tâm lý “không muốn thoát nghèo”.
Thứ tư, đảm bảo tính hiệu quả trong công tác kiểm tra, giám sát
kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí của chƣơng trình không đúng mục đích, trái quy định, không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Công khai các Chƣơng trình, Dự án, nhất là nguồn lực tài chính để thực hiện chính sách.Việc công khai sẽ giúp cho các cơ quan thực hiện quyền kiểm tra, giám sát dễ dàng trong việc tiếp cận thông tin làm nền tảng cho việc đƣa ra các kết luận kiểm tra, giám sát. Đồng thời việc công khai, minh bạch cần phải gắn với trách nhiệm giải trình của các cơ quan thực hiện, đây là tiền đề để xác định quyền hạn cũng nhƣ trách nhiệm của các cơ quan tham gia vào quá trình thực hiện chính sách.
Công khai thông tin về quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo cũng là tạo điều kiện cho ngƣời dân có điều kiện để thực hiện quyền kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân nhất là ngƣời nghèo có đƣợc thông tin để thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đối với những hành vi vi phạm chính sách, pháp luật về giảm nghèo của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện chính sách.
Trong quá trình thực hiện kiểm tra giám sát, nhất thiết phải có sự tham gia của đại diện các tổ chức đoàn thể ở địa phƣơng đặc biệt là sự tham gia của đại diện ngƣời dân nhƣ: Tổ trƣởng, ngƣời nghèo... sẽ làm cho hoạt động này trở lên minh bạch hơn, tránh bao biện hoặc hạn chế những biểu hiện tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình kiểm tra, giám sát. Mặt khác, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và đối tƣợng chính sách trong quá trình kiểm tra, giám sát sẽ giúp cho các cấp chính quyền có thể tìm kiếm đƣợc những biện pháp, cơ chế thực hiện chính sách phù hợp hơn với những điều kiện cụ thể của địa phƣơng mình, ngành mình, bởi hơn ai hết, chính đối tƣợng chính sách mới biết đƣợc họ đang cần gì ở nhà nƣớc và những biện pháp tổ chức thực hiện của chính
quyền địa phƣơng có phù hợp với hoàn cảnh thực tế của họ không để trên cơ sở đó có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thứ năm, tiếp tục rà soát, phân loại, giúp đỡ hộ nghèo kế hoạch giảm nghèo.
Từ số liệu đƣợc công nhận, Ban Chỉ đạo giảm nghèo cần ban hành kế hoạch, biểu mẫu tổ chức phúc tra kết quả, phân loại nguyện vọng của từng hộ và xếp loại theo thứ tự ƣu tiên để giải quyết, việc thực hiện không theo cách giao chỉ tiêu mà theo số lƣợng, chất lƣợng, tiềm lực của từng xã. Ban Chỉ đạo giảm nghèo phối hợp với các ngành, Mặt trận, đoàn thể huyện và Ban giảm nghèo các xã, Mặt trận, đoàn thể các xã phân công cụ thể, lập hồ sơ theo dõi từng hộ, đánh giá, giám sát trong những năm đến khi thoát nghèo bền vững. Khác với quy trình của giai đoạn trƣớc, giai đoạn này thực hiện quy trình từ dƣới lên; có sự tham gia chặt chẽ, xuất phát từ ý chí chủ quan của hộ nghèo; từng hộ sẽ tự đề xuất giải pháp cụ thể giảm nghèo cho từng năm sắp tới, có sự tham gia hƣớng dẫn của cán bộ huyện và xã đƣợc phân công giúp đỡ.
Nguồn lực thực hiện: ngoài ngân sách Trung ƣơng và huyện thực hiện hằng năm tổ chức lễ phát động, vận động từ các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân... và vận động trong cán bộ, công chức từ huyện đến xã ủng hộ vào hai nguồn quỹ của huyện và nội lực hộ nghèo. Trƣớc tình hình kinh tế khó khăn nên việc kêu gọi ủng hộ có kế hoạch, mức hỗ trợ của các đơn vị, doanh nghiệp... có thể phân kỳ. Đối tƣợng hỗ trợ thực hiện từ hai chiều: một là chọn danh sách từ dƣới lên và hai là chọn danh sách từ trên xuống. Phƣơng thức thực hiện giải pháp hỗ trợ thông qua các phƣơng tiện sinh kế, hạn chế hỗ trợ bằng tiền mặt.
Hàngnăm,tổchức tốtcác cuộcđiềutra,rà soáthộnghèo, hộcậnnghèo mộtcáchkịpthời,chính xác,hiệuquả;công tác điều tra phảiđƣợcphânloạihộ nghèotheotừngnhómhộ,nguyênnhânnghèo,phânloạihộnghèo,hộ cậnnghèo theocác chiềuthiếuhụtđể cóchínhsáchhỗ trợ phùhợp.
Thứ sáu, Thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu lao động - nghề nghiệp trên địa bàn huyện
Hiện nay, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nƣớc nói chung, tỉnh Bình Định và huyện Vân Canh nói riêng đã có nhiều biến chuyển sâu sắc, nguyên nhân dẫn tới nghèo đói cũng khác nhau đối với từng gia đình, từng vùng, khu vực. Đảng, Nhà nƣớc và các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng đã có nhiều biện pháp để xóa đói giảm nghèo phù hợp với từng đối tƣợng xã hội cụ thể. Xã hội hóa phong trào xóa đói giảm nghèo đã và đang đƣợc tiến hành, quỹ xóa đói giảm nghèo đã đƣợc hình thành ở các địa phƣơng; các dự án giao đất, giao rừng, thực hiện phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; hình thành cơ cấu sản xuất phù hợp với những vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn; thực hiện đồng bộ, triệt để cuộc vận động dân số, kế hoạch hóa gia đình; thực hiện các chính sách xã hội đối với những ngƣời có công với cách mạng, những ngƣời già neo đơn, khó khăn... đang thể hiện tính ƣu việt của chế độ và phát huy truyền thống văn hóa, giá trị đạo đức của dân tộc. Đảng ta chủ trƣơng: “Thực hiện tốt các chƣơng trình hỗ trợ nhà ở cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách, chƣơng trình nhà ở cho đồng bào vùng bão, lũ; bố trí hợp lý dân cƣ, bảo đảm an toàn ở những vùng ngập lũ, sạt lở núi, ven sông, ven biển” [5, tr. 123]. Những chủ trƣơng, giải pháp trên đang góp phần dần dần giảm đi cảnh đói nghèo của các hộ gia đình nghèo nói chung, ở huyện Vân Canh nói riêng.
Phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hƣớng hiệu quả, bền vững, đồng thời tạo mũi đột phá về nông nghiệp công nghệ cao. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ. Trên cơ sở đảm bảo vững chắc nhu cầu lƣơng thực, chủ yếu là lúa, mở rộng diện tích trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm, phát triển kinh tế rừng, khai thác có hiệu quả tiềm năng của nền nông nghiệp sinh thái, tăng nhanh sản lƣợng hàng hoá, gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Việc vận dụng chủ trƣơng này vào thực hiện chƣơng trình
giảm nghèo ở huyệnlà rất cần thiết và bức xúc.
Với nền kinh tế thuần nông, tự cấp, tự túc không thể đem lại sự giàu có, ổn định và phồn vinh cho các hộ làm nghề nông nói riêng và nền kinh tế nông nghiệp nói chung. Hơn nữa trong những năm vừa qua, kinh tế nông nghiệp của huyện tuy có nhiều tiến bộ, nhƣng vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Năng suất và chất lƣợng kém. Điều kiện canh tác lạc hậu, ruộng đất bình quân đầu ngƣời thấp. Nếu chỉ sản xuất thuần nông sẽ gặp rủi ro, khó vƣợt qua đƣợc tình trạng đói nghèo. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một biện pháp quan trọng hàng đầu, vừa có tính cấp thiết để giảm nghèo, vừa mang tính chiến lƣợc cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hƣớng chuyển dịch nền kinh tế thuần nông, tự túc, tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.