Kinh nghiệm của một số huyện nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 36 - 40)

8. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm của một số huyện nghèo

Trong nhiều năm qua, giảm nghèo bền vững luôn là vấn đề đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội

công bằng, dân chủ, văn minh”. Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách để giảm nghèo nhƣ xây dựng chính sách phát triển toàn diện kinh tế, xã hội nông thôn; thực hiện chiến lƣợc phát triển cho từng vùng, miền; đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; ƣu tiên tín dụng các nguồn vốn cho giảm nghèo, thiết lập nguồn vốn vay cho ngƣời nghèo...do đó tỷ lệ nghèo đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống dƣới 3% vào năm 2020, bình quân giai đoạn 2016-2020 giảm trên 1,4%/năm.

1.4.1.1. Kinh nghiệm của huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk

Trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo, tỉnh Đắk Lắk đã tập trung ƣu tiên nhiều nguồn lực cho các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, triển khai hàng loạt các biện pháp để thực hiện lồng ghép các chƣơng trình 135, chƣơng trình 30a, chƣơng trình xây dựng nông thôn mới nhằm hỗ trợ bà con tiếp cận phƣơng thức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi... Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng này đã giảm xuống đáng kể. Tuy nhiên, tính theo tiêu chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020, Đắk Lắk vẫn còn 19,37% số hộ nghèo, có 3 huyện tỷ lệ nghèo trên 50%, đặc biệt có 85 thôn, buôn có tỷ lệ hộ nghèo từ 80% trở lên.

Từ năm 2016 đến hết 2020, bình quân mỗi năm tỉnh Đắk Lắk giảm đƣợc 15.212 hộ nghèo (từ 81.592 hộ xuống còn 66.380 hộ) tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,13%/năm (từ 19,37% xuống còn 15,24 %). Kết quả này là nhờ các chính sách về giảm nghèo của Trung ƣơng và địa phƣơng đƣợc triển khai đồng bộ và kịp thời. Bên cạnh đó, Chính phủ, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã có những chính sách hỗ trợ riêng và ƣu tiên cao về nguồn lực đối với các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mặt khác, việc lồng ghép có hiệu quả các chính sách giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội miền núi đã góp phần vào kết quả chung giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Chƣơng trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện bởi cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của các cấp, ngành, đoàn thể, các tổ

chức xã hội, doanh nghiệp, sự tham gia của các tầng lớp dân cƣ và của chính ngƣời nghèo, gia đình nghèo... Chẳng hạn, Hội Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk phát động phong trào hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo những năm qua đƣợc đổi mới thiết thực trên cơ sở phát huy nội lực, tinh thần hợp tác, tƣơng thân tƣơng ái, coi trọng hiệu quả, tính bền vững, tập trung ƣu tiên hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ. Hằng năm, các cấp Hội khảo sát, phân loại hộ nghèo, xây dựng kế hoạch, phân công cán bộ, hội viên giúp nhau thoát nghèo bằng nhiều biện pháp nhƣ hỗ trợ vốn, kiến thức, kinh nghiệm. Từ đó, nhiều hội viên đã có cơ hội vƣơn lên thoát nghèo.

Tại huyện Cƣ M’gar, chính quyền huyện và các xã, thị trấn thƣờng xuyên tổ chức đối thoại với các hộ nghèo để tìm ra nguyên nhân, hiểu thêm tâm tƣ nguyện vọng của ngƣời dân. Đồng thời, đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” là cách làm sáng tạo, giúp huyện giảm hộ nghèo bình quân mỗi năm 2 % và trở thành điểm sáng trong công tác giảm nghèo. Ủy ban nhân dân huyện thành lập đoàn liên ngành (gồm các phòng, ban, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội) tổ chức đối thoại trực tiếp với các hộ nghèo nhằm triển khai tốt các chính sách ƣu đãi đúng nhóm đối tƣợng, đồng thời nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng của họ để có hƣớng giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Qua những buổi đối thoại trực tiếp, ngƣời nghèo nắm đƣợc các chính sách ƣu đãi Nhà nƣớc dành cho mình, đặc biệt xác định rõ trách nhiệm của bản thân nỗ lực vƣơn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng

Với xuất phát điểm thấp, lại có tỷ lệ ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số khá cao (chiếm trên 83% tổng dân số toàn huyện), từ lâu, huyện Lạc Dƣơng đƣợc xếp vào nhóm địa phƣơng khó khăn của tỉnh. Tuy chỉ có 6 đơn vị hành chính cấp xã, nhƣng Lạc Dƣơng lại có đến 4 xã và 3 thôn nghèo thuộc diện đầu tƣ theo Chƣơng trình 30a của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền

vững. Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách hỗ trợ, sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Chƣơng trình 30a, bộ mặt nông thôn trong huyện đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng lên, góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo tại địa phƣơng theo hƣớng bền vững.Đầu năm 2016 số hộ nghèo toàn huyện là 847 hộ, chiếm tỷ lệ 14,5% thì đến đầu năm 2020 con số này giảm còn 224 hộ, chiếm tỷ lệ 3,3%.

Bài học kinh nghiệm mà Lạc Dƣơng rút ra trong quá trình triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, trƣớc hết là có sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Từ đó, bàn bạc đƣa ra các nhóm chính sách đồng bộ phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng để triển khai có hiệu quả công tác giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống của ngƣời dân nói chung và ngƣời nghèo nói riêng ở các xã, thôn nghèo trong huyện. Các quy trình triển khai hỗ trợ cũng phải đƣợc thực hiện đúng đối tƣợng, những hộ dân đƣợc hƣởng thụ phải đƣợc rà soát theo nhu cầu đăng ký, đúng tiêu chuẩn, quy định. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho ngƣời nghèo cần đƣợc công khai minh bạch, có sự tham gia của các ngành, đoàn thể tại địa phƣơng nên ngƣời dân có niềm tin tuyệt đối vào những chủ trƣơng, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nƣớc đối với công tác giảm nghèo tại địa phƣơng. Hầu hết các hộ nghèo đã có ý thức tự lực vƣơn lên thoát nghèo, tích cực tham gia học nghề, học tập kinh nghiệm trong sản xuất, chủ động vay vốn đầu tƣ mở rộng sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống và sinh hoạt.

Một giải pháp cũng đem lại hiệu quả giảm nghèo là xây dựng phong trào giảm nghèo bằng việc kịp thời biểu dƣơng, khen thƣởng cá nhân ngƣời nghèo, hộ nghèo là những điển hình tiên tiến, tích cực, làm ăn hiệu quả cải thiện cuộc sống gia đình vƣơn lên thoát nghèo bền vững. Đây sẽ là một trong những “thƣớc đo” trong công tác giảm nghèo của huyện.

1.4.1.3. Kinh nghiệm của huyện Trạm Tấu và Mù Căng Chải

Kết quả giảm nghèo bền vững dƣới sự tác động của nhà nƣớc đã đƣợc thể hiện rõ ở các địa phƣơng thời gian qua.Trạm Tấu và Mù Cang Chải là 2 huyện của tỉnh Yên Bái nằm trong 64 huyện khó khăn nhất của cả nƣớc. Những năm qua với nhiều chƣơng trình nhƣ chƣơng trình 135, cho vay hộ nghèo, 30a... đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn miền núi. Hiện nay kết cấu hạ tầng đã đƣợc cải thiện nhiều, đƣờng giao thông cơ bản về đƣợc đến trung tâm các xã, hệ thống trƣờng học đã đƣợc kiên cố hoá, các công trình thuỷ lợi, nƣớc sinh hoạt đã đáp ứng cơ bảnnhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Khai hoang ruộng nƣớc, làm ruộng bậc thang đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ đầu tƣ nên diện tích đã tăng lên gấp hơn 2 lần so với năm 2010 đáp ứng cơ bản cho nhân dân trong huyện đẩy mạnh sản xuất tự túc lƣơng thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)