Kết quả thựchiện các chínhsách giảmnghèo đặc thù theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 60 - 72)

8. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Kết quả thựchiện các chínhsách giảmnghèo đặc thù theo

quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ

2.3.3.1. Thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập

- Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất: Diện tích giao khoán 19.757,16ha, số hộ đƣợc nhận giao khoán 943 hộ, 7.575.514.000 đồng, trong đó: khoán theo Nghị định 75: 6.623.464.000 đồng, khoán theo Quyết định 886: 952.050.000 đồng.

Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng đã triển khai đạt đƣợc một số kết quả nhất định, diện tích giao khoán đã đƣợc mở rộng, ngƣời dân đã đƣợc hƣởng lợi từ việc giao khoán. Kết quả giao khoán tính đến năm 2020 đã giao 19.757,16/19.758,36 ha đạt 99,9% kế hoạch.

- Thực hiện quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Theo Chƣơng trình Nông thôn mới. Đến nay, 6 xã cơ bản đã quy hoạch đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chính sách hỗ trợ lƣơng thực cho hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chƣa tự túc đƣợc lƣơng thực: Hiện nay chƣa thực hiện chƣơng trình này.

- Chính sách khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp: Đến nay chƣa triển khai thực hiện.

- Chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Qua 5 năm thực hiện đã hỗ trợ mua vắc xin tiêm phòng đàn gia súc gia cầm, với tổng kinh phí là kinh phí 3.485,527 triệu đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế cho gần 3.600 lƣợt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; hỗ trợ giống và vật tƣ phân bón cho cây Lúa, Ngô, Lạc, Mỳ với tổng kinh phí là 5.777,962 triệu đồng;hỗ trợ mua Bò cái lai sinh sản 193 con với kinh phí hỗ trợ là 1.836 triệu đồng;

Nhìn chung các giống cây trồng, vật nuôi đang sinh trƣởng và phát triển tốt; một số giống đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con, đáng chú ý nhất là giống keo lai dâm hom, giống lúa, ngô hỗ trợ các mùa vụ. Các loại giống nhƣ bò, dê, heo... đã phát triển và sinh sản góp phần nâng cao tổng đàn trên địa bàn huyện.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số hộ chƣa thật sự quan tâm, chăm sóc dẫn đến bò chết do suy dinh dƣỡng, dịch bệnh, đặt biệt là bà con dân tộc thiểu số chƣa có kinh nghiệm, quy trình cách chăm sóc cho gia súc phát triển không đạt đƣợc trọng lƣợng làm ảnh hƣởng đến hiệu quả chƣơng trình.

- Chính sách tăng cường hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm: Đã thực hiện hỗ trợ cho 40 khuyến nông viên cơ sở thôn, làng, kinh phí thực hiện 446,4 triệu đồng.

nguồn vốn của các chƣơng trình, huyện tổ chức mở 24 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với tổng kinh phí là 2.404 triệu đồng, có 680 đối tƣợng tham gia. Các lớp đào tạo đƣợc trang bị kiến thức cho ngƣời học chủ yếu tập trung vào các ngành nghề cần thiết với thực tế tại địa phƣơng và sau khi hoàn thành khóa đào tạo học viên tự tạo việc làm hoặc tìm đƣợc việc làm dễ hơn. Các lớp đƣợc đạo tạo thuộc các ngành nhƣ: May Công nghiệp, điện dân dụng, chăn nuôi Thú y (nuôi và điều trị bệnh cho trâu, bò, lợn) kỷ thuật chế biến món ăn, trồng rau an toàn… Học viên tham gia học nghề đƣợc hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại đầy đủ, đúng theo quy định hiện hành.

Hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông, lâm, ngƣ nghiệp địa phƣơng, kinh phí 200 triệu đồng.

- Chính sách xuất khẩu lao động: Tổ chức tuyên truyền tƣ vấn học nghề cho lao động nông thôn, xuất khẩu lao động đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, với nhiều hình thức nhƣ: Phối hợp với các công ty, doanh nhgiệp tổ chức tƣ vấn xuất khẩu lao động, tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi tập huấn chuyên môn do các cấp tổ chức, và qua các buổi sinh hoạt hội đoàn thể cơ sở, có hơn 350 lƣợt đối tƣợng tham dự, có 13 đối tƣợng là diện hộ nghèo đi xuất khẩu lao động. (tại Nhật Bản, Hàn Quốc). Tổng kinh phí cho vay XKLĐ đến 31/12/2019 từ ngân hàng CSXH là 399 triệu đồng.

Tuy nhiên, kết quả đƣa lao động đi xuất khẩu lao động trong những năm qua chƣa đạt mục tiêu đề ra. Số lao động qua đào tạo nghề để đi xuất khẩu lao động chƣa nhiều. Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền mặc dầu đã có nhiều cố gắng nhƣng vẫn còn chậm, tính liên tục còn hạn chế. Bên cạnh đó, số lƣợng đối tƣợng hộ nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số thuộc Quyết định 71 trên địa bàn huyện ngày càng giảm, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều thôn, làng, khu phố không có đối tƣợng đủ điều kiện về sức khỏe để tham gia xuất khẩu lao động.

mô hình giảm nghèo về nuôi chim Trĩ với số lƣợng nuôi là 400 con, kinh phí hỗ trợ là 30 triệu đồng. Triển khai nhân rộng các mô hình giảm nghèo nhƣ: Mô hình Dự án “Nuôi vịt siêu trứng”, với quy mô là 3.300 con, 37 hộ nuôi với kinh phí 500 triệu đồng; Dự án “Vỗ béo bò thịt trƣớc khi xuất bán” với kinh phí thực hiện là 323,843 triệu đồng/55 hộ tham gia; Dự án “Nuôi gà trên đệm lót sinh học” với kinh phí thực hiện là 216,859 triệu đồng/28 hộ tham gia; Mô hình thâm canh cây Lạc với tổng kinh phí là 178,313 đồng, triệu với quy mô thực hiện là 8,635 ha và có 28 hộ dân tham gia; Mô hình thâm canh cây Mỳ với tổng kinh phí thực hiện là 255,570 triệu đồng, với quy mô thực hiện là 21,9 ha và có 34 hộ dân tham gia; Mô hình nuôi heo đen địa phƣơng với tổng kinh phí thực hiện là 96,117 triệu đồng, với quy mô thực hiện là 36 con và có 18 hộ dân tham gia.

Nhìn chung các hộ nghèo tham gia trực tiếp vào mô hình và đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho ngƣời nghèo, nhƣ: mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhƣ vỗ béo bò, nuôi dê, cải tạo giống heo địa phƣơng, mô hình nuôi heo rừng... các mô hình điển hình nêu trên có tính thuyết phục nông dân tham gia sản xuất và phát triển nhân rộng hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo.

Qua thực hiện mô hình, thu nhập của các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các hộ có hoàn cảnh khó khăn đã tăng thu nhập, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện. Ngoài ra, hoạt động hiệu quả của mô hình góp phần chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng vật nuôi phù hợp với từng mô hình sản xuất trên địa bàn. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ nghèo khác vẫn không có điều kiện để tiếp cận trực tiếp mô hình, vì yêu cầu đối ứng của mô hình hoặc khả năng, trình độ kỷ thuật khó tiếp cận thực hiện mô hình. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết, thị trƣờng không ổn định, khiến cho một số mặt hàng đƣợc sản xuất ra khó tiêu thụ hoặc giá thấp nên ngƣời nghèo chƣa mạnh dạn tham gia mô hình.

2.3.3.2. Thực hiện chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao trình độ dân trí

a) Chính sách giáo dục, đào tạo và nâng cao dân trí cho người dân, cộng đồng: Qua 5 năm đã tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dƣỡng cho nhiều đối tƣợng nhƣ: cán bộ cơ sở, già làng, cán bộ ở thôn, làng, thanh niên dân tộc thiểu số và cộng đồng nhằm tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ cơ sở và quần chúng nhân dân về các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nƣớc, nhƣ chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách xuất khẩu lao động theo Quyết định số 71, cung cấp những thông tin, kiến thức cơ bản về một số chính sách về giảm nghèo bền vững Nghị quyết số 30a, chƣơng trình xây dựng nông thôn mới... Bên cạnh đó, tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật cho ngƣời dân và cộng đồng về chăn nuôi, trồng trọt, thú y và kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật...

b) Chính sách đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn:

- Chính sách hỗ trợ tạo việc làm: Từ năm 2016 đến nay huyện đã triển khai thực hiện các dự án, hoạt động tạo việc làm cho ngƣời lao động trên địa bàn và kết quả có 378 hộ vay giải quyết việc làm từ nguồn quỹ Quốc gia về việc làm, với tổng dƣ nợ là 16.380 triệu đồng (dƣ nợ trong hạn).

- Chính sách đạo tạo nghề lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009; Quyết định số 2072/QĐ-CTUBND ngày 13/9/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Định đến năm 2020”

Trong 5 năm, từ nguồn vốn của các chƣơng trình, huyện tổ chức mở 24 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với tổng kinh phí là 2.304,569 triệu đồng, có 780 đối tƣợng tham gia. Các lớp đào tạo đƣợc trang bị kiến thức cho ngƣời học chủ yếu tập trung vào các ngành nghề cần thiết với thực tế tại địa phƣơng và sau khi hoàn thành khóa đào tạo học viên tự tạo việc làm hoặc tìm đƣợc việc làm dễ hơn. Các lớp đƣợc đạo tạo thuộc các ngành nhƣ: May Công

nghiệp, điện dân dụng, chăn nuôi Thú y (nuôi và điều trị bệnh cho trâu, bò, lợn) kỷ thuật chế biến món ăn, trồng rau an toàn… Học viên tham gia học nghề đƣợc hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại đầy đủ, đúng theo quy định hiện hành.

2.3.3.3. Thực hiện chính sách tăng cường, thu hút cán bộ, trí thức trẻ

- Thực hiện chính sách tăng cường cán bộ, tri thức trẻ cho huyện theo Quyết định số 70/2009/QĐ-TTg ngày 27/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ, huyện đã thực hiện luân chuyển và tăng cƣờng 3 cán bộ, từ huyện về xã đảm nhận các cƣơng vị lãnh đạo chủ chốt để tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đối với các xã đặc biệt khó khăn. Việc tăng cƣờng cán bộ, tri thức trẻ từ huyện xuống các xã đã phần nào giải tỏa đƣợc những công việc ở chính quyền cấp xã đang gặp nhiều khó khăn nhƣ: việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ thông tin vào giải quyết công việc hằng ngày ở xã, hoạt động sản xuất chăn nuôi, trồng trọt bằng khoa học kỷ thuật đã từng bƣớc đƣợc thực hiện, chính quyền cấp xã đã từng bƣớc đảm nhận và làm chủ đƣợc các dự án, chính sách triển khai trên địa bàn, từ đó giúp nâng cao dần hiệu quả của bộ máy lãnh đạo, quản lý tại địa phƣơng.

- Thực hiện Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc các huyện nghèo 30a theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ, huyện đã tiếp nhận và bố trí 5 trí thức trẻ đƣợc tăng cƣờng về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã Canh Hòa, Canh Thuận, Canh Liên, Canh Hiệp và Canh Hiển của huyện Vân Canh. Sau gần 3 năm thực hiện nhiệm vụ trên cƣơng vị Phó Chủ tịch UBND xã, đã có những đóng góp tích cực, mang lại hiệu quả nhất định, giúp cấp ủy, chính quyền cấp xã trong chỉ đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế-xã hội. Đến nay, kết thúc giai đoạn các trí thức trẻ đã đƣợc xét công nhận công chức và bố trí sắp xếp công việc phù hợp với trình độ năng lực tại địa phƣơng đang công tác.

2.3.3.4. Thực hiện chính sách, cơ chế đầu tư kết cấu hạ tầng

Trong giai đoạn 2016-2020 huyện tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện đầu tƣ xây dựng 77 trên địa bàn huyện với tổng kinh phí thực hiện là 159.826 triệu đồng, bao gồm có 28 công trình đƣờng giao thông nông thôn; 16 công trình thủy lợi, kênh mƣơng, kè, nâng cấp, sữa chữa hồ…; 14 công trình cơ sở trƣờng, lớp học; 06 công trình nhà văn hóa thôn, làng; 02 công trình hạ tầng thôn, làng; 03 công trình chợ, 03 công trình nƣớc sinh hoạt; 01 trạm y tế, 01 dự án làng Kon Xôm xã Canh Liên.

Ngoài ra đã thực hiện duy tu, bão dƣỡng 26 công trình hƣ hỏng, xuống cấp: Bao gồm 14 công trình giao thông, 06 công trình nhà Văn hoá; 04 công trình cầu, cống tràn, 02 công trình Trạm y tế, với tổng kinh phí thực hiện là 9.829,9 triệu đồng.

Nhìn chung các địa phƣơng đã thực hiện đầu tƣ xây dựng các hạng mục, dự án đúng quy định hiện hành; công tác lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình triển khai thực hiện; do có sự giám sát thƣờng xuyên, chặt chẽ của các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn nên chất lƣợng công trình đƣợc đảm bảo. Hiệu quả so với mục tiêu của Đề án khá rõ nét, đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện trong những năm qua đã đem lại nhiều kết quả đáng kể nhƣ: đƣờng bê tông thông suốt đến các thôn làng, làm cho việc giao thƣơng hàng hóa thuận lợi hơn; các khu dân cƣ và thôn, làng đã có điện lƣới quốc gia để phục vụ sản xuất, sinh hoạt; tình trạng bệnh nhân khám chữa bệnh vƣợt tuyến giảm đáng kể; các điểm trƣờng học đƣợc xây dựng khang trang, sạch đẹp tại các điểm thôn, làng, khu phố tạo điều kiện thuận lợi cho con em đến trƣờng đúng độ tuổi, giảm thiểu tình trạng bỏ học giữa chừng.

2.3.3.5. Thực hiện các chính sách giảm nghèo khác trên địa bàn huyện

Chƣơng trình 134, Quyết định 755/QĐ-TTg và Quyết định 2085/QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về hỗ trợ đất sản xuất, đất ởvà nƣớc sinh hoạt

cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn: Tổng kinh phí phân bổ và đã thực hiện; 5.147 triệu đồng, trong đó chi thực hiện chuyển đổi nghề mua sắm máy móc, nông cụ cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn cho 465 hộ/2.325 triệu đồng, hỗ trợ nƣớc sinh hoạt phân tán 148hộ/222 triệu đồng, xây dựng 02 công trình nƣớc sinh hoạt tập trung: 2.600 triệu đồng.

- Chương trình 135, tổng kinh phí là 44.326,19 triệu đồng hỗ trợ xây dựng về đầu tƣ cơ sở hạ tầng xã, phát triển sản xuất ở các thôn, làng đặc biệt khó khăn, trong đó:

+ Đầu tƣ cơ sở hạ tầng: Có 34 công trình đƣợc đầu tƣ, gồm 21 công trình giao thông, 05 công trình thủy lợi, 08 công trình nhà văn hóa. Thực hiện duy tu sửa chữa kịp thời 31 công trình, gồm: 25 công trình giao thông nông thôn, 02 công trình nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, 04 công trình kênh mƣơng, hệ thống nƣớc sinh hoạt, cống tràn thoát nƣớc hƣ hỏng, xuống cấp tại các thôn, làng đặc biệt khó khăn, trong đó tổng kinh phí thực hiện là 1.441 triệu đồng. Hầu hết các công trình nêu trên đƣợc giao UBND các xã, thị trấn làm chủ đầu tƣ.

+ Về hỗ trợ sự nghiệp: Vốn hỗ trợ phát triển sản xuất hàng năm (xã, thị trấn làm chủ đầu tƣ) chủ yếu thực hiện mua và cấp hỗ trợ vật tƣ phân bón, cây trồng, vật nuôi, công cụ, máy móc phục vụ sản xuất theo nhu cầu thực tế của nhân dân, bao gồm: Mua bò lai sinh sản, hỗ trợ làm chuồng trại, mua hỗ trợ vật tƣ phân bón các loại, giống lúa, mua hỗ trợ Heo giống và xây dựng mô hình nuôi bò bán thâm canh, hỗ trợ thức ăn hỗn hợp, mua máy phun thuốc sâu…Đồng thời tổ chức thực hiện mở các lớp tập huấn để nâng cao năng lực cộng đồng và cán bộ cơ sở cấp xã, thôn/làng đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí giao 96 triệu đồng, cụ thể đã triển khai mở 6 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở có 291 ngƣời tham dự, trong đó cộng đồng 131 ngƣời và cán bộ cơ sở 160 ngƣời. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho

các cán bộ cơ sở tiếp cận các chính sách để thực hiện; bên cạnh đó các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, tăng thu nhập, từng bƣớc ổn định đời sống và vƣơn lên thoát nghèo bền vững.

- Về thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn ở các xã khu vực II, III với tổng kinh phí thực hiện 4.246,64 triệu đồng.

- Chính sách hỗ trợ về nhà ở: Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 33/QĐ-TTg: Tính đến cuối năm 2020 huyện đã phê duyệt 485 hộ nghèo có nhu cầu hỗ trợ vay vốn cải thiện nhà ở. Ngân hàng CSXH huyện đã phê duyệt cho vay hỗ trợ xây dựng nhà ở hộ nghèo là 254 hộ theo quyết 167 giai đoạn II, với số tổng kinh phí thực hiện giải ngân là 6.350 triệu đồng. Tính cả vốn đối ứng của hộ dân thì bình quân trên 60 triệu đồng/căn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 60 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)