Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 42 - 46)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Vân Canh là huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bình Định cách trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Quy Nhơn 40 km. Huyện có 7 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 06 xã: Canh Vinh, Canh Hiển, Canh Hiệp, Canh Thuận, Canh Hòa và 01 thị trấn Vân Canh; ranh giới hành chính của huyện: phía Đông Bắc giáp huyện Tuy Phƣớc; phía Đông giáp Thành phố Quy Nhơn; phía Đông Nam giáp thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên; phía Tây giáp huyện Kông Choro, tỉnh Gia Lai; phía Nam giáp huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên và phía Bắc giáp huyện Tây Sơn và thị xã An Nhơn.

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 80.425,45ha, diện tích đồi núi chiếm khoảng 85% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất bằng và thung lũng hẹp chỉ chiếm 15%. Đất nông nghiệp và đất ở của huyện chạy dài theo địa hình từ Bắc đến Nam dọc theo Quốc lộ 19C và sông Hà Thanh.

- Các nguồn tài nguyên

+ Tài nguyên đất đai

Trên cơ sở kế thừa tài liệu bản đồ đất tỉnh Bình Định tỷ lệ 1/100.000. Theo kết quả điều tra của Hội khoa học đất Việt Nam, với phƣơng pháp đánh giá đất của FAO - UNESCO, trên địa bàn huyện Vân Canh có các nhóm đất sau:

tự nhiên). Phân bố tại các xã: Canh Vinh, Canh Hiển, Canh Hiệp, thị trấn Vân Canh... ít có ý nghĩa cho sản xuất nông nghiệp, nhƣng rất có ý nghĩa trong việc cung cấp nguyên vật liệu xây dựng cho ngành công nghiệp, giao thông và dân dụng.

- Đất Phù sa (P): Fluvisols (FL): Diện tích: 2.367ha (chiếm 2,96% diện tích tự nhiên). Phân bố tập trung tại các xã: Canh Vinh, Canh Hiển, Canh Hiệp. Đây là quỹ đất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. Đến nay quỹ đất này hầu nhƣ đã đƣợc sử dụng triệt để trong phát triển các cây lƣơng thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.

- Đất Xám (X): Acrisols (AC): Diện tích: 76.270ha (chiếm 95,58% diện tích tự nhiên). Nhóm đất này ở Vân Canh có 02 đơn vị đất: Đất Xám điển hình và Đất Xám Feralit, phân bố hầu hết ở các xã, thị trấn trong huyện.

Diện tích còn lại là đất khoảng 1,11% gồm diện tích đất ở, đất chuyên dùng và sông suối.

Trong quá trình khai thác và sử dụng các loại đất trên cần đặt biện pháp cải tạo và bảo vệ đất nhƣ: trồng rừng phòng hộ để chống xói mòn, rửa trôi đất, cải tạo xây dựng đồng ruộng, bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn. Xây dựng một cơ cấu cây trồng và chế độ canh tác hợp lý theo không gian nhiều tầng phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái.

Về tình hình sử dụng đất: Nhìn chung tiềm năng đất của huyện có chủng loại phong phú nhƣng độ phì nhiêu kém. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 80.425,45ha. Đất chƣa sử dụng còn khoảng 53,24 ha, (chiếm 0,07% diện tích tự nhiên) nhƣng đất có khả năng đƣa vào phát triển sản xuất nông nghiệp không nhiều, bên cạnh đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Việc bố trí lại cơ cấu cây trồng nhằm sử dụng hợp lý đất đai, né tránh thiên tai là vấn đề cần đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên 0l ha đất nông nghiệp.

trên địa bàn là 77.783,25 ha, chiếm 96,71% diện tích toàn huyện. Trong đó sử dụng trồng cây hàng năm là 2.815,74 ha, chiếm hơn 3,62% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp còn lại vừa ítvà nằm rải rác xa các khu dân cƣ, khả năng khai thác thấp vì khô hạn, tầng đất mỏng, độ màu mỡ thấp, hệ số sử dụng đất không cao.

Tổng diện tích đất lâm nghiệp:69.717,04 ha(2), chiếm 86,6% diện tích tự nhiên toàn huyện.

Đất chuyên dùng:1.702,31ha chiếm khoảng 2,15% diện tích tự nhiên. Trong đất chuyên dùng chủ yếu sử dụng cho nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng, đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng, đất khai thác vật liệu xây dựng và khoáng sản, các loại đất chuyên dùng khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong 05 - 10 năm tới yếu tố gây sức ép về nhu cầu sử dụng đất chuyên dùng ngày càng lớn để giải quyết nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong tƣơng lai.

Đất ở: 236,11ha chiếm tỷ lệ khoảng 0,29% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất ở đô thị có 50,77 ha chiếm 0,06%; đất ở nông thôn 185,34 ha, chiếm 0,23% diện tích tự nhiên. Phần lớn dân cƣ phân bổ ven các tuyến đƣờng trục quốc lộ 19C, số ít phân tán trong các khu vực sản xuất tại các khu vực mới đƣợc khai thác.

+ Tài nguyên nước

Hàng năm trên địa bàn huyện tiếp nhận lƣợng nƣớc mƣa trung bình năm 1.900 - 2.100 mm. Có tới 80% tổng lƣợng mƣa và 2/3 số ngày mƣa trong năm diễn ra trong 4 tháng mùa mƣa.

- Nước ngầm: Theo số liệu của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định thì nguồn nƣớc ngầm của huyện ít phong phú, mặc dù có thể khai thác để đáp ứng cho nhu cầu, nhƣng nhƣợc điểm là khai thác sâu và có hiện tƣợng cạn kiệt vào mùa khô. Vân Canh là huyện miền núi nên phát triển kinh tế

nông nghiệp - lâm nghiệp là chính, cộng với diện tích rừng lớn nên nguồn nƣớc ngầm cơ bản ít bị ô nhiễm.

- Nước phục vụ dân sinh: Trong cấp nƣớc đô thị, toàn bộ thị trấn Vân Canh có nhà máy xử lý nƣớc đƣợc cung cấp từ hệ thống nƣớc sạch nguồn suối Phƣớng.

Về cấp nƣớc nông thôn, ngƣời dân nông thôn Vân Canh (trừ xã Canh Hiệp và xã Canh Hiển sử dụng nƣớc từ nhà máy xử lý nƣớc Vân Canh) hiện đang sử dụng nƣớc bình quân 50 lít đến 100 lít nƣớc mỗi ngƣời/ngày với nguồn cấp chủ yếu là nƣớc mặt và nƣớc ngầm. Ngoài mục đích sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt, nƣớc còn đƣợc khai thác, sử dụng vào các mục đích khác nhƣ: chăn nuôi, trồng trọt hoặc dịch vụ. Cấp nƣớc tập trung gồm 7 hệ thống, trong đó lớn nhất là hệ thống suối Phƣớng, cấp nƣớc cho gần 1.700 hộ dân cƣ dọc tuyến Quốc lộ19C ở Canh Hiển, Canh Hiệp và thị trấn Vân Canh. Hệ thống suối Dú và suối Diếp cấp nƣớc cho dân cƣ xã Canh Hoà, hệ thống suối Lớn và suối La Da cho xã Canh Thuận và 4 công trình cấp nƣớc cho xã Canh Liên. Giếng đào và giếng khoan là nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu trên địa bàn huyện với tổng số 4.438 cái. Các giếng sâu trung bình 5 - 10m. Hầu hết các giếng đều nhiễm Ecoli cao và không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, trong đó chỉ có khoảng 25% số giếng đƣợc xây dựng đúng quy cách, hợp tiêu chuẩn vệ sinh. Theo một số kết quả kiểm nghiệm thì chất lƣợng nƣớc tại các giếng theo tiêu chuẩn vệ sinh của Bộ Y tế mới đạt 55%.

Với điều kiện nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm của huyện Vân Canh, việc quy hoạch sử dụng nguồn nƣớc phục vụ cho sản xuất, đời sống nhân dân hiện nay là nhiệm vụ cần phải đặt ra cấp thiết.

+ Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của Vân Canh ít đa dạng về chủng loại, nhƣng có một số khoáng sản đã đƣợc xác định có giá trị trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Đá xây dựng trên địa bàn huyện phần lớn là chủng loại granit,

garanosienit có nguồn gốc chủ yếu là macma xâm nhập và phun trào. Số ít còn lại là chủng loại đá gabroit, diorit và bazan. Đá có chất lƣợng tốt, cƣờng độ cao, sử dụng tốt cho các công trình công nghiệp, dân dụng và kết cấu hạ tầng đƣờng giao thông, thuỷ lợi phân bổ ở xã Canh Vinh, Canh Hiệp và Canh Thuận.Cát xây dựng phân bổ chủ yếu trong các bãi bồivà lòng sông cạn dọc theo sông Hà Thanh với khối lƣợng lớn đáp ứng nhu cầu xây dựng trong huyện và trong tỉnh.

+ Tài nguyên rừng

Theo số liệu báo cáo tổng kết của Chi cục Kiểm lâm huyện năm 2020 tổng diện tích đất có rừng của huyện là 69.593,86 ha chiếm khoảng 86,53% diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó:Rừng phòng hộ là 27.721,26 ha; rừng sản xuất là 41.872,6 ha.Rừng trồng là 15.665,95 ha; trong đó, rừng có trữ lƣợng là 5.124,55 ha, rừng chƣa có trữ lƣợng là 10.541,4 ha.Đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp là 23.705,7 ha; trong đó, quy hoạch diện tích trồng rừng phòng hộ là 8.806 ha, diện tích trồng rừng sản xuất là 14.899,7 ha.

Vân Canh là huyện có diện tích đất tự nhiên lớn nhất trong tỉnh Bình Định, nhƣng Vân Canh vẫn còn khoảng 20% diện tích đất trống, đồi núi trọc chƣa đƣợc sử dụng, rất thích hợp cho việc triển khai các chƣơng trình, dự án phát triển lâm nghiệp nhƣ chƣơng trình trồng rừng nguyên liệu giấy, cây lấy gỗ, cây lâu năm, kết hợp phát triển kinh tế trang trại theo mô hình VACR. Đây là chƣơng trình lý tƣởng vừa giúp nông dân làm giàu, vừa bảo vệ rừng đầu nguồn và môi trƣờng sinh thái. Công tác trồng, bảo vệ, khai thác rừng đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần giảm nghèo cho một bộ phận dân cƣ trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)