QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 78)

8. Kết cấu của luận văn

3.1. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG

3.1.1. Quan điểm về giảm nghèo bền vững

3.1.1.1. Quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng về giảm nghèo bền vững

Giảm nghèo nói chung, giảm nghèo bền vững nói riêng là chủ trƣơng lớn của Đảng, Nhà nƣớc vàlà nhiệm vụ chính trị trọng tâm, dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam và các cấp ủy Đảng ở từng địa phƣơng.

Về công tác giảm nghèo, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta khẳng định: “Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa nguồn lực và phƣơng thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có các chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị” [5, tr. 124].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, đã tiếp tục nhấn mạnh: “Đổi mới chính sách giảm nghèo theo tập trung, hiệu quả và tiếp cận phƣơng pháp đo lƣờng nghèo đa chiều nhằm bảo đảm an sinh xã hội cơ bản và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản”.

giảm nghèo và phát triển bền vững chính là nhân tố bảo đảm cho công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.

3.1.1.2. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo bền vững

Quan điểm, đƣờng lối của Đảng là cơ sở để Quốc hội, Chính phủ xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về giảm nghèo và phát triển bền vững. Quan điểm của Đảng về phát triển bền vững là cơ sở lý luận để Quốc hội ban hành “Nghị quyết về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020” (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội) [01]; “Nghị quyết phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020” (ban hành kèm theo Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội) [02].

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác giảm nghèo là một trong những nội dung đƣợcNhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP Về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo [03]; Tiếp đó Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ năm 2011 đến năm 2020 (Nghị quyết số 80/NQ- CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ) [04]. Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành: Quyết định 1722/QĐ-TTgngày 02/9/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020 [05]; Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015Về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020[06]; Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg Về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh lụt, bão khu vực miền Trung [07];Quyết định 2621/QĐ-TTg Về việc sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ [08]... Việc thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững là một trong những quan điểm có tính chất chỉ đạo nhằmgiúp cho công tác giảm

nghèo bền vững trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định diễn ra phù hợp với các nguyên tắc, quy định của pháp luật.

3.1.1.3. Công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Vân Canh phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền địa phương

Các cấp ủy Đảng trong tỉnh Bình Định nói chung, ở huyện Vân Canh nói riêng đã luôn quan tâm lãnh đạo công tác giảm nghèobền vững trên địa bàn, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị thƣờng xuyên của các cấp ủy Đảng, tổ chức cơ sở đảng ở địa phƣơng. Trên cơ sở sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Bình Định, Huyện ủy Vân Canh đã luôn coi trọng lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện. TrongBáo cáo tình hình năm 2019 và nhiệm vụ năm 2020 (tháng 12/2019) [09] và Báo cáo tình hình 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 (tháng 6/2020) [10], Huyện ủy Vân Canh đều dành sự quan tâm đánh giá tình hình triển khai các chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo và đƣa ra các biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm lãnh đạo công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.

Trên cơ sở sự lãnh đạo của Huyện ủy Vân Canh, Ủy ban nhân dân huyện Vân Canh đã luôn kịp thời chỉ đạo, điều hành công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện; hàng năm đều xây dựng các báo cáo chi tiết đánh giá tình hình thực hiện các chƣơng trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện, đƣa ra các biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình đó, nhƣ: Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (tháng 12/2018) [11]; Báo cáo số 204/BC-UBND ngày 25/12/ 2020 của Uỷ ban nhân dân huyện Vân Canh

về tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Vân Canh giai đoạn 2016-2020 [12]...

Công cuộc giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Vân Canh phải luôn đặt dƣới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, tổ chức cơ sở đảng trong

huyện chính là nhằm đảm bảo cho công tác này đi đúng định hƣớng, phù hợp với đƣờng lối của Đảng về giảm nghèo bền vững cũng nhƣ phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của địa phƣơng.

3.1.1.4. Huy động sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Vân Canh tham gia công cuộc giảm nghèo bền vững

Giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị trọng tâm không chỉ đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng ở từng địa phƣơng, dƣới sự chỉ đạo sâu sát, điều hành cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, mà còn cần có sự phối hợp tích cực của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các hội đoàn thể và nhân dân; đồng thời, phải phát huy vai trò làm chủ của ngƣời dân từ khâu xây dựng kế hoạch, đến tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả.

Giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của Nhà nƣớc, toàn xã hộimà trƣớc hết còn là bổn phận chính ngƣời nghèo, phụ thuộc vào sự tự giác của bản thân ngƣời nghèo, cộng đồng nghèo. Nhà nƣớc trợ giúp ngƣời nghèo biết cách tự thoát nghèo và tránh tái nghèo thông qua các các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo, hộ nghèo.

Huy động nguồn lực tổng hợp của Nhà nƣớc, xã hội và của ngƣời dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phƣơng để phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững. Ƣu tiên các nguồn lực cho các địa bàn khó khăn, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng dân tộc thiểu số.

Như vậy, công tác giảm nghèo bền vững phải đƣợc coi là trách nhiệm

chung của tất cả các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể, đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã cũng nhƣ toàn thể các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Vân Canh. Công tác này đòi hỏi sự nỗ lực, chủ động, tích cực của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, các cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện các chƣơng trình, đề án... Cùng với vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng thông qua các quan điểm, đƣờng lối về giảm nghèo, vai trò tổ chức, điều

hành và thực hiện của các cấp chính quyền dựa trên các văn bản pháp quy về công tác giảm nghèo bền vững, vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng; vai trò quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện thuộc về các tầng lớp nhân dân, nhất là những hộ gia đình nghèo.

3.1.2. Phƣơng hƣớng đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Vân Canh bàn huyện Vân Canh

3.1.2.1. Đẩy mạnh phát triển nông, lâm, ngư nghiệp

- Tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ thích hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa bàn và biến đổi khí hậu. Phát triển ngành Nông, Lâm, Thủy sản theo hƣớng bền vững, có sức cạnh tranh cao và hiệu quả, gắn sản phẩm nông nghiệp với công nghiệp chế biến và đẩy mạnh thƣơng mại hóa gắn kết thị trƣờng tiêu thụ. Ngành Nông, Lâm, Thủy sản đóng vai trò quan trọng góp phần ổn định xã hội, giải quyết việc làm, gắn liền với “nông dân - nông nghiệp - nông thôn”; phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Nâng tỷ lệ chăn nuôi có chuồng trại đạt 100% vào năm 2025. Chú trọng đạo tạo cán bộ kỹ thuật chuyên trách nông nghiệp tại cơ sở để phục vụ tốt công tác khuyến nông, lâm trên địa bàn.

- Thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện có. Tuyên truyền phổ biến rộng rãi các quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ rừng đến cộng đồng dân cƣ bằng nhiều hình thức.

3.1.2.2. Phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

- Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hƣớng sử dụng hợp lý tài nguyên sẵn có, khai thác triệt để thế mạnh của địa phƣơng để đầu tƣ đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thành hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Thị trấn Vân Canh mở rộng, Canh Vinh đáp ứng kịp thời mặt bằng cho các dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh, đồng thời khôi phục một số làng nghề, mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế,

cơ cấu lao động, giải quyết lao động tại chỗ, nâng cao thu nhập vùng nông thôn góp phần giảm nghèo bền vững.

- Phát triển một số ngành công nghiệp ở nông thôn nhằm giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, nâng cao thu nhập vùng nông thôn, đồng thời khôi phục một số làng nghề, mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.

- Tăng cƣờng công tác xúc tiến thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng truyền thống thông qua các hội chợ, triển lãm và các hội thi sản phẩm công nghiệp nông thôn; xây dựng thƣơng hiệu, một số nhãn hiệu độc quyền ở địa phƣơng và hàng tiêu dùng có tiềm năng và lợi thế. Triển khai thực hiện tốt chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm đã đăng ký để trở thành sản phẩm hàng hóa có nhãn hiệu của địa phƣơng. Lồng ghép chƣơng trình phát triển CN-TTCN với chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, công tác khuyến công, chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ để tác động cùng nhau phát triển đạt hiệu quả.

- Định hƣớng phát triển các làng nghề chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí phục vụ nông nghiệp, xây dựng thủy điện, ngoài ra cần tập trung phát triển các vùng nguyên liệu nông, lâm sản, trồng rừng, trồng cây công nghiệp nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy công nghiệp chế biến. Tiếp tục đầu tƣ mở rộng và đầu tƣ mới một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, khuyến khích phát triển sản xuất gạch tuy nen, đẩy mạnh phát triển vật liệu xây dựng không nung. Bên cạnh đó tiếp tục điều tra và đánh giá trữ lƣợng các loại khoáng sản nhƣ cát, đá granit, gabro, bazan... làm cơ sở thu hút đầu tƣ phát triển.

- Tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 26,4%/năm, mức tăng trƣởng giai đoạn 2016-2020 là 33,4%/năm, mức tăng trƣởng giai đoạn 2021-2025 là 35,15%/năm

- Tiếp tục đầu tƣ mạng lƣới phân phối điện cho số làng còn lại, gồm làng Canh Tiến của xã Canh Liên, 01 làng Canh Giao của xã Canh Hiệp. Đến năm 2025 cung cấp điện sinh hoạt đủ cho 100% hộ dân.

- Giai đoạn 2020-2025 quy hoạch thêm 01-02 Cụm công nghiệp phía Tây huyện Vân Canh, tại các xã Canh Hiệp, Canh Hiển diện tích khoảng 60ha để thay thế Cụm công nghiệp Canh Vinh.

3.1.2.3. Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch

- Phát triển thƣơng mại, dịch vụ và du lịch dựa trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng của địa phƣơng. Trong đó du lịch sinh thái môi trƣờng, gắn với di tích lịch sử và bản sắc văn hoá dân tộc là tiềm năng phát triển lâu dài cho nền kinh tế huyện nhà. Vì vậy, trong những năm đến cần phải quán triệt cho toàn dân kiên quyết giữ vững, bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên. Chọn và quy hoạch từ 02 đến 03 điểm du lịch nhƣ suối Cầu, suối Một, Quy hoạch làng ngƣời Chăm H’roi - làng Hòn Mẻ , làng nghề dệt thổ cẩm ở làng Hà Văn trên xã Canh Thuậntrở thành mô hình tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch cộng đồng, gắn với các hoạt động tham quan nhà sàn, nhà rông, cở sở dệt thổ cẩm, cảnh quan thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống của đồng bào Chăm, Bana.Tiếp tục kêu gọi hợp tác đầu tƣ xây dựng những công trình hạ tầng thiết yếu nhƣ nhà hàng, khách sạn, các điểm vui chơi nghỉ mát... đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ nhằm thu hút khách vãng lai. Đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia mở rộng kinh doanh một cách lành mạnh theo đúng pháp luật, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trƣờng, đồng thời làm tốt chức năng hỗ trợ sản xuất thông qua việc tiêu thụ sản phẩm và cung cấp vật tƣ nông nghiệp.

- Xây dựng 01 Trung tâm thƣơng mại, siêu thị tại thị trấn, xây dựng mới chợ Vân Canh theo hƣớng văn minh hiện đại. Khẩn trƣơng xây dựng các chợ khu vực ở vùng cao (xã Canh Liên), vùng trung (xã Canh Hiệp, Canh Thuận, Canh Hòa) và vùng thấp chợ Canh Hiển và xây dựng 01 Trung tâm thƣơng mại, siêu thị tại xã Canh Vinh để sớm tổ chức các buổi chợ phiên. Phát triển mạng lƣới cửa hàng bán lẻ, mua gom nông sản tại các xã, thôn, làng để giúp nhân dân vừa tiêu thụ đƣợc sản phẩm vừa mua hàng hoá tiêu dùng

đƣợc thuận lợi nhất. Tiếp tục thực hiện hỗ trợ các mặt hàng chính sách theo quy định của Chính phủ.

- Duy trì và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ bƣu chính cơ bản, công ích, mở dịch vụ chuyển tiền, thanh toán, chuyển phát nhanh, bƣu kiện toàn mạng bƣu cục và cung cấp dịch vụ chuyển tiền, bƣu kiện đến từng điểm bƣu điện văn hóa xã.

- Đối với dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng nâng cao chất lƣợng phục vụ, phát triển hệ thống chi nhánh đến tận cơ sở đảm bảo phục vụ tốt nhất các yêu cầu của nhân dân, nhất là ở các xã, làng vùng cao.

3.1.2.4. Phát triển các lĩnh vực xã hội

- Về dân số: Tăng cƣờng tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình. Duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm 1,15%. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con).Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều đƣợc tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại. Thực hiện việc điều hoà dân cƣ, dự kiến tổng dân số toàn huyện năm 2025khoảng 35,5 nghìn ngƣời, đến năm 2035 là 45,5 nghìn ngƣời (tính cả tăng dân số cơ học). Mật độ dân số đến năm 2025 đạt 41,2 ngƣời/km2, đến năm 2035 đạt 56,2 ngƣời/km2. Phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 250-300 ngƣời lao động. Đến năm 2025, tỷ lệ nam, nữ thanh niên đƣợc tƣ vấn, khám sức khỏe trƣớc khi kết hôn đạt trên 90%, giảm 50% số cặp tảo hôn, giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống, 70% phụ nữ mang thai đƣợc tầm kiểm soát ít nhất 4 loại bệnh bẩm sinh phổ biến nhất, 90% trẻ sơ sinh đƣợc tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất. Giảm tỷ lệ hộ nghèo chung trên địa bàn huyện từ 3-4%/năm.

Hàng năm tích cực bồi dƣỡng cải thiện thể chất, nhất là trong độ tuổi lao động. Đồng thời tăng cƣờng vai trò, vị trí của gia đình, thực hiện bình đẳng giới trong cộng đồng dân cƣ. Chăm lo đầy đủ đời sống vật chất và tinh thần cho trẻ em tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, nhằm

phục vụ mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài”. - Về giáo dục: Phát triển sự nghiệp giáo dục trong những năm tới phải hƣớng đến mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc; tiếp tục thực hiện đổi mới chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp giáo dục; nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện và hiệu quả đào tạo ở các cấp học, ngành học. Đi đôi với giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)