Nguyênnhân của những hạn chế trong việc thựchiện các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 74 - 78)

8. Kết cấu của luận văn

2.3.5. Nguyênnhân của những hạn chế trong việc thựchiện các

Có thể thấy hạn chế của việc thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vữngcho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau đây:

Thứ nhất, thiếu nguồn lực và kỹ thuật để tạo xuất phát điểm thuận lợi

cho việc thực hiện các chính sách: Hộ nghèo ở huyện Vân Canh đang thiếu thốn đáng kể về hầu hết các nguồn lực quan trọng cho sản xuất, nhƣ đất đai, vốn, lao động có kỹ thuật.v.v. Trên thực tếcác hộ nghèo đã đƣợc bố trí đất sản xuất nhƣng do thiếu các nguồn lực về tài chính và kỹ thuật nên đất sản xuất không đƣợc khai thác, sử dụng có hiệu quả. Các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm cũng có nhiều hạn chế; cây trồng, vật nuôi chƣa đƣợc đa dạng hóa... nên giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích còn rất thấp. Bên cạnh

đó, hệ thống thông tin về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, về công nghệ còn rất sơ khai; việc hỗ trợ về kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi hầu nhƣ chƣa phát triển. Vì vậy, có thể nói những hộ nghèo chƣa có đủ điều kiện và khả năng để tự vƣợt nghèo bằng nội lực của chính mình.

Thứ hai, Trình độ học vấn và điều kiện kinh tế của người nghèo gây

trở ngại trong việc tiếp cận các chính sách: Việc làm không ổn định, thu nhập thấp, hộ nghèo thƣờng đông con, đa phần có từ 6 đến 7 con; lao động chính trong nhà có học vấn rất thấp, rất khó có cơ hội tìm đƣợc việc làm có thu nhập khá và ổn định. Những hạn chế về kinh tế chính là rào cản đối với ngƣời nghèo trong việc tiếp cận các điều kiện phúc lợi xã hội trong các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt văn hóa...

Thứ ba, chưa thật sự coi trọng sự đóng góp ý kiến của người nghèo trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo: Việc xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chính sách có sự tham gia của chính các đối tƣợng chính sách sẽ làm cho các kế hoạch này phù hợp hơn với điều kiện hoàn cảnh kinh tế, xã hội của địa phƣơng cũng nhƣ những điều kiện hiện có của chính ngƣời nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn phần lớn ngƣời nghèo không hề đƣợc biết và không đƣợc lấy ý kiến. Điều này gây ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện chính sách và cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả mà chính sách giảm nghèo mang lại cho ngƣời nghèo ở huyện Vân Canh vẫn còn những hạn chế.

Thứ tư, điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Đất đaivà tài nguyên thiên

nhiên ở huyện Vân Canh có thể thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, đặc biệt là các loại cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, khí hậu, nƣớc tƣới, giá cả vật tƣ, phân bón... việc rớt giá một số sản phẩm nông, lâm sản trong nhiều năm qua cùng với nắng hạn, mƣa lũ thất thƣờng đã làm cho đồng bào các dân tộc ở Vân Canh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là hộ nghèo lại càng nghèo hơn.

Thứ năm, kết cấu hạ tầng chưa phát triểnvà tính biệt lập về địa bàn cư trú gây khó khăn trong việc tuyên truyền và triển khai các chính sách. Thời gian qua thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia, đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30acủa Chính phủ đƣợc tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Tổng nguồn vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội trên địa bàn huyện giai đoạn 2015 - 2020là 163,995 tỉ đồng (bình quân 32,799 tỉ đồng/năm). Tuy nhiên, do phần lớn địa bàn mà hộ nghèo sinh sống là những nơi dân cƣ sống rải rác, địa hình chia cắt phức tạp nên suất đầu tƣ cho xây dựng kết cấu hạ tầng cao, trong khi nguồn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cũng nhƣ hiệu quả thu đƣợc đều hạn chế nên đồng bào chƣa đƣợc hƣởng lợi nhiều từ các nguồn đầu tƣ của Nhà nƣớc.

Thứ sáu, Sự phối hợp, hợp tác của người nghèo với công tác thực hiện

chính sách giảm nghèo còn hạn chế. Về mặt nhận thức, đồng bào nghèo ý thức chƣa đầy đủ, chƣa tự giải thoát mình khỏi cảnh nghèo khó, chƣa lo tích góp vốn để đầu tƣ phát triển sản xuất, chăn nuôi. Một số nơi, đồng bào còn cho rằng, đầu tƣ xóa đói, giảm nghèo là việc của Nhà nƣớc, của chính quyền các cấp nên họ chƣa có ý thức tham gia, khai thác và bảo vệ các công trình hạ tầng do Nhà nƣớc đầu tƣ. Bên cạnh đó, năng lực điều hành của chính quyền địa phƣơng trong công tác giảm nghèo chƣa đƣợc thể hiện rõ; một số nơi chƣa bố trí đƣợc cán bộ chuyên trách có đủ năng lực và trình độ, nhất là thiếu đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc; hoặc thiếu sự phối, kết hợp nhịp nhàng giữa các bên tham gia quản lý.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chƣơng 2, đề tài đã khái quát đƣợc những đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Vân Canh tỉnh Bình Định, qua đó đánh giá những tác động thuận lợi, khó khăn từ những điều kiện đó đối với quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số của huyện.

thứ cấp từ những báo cáo của Sở LĐTB&XH tỉnh Bình Định, Phòng LĐTB&XH của huyện và một số ban, ngành liên quan đề tài đã mô tả thực trạng nghèo của huyện và quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách GNBV giai đoạn 2016-2020: Xây dựng kế hoạch còn rập khuôn, máy móc, định hƣớng từ trên xuống chƣa gắn kết với đặc điểm của từng địa bàn. Kế hoạch giảm nghèo cho từng địa bàn cònchung chung, không sát điều kiện thực tế, thiếu giải pháp hiệu quả và khả thi. Công tác tuyên truyền chính sách trên địa bàn huyện là chƣa thật sự hiệu quả. Nguồn vốn dành cho chƣơng trình giảm nghèo còn hạn chế. Công tác phối hợp giữa các cấp chƣa đồng bộ, còn những bất cập. Công tác kiểm tra giám sát ít có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội cũng nhƣ ngƣời dân vào việc thực hiện chính sách GNBV. Qua đó đề tài chỉ ra những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách GNBV trong thời gian qua làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp thực hiện chính sách GNBV ở chƣơng 3

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈOBỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

VÂN CANH, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC GIẢM NGHÈOBỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÂN CANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)