Nhóm giải pháp trong hoạch định chínhsách giảmnghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 88 - 97)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Nhóm giải pháp trong hoạch định chínhsách giảmnghèo

Thứ nhất, chú trọng hoạch định nguồn vốn giảm nghèo

Đa số ngƣời nghèo của huyện là do thiếu sinh kế. Đất đai không còn đủ để canh tác. Vốn không có để đầu tƣ sản xuất kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp hay buôn bán, dịch vụ. Họ rất khó khăn trong việc khởi nghiệp. Chìa khóa quan trọng nhất để mở cánh cửa tạo lập sinh kế cho dân nghèo đặc biệt là ngƣời nghèo ở khu vực miền núi chính là cần sự hỗ trợ về nguồn vốn. Khi đƣợc hỗ trợ về vốn thì một bộ phận ngƣời dân mới có điều kiện thuê đất, đầu tƣ giống cây, con và phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại để sản xuất, kinh doanh những sản phẩm mà thị trƣờng đang cần; đối với ngƣời có kiến thức và kinh nghiệm buôn bán hay dịch vụ thì mới có điều kiện đầu tƣ và lựa chọn hƣớng đi phù hợp cho mình.

Xuất phát từ thực tế nói trên, chúng tôi cho rằng, chính quyền huyện Vân Canh cần tiếp tục chú trọng hoạch định nguồn vốn để hỗ trợ ngƣời nghèo đƣợc vay với lãi suất ƣu đãi và thuận lợi để tạo lập sinh kế. Những năm qua,

để tạo điều kiện cho hộ nghèo có nguồn lực sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình tăng thu nhập, bên cạnh nguồn vốn Trung ƣơng phân bổ, huyện cũng đã ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để kịp thời thực hiện các chính sách hỗ trợ tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo vay vốn.

Theo tính toán, nhu cầu vốn cho đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng để thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH và giảm nghèo bền vững của huyện Vân Canh trong năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 là rất lớn, thể hiện trong bảng thống kê sau đây (Đơn vị tính là tỷ đồng):

Thứ tự Loại công trình Số lƣợng công trình Tổng kinh phí Năm 2021 Giai đoạn 2021-2025 1 Lĩnh vực Giao thông 11 786 157,2 628,8 2 Lĩnh vực thủy lợi 09 530 106 424 3 Lĩnh vực hạ tầng 08 212 42,4 169,6 4 Lĩnh vực dân dụng 05 98 19,6 78,4 5 Lĩnh vực giáo dục 01 30 6 24 6 Lĩnh vực đô thị và môi trƣờng 03 150 30 120 7 Lĩnh vực Y tế 02 6 1,2 4,8 Tổng vốn Đầu tƣ 1.812 362,4 1.449,6

Biện pháp cụ thể để huy động nguồn vốn phục vụ xây dựng các công trình kể trên bao gồm:

- Huy động nguồn vốn hỗ trợ theo mục tiêu từ ngân sách Trung ƣơng theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ Đề án tổng thể phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết 39/CP, Nghị quyết 30a/CP, Quyết

định 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, vốn giáp ranh Tây Nguyên, vốn xây dựng nông thôn mới.

- Nguồn vốn của các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, dự án 5 triệu ha rừng và các chƣơng trình khác.

- Nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội.

Cùng với việc huy động nguồn vốn nói trên, việc quản lý và sử dụng nguồn vốn cũng phải hết sức chặt chẽ, tuân thủ đúng các nguyên tắc, quy định của pháp luật và các chế độ, chính sách hiện hành.

Các cơ quan hữu quan phải tăng cƣờng chế độ kiểm tra, báo cáo định kỳ, thƣờng xuyên thực hiện đầy đủ, nghiêm túc công tác quản lý nhà nƣớc và bảo đảm sự giám sát của nhân dân thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể thành viên để xử lý kịp thời những tồn tại vƣớng mắc, đảm bảo tiến độ và tránh mọi trƣờng hợp lãng phí, thất thoát nguồn vốn đầu tƣ cho công tác giảm nghèo bền vững.

Thứ hai, xây dựng các nội dung cụ thể, hiệu quả chocông tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tìm kiếm mô hình phát triển kinh tế phù hợp.

Tập trung các giải pháp giảm nghèo đa chiều hƣớng tới chất lƣợng và bền vững; đổi mới cơ chế, chính sách dạy nghề, việc làm, đặc biệt cơ chế chính sách về hỗ trợ đào tạo nghề phi chính quy, dạy nghề gắn với tạo việc làm cho ngƣời nghèo. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế hỗ trợ đối với doanh nghiệp đào tạo nghề và tạo việc làm cho ngƣời nghèo.

Từ thực tiễn cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Vân Canh, tuy nhiên, nghèo vì không có việc làm do chƣa đƣợc đào tạo nghề, hay chƣa biết cách đầu tƣ sản xuất, kinh doanh hiệu quả là những nguyên nhân chính yếu nhất. Trình độ tri thức, hiểu biết và trình độ tay nghề của lực lƣợng lao động trên địa bàn huyện mang đặc điểm chung của lao động nông nghiệp: lao động giản đơn, dùng sức mạnh

cơ bắp là chính và dựa phần nhiều vào kinh nghiệm canh tác. Nếu lao động nông nghiệp chiếm số đông nhƣng trình độ tay nghề thấp và tạo ra năng suất lao động thấp thì lao động phi nông nghiệp cũng ở mức độ tƣơng tự và vận động lệ thuộc vào lao động nông nghiệp. Còn nếu lao động nông nghiệp có trình độ tay nghề cao, năng suất lao động cao thì lao động phi nông nghiệp cũng đƣợc nâng cao tƣơng ứng, tính độc lập và bình đẳng của nó đối với lao động nông nghiệp cũng ngày càng cao. Trong giai đoạn hiện nay, cả lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp ở các xã nông thôn trong huyện Vân Canh đều cần có tay nghề cao thì mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa nông nghiệp và hiện đại hóa nông thôn.

Để thực hiện giải pháp trên, huyện Vân Canh đã có kế hoạch xây dựng mới Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên nhằm tổ chức dạy nghề tại chỗ cho lao động nông thôn về sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp, dạy nghề tập trung để đƣa lao động nông thôn đi làm việc tại các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động. Tổ chức và phối hợp với một số trƣờng, trung tâm đào tạo, dạy nghề của tỉnh để liên kết đào tạo lao động địa phƣơng tham gia đi xuất khẩu lao động. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực nông thôn giai đoạn 2015 - 2020 theo văn bản hƣớng dẫn xây dựng đề án số 609/LĐTBXH-TCDN ngày 03/3/2009 của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội. Cách tổ chức phù hợp với thực tế của ngƣời dân địa phƣơng là đào tạo, hƣớng dẫn, tập làm, làm cho ngƣời lao động tại chỗ có nhận thức, tri thức khoa học, có kinh nghiệm để lao động làm ăn có khoa học, tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Đào tạo tại chỗ một số nghề nhƣ nghề nông để ngƣời dân biết trồng trọt, biết chăn nuôi biết áp dụng khoa học kỹ thuật để thâm canh tăng năng suất, tăng thu nhập

Ngoài ra, huyện cần hƣớng dẫn cách làm ăn và nhân rộng các mô hình làm kinh tế hiệu quả. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, lý do nghèo đói do bế tắc không biết cách làm ăn trở nên phổ biến. Vì vậy, việc đầu tƣ xây

dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả để hộ nghèo, ngƣời nghèo có điều kiện tiếp cận với các kiến thức, kinh nghiệm làm ăn và tham gia phát triển kinh tế, tăng thu nhập vƣơn lên thoát nghèo là một trong những giải pháp quan trọng và cần thiết nhất hiện nay.

Trong giai đoạn vừa qua huyện Vân Canh cũng đẩy mạnh phát triển một số mô hình nhƣ:

1) Năm 2015 hộ ông, bà: Lê Thị Bình ở làng Hà Văn Trên, xã Canh Thuận huyện Vân Canh đƣợc hỗ trợ 5 triệu đồng để mua giống cây ban đầu để trồng rừngnguyên liệu giấy mật độ trồng 2.000 cây/ha (01ha đất của gia đình). Đến chu kỳ khai thác năm 2020 cho thu nhập ròng 89.908.000 đồng. Cụ thể:

- Chi phí trồng và chăm sóc rừng: 22.892.000 đồng (1)

+ Trồng và chăm sóc năm thứ nhất: 14.092.000 đồng; + Chăm sóc năm thứ 2: 5.560.000 đồng; + Chăm sóc năm thứ 3: 3.240.000 đồng;

- Chi phí khai thác, vận chuyển: 350.000 đồng/tấn x 120 tấn = 42.000.000 đồng (2);

- Tổng chi phí: (1)+(2) = 22.892.000 + 42.000.000 = 64.892.000 đồng (3); - Tổng thu nhập sản phẩm gỗ bột giấy: 120 tấn/ha x 1.290.000 đồng/tấn = 154.800.000 đồng (4);

Tổng thu nhập ròng sau 5 năm: (4) – (3) = 154.800.000 - 64.892.000

= 89.908.000 đồng (5).

Như vậy, sau kết thúc chu kỳ kinh doanh gỗ nguyên liệu bột giấy rừng

keo thuần loài cho thu nhập ròng sau 5 năm là: 89.908.000 đồng

2) Gia đình chị Nguyễn Thị Nghĩ ở thôn Hiển Đông xã Canh Hiển huyện Vân Canh: Năm 2017 đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ và vay thêm vốn mua 300 con chim Trĩ đỏ (Chim giống). Ƣu thế của việc nuôi chim trĩ mang lại là không cần đầu tƣ chuồng trại quy mô, kiên cố. Loài chim này thích bay nhảy,

chỉ cần cẩn thận quây kín lƣới để làm chuồng, miễn là chim không thể bay ra ngoài là đƣợc. Mái chuồng có thể lợp bằng ngói hay hay bằng tôn xi măng, xàn nuôi chim cần đƣợc trải bằng cát là đƣợc.

Từ con giống 1 tháng tuổi, sau khi mua về nuôi từ 4 đến 5 tháng đã có thể đem bán thịt, mỗi kg thịt chim trĩ có giá từ 180 đến 200 nghìn đồng.

Ngoài việc bán con giống và thịt chim trĩ cho thị trƣờng, gia đình chị còn nuôi một số lƣợng chim trĩ cảnh nhất định cho du khách với giá khoảng từ 2-3 triệu đồng/con. Sau một năm đầu chăn nuôi luân phiên với khoảng từ 5 đến 6 lứa, trừ hết chi phí gia đình chị thu về khoảng 120 triệu đồng tiền lãi/năm.

Mô hình nuôi chim trỉ đỏ là một mô hình mới, loài chim này thích nghi với khí hậu nơi đây, đặc biệt thịt chim trĩ có giá trị dinh dƣỡng cao, nên đƣợc các nhà hàng, quán ăn chọn bổ sung vào thực đơn. Các hộ dân trên địa bàn đặc biệt quan tâm mong muốn đƣợc học hỏi và tham gia nuôi mô hình này, trong thời gian đến tiếp tục nhân rộng mô hình này để các hộ dân có thu nhập nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.

3) Năm 2017 đƣợc Trạm khuyến nông huyện Vân Canh chọn hộ Bà Phạm Thị Minh Hạnh ở khu phố 3, thị trấn Vân Canh làm mô hình nuôi Lƣơn không bùn. Tổng kinh phí mô hình nuôi lƣơn không bùn đƣợc đầu tƣ 30 triệu đồng, Trạm khuyến nông hỗ trợ về con giống, khoa học kĩ thuật; tận dụng phần đất quanh nhà có sẵn, gia đình bà Phạm Thị Minh Hạnh thiết kế xây bể nuôi bằng xi măng với diện tích 20m2, thả nuôi 1.200 con lƣơn giống. Hộ chăn nuôi đƣợc tập huấn, hƣớng dẫn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, đƣợc hỗ trợ 100% tiền mua giống lƣơn và thức ăn cho Lƣơn.

Về thế mạnh của mô hình này là có thể quan sát đƣợc sự phát triển của lƣơn hàng ngày, kịp thời phát hiện và xử lý nếu lƣơn bị bệnh. Mỗi ngày, chỉ cần cho lƣơn ăn 1 lần, sau 2 giờ thì thay nƣớc. Thức ăn của lƣơn là phụ phẩm

từ cá, ốc xay nhỏ trộn cám. Lƣơn phát triển nhanh, hầu nhƣ không bị bệnh. Nuôi mô hình này cũng nhàn hơn, không tốn nhiều nhân công chăm sóc, thu hoạch, đặc biệt rút ngắn thời gian nuôi nên tiết kiệm nhiều chi phí thức ăn, thuốc, nhân công. Nếu so sánh giữa nuôi truyền thống và nuôi không bùn thì nuôi không bùn hiệu quả cao hơn nhiều.

Sau 05 tháng thả nuôi, tỷ lệ Lƣơn sống đạt 88%, năng suất ƣớc đạt 26kg, với mức giá bán hiện nay trên thị trƣờng 120 ngàn đồng/1kg, sau khi trừ chi phí hộ nuôi Lƣơn thu lãi thuần 5,6 triệu đồng.

Mô hình nuôi lƣơn trong bể xi măng không bùn, xây dựng công trình nuôi đơn giản, chi phí thấp, dễ đầu tƣ, phù hợp theo điều kiện, khả năng đầu tƣ của nhiều hộ nông dân, mô hình mở ra một hƣớng đi mới, góp phần vào công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế tƣơng đối cao. Hy vọng mô hình này sẽ sớm phát triển trên địa bàn huyện, tạo thêm nhiều cơ hội thoát nghèo, ổn định cuộc sống cho những ai muốn làm, chịu làm.

Từ những cách làm, những mô hình làm kinh tế hiệu quả nói trên càng khẳng định đây là cách làm hay, mang lại hiệu quả lớn trong công cuộc giảm nghèo. Đây vừa là bài học kinh nghiệm bổ ích, vừa là giải pháp hữu hiệu để huyện Vân Canh tiếp tục duy trì và phát triển trong những năm tới.

Thứ ba, chú trọng xây dựng chính sách đặc thù trợ giúp hộ nghèo, cận nghèo

Đây là giải pháp đã đƣợc huyện Vân Canh đề ra và thực hiện có hiệu quả trong những năm qua. Từ kinh nghiệm bƣớc đầu đó, cấp ủy và chính quyền huyện cần tiếp tục đầu tƣ xây dựng các chính sách mang tính đặc thù cụ thể và hợp lý hơn nữanhằm trợ giúp hộ nghèo, cận nghèo vƣơn lên trong cuộc sống. Do đặc điểm nghèo và điều kiện kinh tế của các hộ nghèo của huyện nên trên cơ sở chính sách hỗ trợ theo quy định chung của trung ƣơng thì cần xây dựng những chính sách đặc thù của địa phƣơng. Cụ thể, phải xây dựng định mức hỗ trợ về nhà ở, y tế, giáo dục và một số nhu cầu thiết yếu

khác cho hộ nghèo phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng.

Với chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo: quy định của Trung ƣơng hỗ trợ xây mới là 8.000.000 đ/nhà. Với thực tế giá thành nguyên vật liệu và chi phí tiền công xây dựng hiện nay thì rất cần huyện có những điều chỉnh để tăng mức giá hỗ trợ cao hơn nữa để tạo điều kiện cho hộ nghèo có cơ hội làm đƣợc nhà mới.

Với chính sách hỗ trợ về y tế cho hộ nghèo: huyệnhỗ trợ 100% mức đóng BHYT đối với hộ nghèo thoát nghèo theo chuẩn của trung ƣơng quy định cho khu vực nông thôn, thời gian 5 năm, tuy nhiên trong thời gian tới cần hỗ trợ 70% mức đóng BHYT cho hộ cận nghèo (Trung ƣơng quy định chỉ hỗ trợ cho hộ nghèo), đồng thời nâng mức hỗ trợ đóng BHYT từ ngân sách lên 50% đối với hộ, nông lâm, ngƣ nghiệp có mức sống trung bình; hỗ trợ 50% các chi phí khám, chữa bệnh tại Bệnh viện đối với phụ nữ thuộc diện hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và phụ nữ nghèo bị bệnh ung thƣ…nếu có đƣợc sự hỗ trợ đặc biệt này mà các nhóm đối tƣợng kể trên có thêm niềm tự tin vào cuộc sống, giúp họ vƣợt qua những những thử thách mỗi khi gặp bệnh tật.

Với chính sách hỗ trợ về giáo dục – đào tạo cho hộ nghèo: Thời gian tới

huyện nênthực hiện việc miễn học phí cho trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông ở với cô, dì, chú, bác, ông bà thuộc hộ nghèo do cha mẹ bỏ đi hoặc không có trách nhiệm nuôi dƣỡng (Nhà nƣớc quy định thực hiện cho con có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo mới đƣợc hƣởng; huyện cần mở rộng cho những ngƣời giám hộ và thoát nghèo 2 năm tiếp tục đƣợc miễn học phí). Đây cũng là cách làm sáng tạo để tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nghìn lƣợt học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn đƣợc thụ hƣởng chính sách hỗ trợ này.

Về chính sách đào tạo, trong giai đoạn trƣớc mắt, huyện Vân Canh dự kiến thực hiện chính sách về đào tạo nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ, chính trị cho cán bộ lãnh đạo tại các xã, thị trấn, ƣu tiên là ngƣời của địa

phƣơng để đào tạo, bổ sung cho địa phƣơng. Dự kiến mỗi năm có 28 ngƣời đƣợc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ để bổ sung đội ngũ cán bộ cho địa phƣơng; trong đó, trung bình mỗi xã, thị trấn có 04 ngƣời, mức hỗ trợ 18 triệu đồng/ngƣời/năm. Tổng kinh phí là 3.024 triệu đồng.

Vì có ý nghĩa thiết thực và cần thiết nhƣ vậy nên huyện cần tiếp tục đầu tƣ nghiên cứu, xây dựng, bổ sung hệ thống chính sách đặc thù hỗ trợ ngƣời nghèo sát hợp và hiệu quả hơn nữa.

Thứ tư, xây dựng đề án chiến lược giảm nghèo bền vững đồng thời rà soát, tích hợp hệ thống văn bản chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Giúp hộ nghèo có điều kiện vƣơn lên thoát nghèo, huyện tiếp tục triển khai các chƣơng trình dài hơi hơn để đề xuất với tỉnh Bình Định. Các giải pháp hỗ trợ ngƣời lao động thuộc hộ nghèo học nghề, giới thiệu việc làm là những nội dung cần tiếp tục triển khai có hiệu quả hơn nhƣ: triển khai khảo sát nhu cầu học nghề, cho vay vốn giải quyết việc làm, tổ chức các hoạt động tƣ vấn, định hƣớng giới thiệu việc làm tại các phiên giao dịch việc làm di động và các phiên chợ việc làm định kỳ hằng tuần tại Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 88 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)