8. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Phƣơng hƣớng đẩy mạnh côngtácgiảm nghèobền vững trên
bàn huyện Vân Canh
3.1.2.1. Đẩy mạnh phát triển nông, lâm, ngư nghiệp
- Tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ thích hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa bàn và biến đổi khí hậu. Phát triển ngành Nông, Lâm, Thủy sản theo hƣớng bền vững, có sức cạnh tranh cao và hiệu quả, gắn sản phẩm nông nghiệp với công nghiệp chế biến và đẩy mạnh thƣơng mại hóa gắn kết thị trƣờng tiêu thụ. Ngành Nông, Lâm, Thủy sản đóng vai trò quan trọng góp phần ổn định xã hội, giải quyết việc làm, gắn liền với “nông dân - nông nghiệp - nông thôn”; phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Nâng tỷ lệ chăn nuôi có chuồng trại đạt 100% vào năm 2025. Chú trọng đạo tạo cán bộ kỹ thuật chuyên trách nông nghiệp tại cơ sở để phục vụ tốt công tác khuyến nông, lâm trên địa bàn.
- Thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện có. Tuyên truyền phổ biến rộng rãi các quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ rừng đến cộng đồng dân cƣ bằng nhiều hình thức.
3.1.2.2. Phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
- Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hƣớng sử dụng hợp lý tài nguyên sẵn có, khai thác triệt để thế mạnh của địa phƣơng để đầu tƣ đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thành hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Thị trấn Vân Canh mở rộng, Canh Vinh đáp ứng kịp thời mặt bằng cho các dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh, đồng thời khôi phục một số làng nghề, mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế,
cơ cấu lao động, giải quyết lao động tại chỗ, nâng cao thu nhập vùng nông thôn góp phần giảm nghèo bền vững.
- Phát triển một số ngành công nghiệp ở nông thôn nhằm giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, nâng cao thu nhập vùng nông thôn, đồng thời khôi phục một số làng nghề, mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.
- Tăng cƣờng công tác xúc tiến thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng truyền thống thông qua các hội chợ, triển lãm và các hội thi sản phẩm công nghiệp nông thôn; xây dựng thƣơng hiệu, một số nhãn hiệu độc quyền ở địa phƣơng và hàng tiêu dùng có tiềm năng và lợi thế. Triển khai thực hiện tốt chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm đã đăng ký để trở thành sản phẩm hàng hóa có nhãn hiệu của địa phƣơng. Lồng ghép chƣơng trình phát triển CN-TTCN với chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, công tác khuyến công, chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ để tác động cùng nhau phát triển đạt hiệu quả.
- Định hƣớng phát triển các làng nghề chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí phục vụ nông nghiệp, xây dựng thủy điện, ngoài ra cần tập trung phát triển các vùng nguyên liệu nông, lâm sản, trồng rừng, trồng cây công nghiệp nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy công nghiệp chế biến. Tiếp tục đầu tƣ mở rộng và đầu tƣ mới một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, khuyến khích phát triển sản xuất gạch tuy nen, đẩy mạnh phát triển vật liệu xây dựng không nung. Bên cạnh đó tiếp tục điều tra và đánh giá trữ lƣợng các loại khoáng sản nhƣ cát, đá granit, gabro, bazan... làm cơ sở thu hút đầu tƣ phát triển.
- Tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 26,4%/năm, mức tăng trƣởng giai đoạn 2016-2020 là 33,4%/năm, mức tăng trƣởng giai đoạn 2021-2025 là 35,15%/năm
- Tiếp tục đầu tƣ mạng lƣới phân phối điện cho số làng còn lại, gồm làng Canh Tiến của xã Canh Liên, 01 làng Canh Giao của xã Canh Hiệp. Đến năm 2025 cung cấp điện sinh hoạt đủ cho 100% hộ dân.
- Giai đoạn 2020-2025 quy hoạch thêm 01-02 Cụm công nghiệp phía Tây huyện Vân Canh, tại các xã Canh Hiệp, Canh Hiển diện tích khoảng 60ha để thay thế Cụm công nghiệp Canh Vinh.
3.1.2.3. Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch
- Phát triển thƣơng mại, dịch vụ và du lịch dựa trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng của địa phƣơng. Trong đó du lịch sinh thái môi trƣờng, gắn với di tích lịch sử và bản sắc văn hoá dân tộc là tiềm năng phát triển lâu dài cho nền kinh tế huyện nhà. Vì vậy, trong những năm đến cần phải quán triệt cho toàn dân kiên quyết giữ vững, bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên. Chọn và quy hoạch từ 02 đến 03 điểm du lịch nhƣ suối Cầu, suối Một, Quy hoạch làng ngƣời Chăm H’roi - làng Hòn Mẻ , làng nghề dệt thổ cẩm ở làng Hà Văn trên xã Canh Thuậntrở thành mô hình tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch cộng đồng, gắn với các hoạt động tham quan nhà sàn, nhà rông, cở sở dệt thổ cẩm, cảnh quan thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống của đồng bào Chăm, Bana.Tiếp tục kêu gọi hợp tác đầu tƣ xây dựng những công trình hạ tầng thiết yếu nhƣ nhà hàng, khách sạn, các điểm vui chơi nghỉ mát... đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ nhằm thu hút khách vãng lai. Đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia mở rộng kinh doanh một cách lành mạnh theo đúng pháp luật, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trƣờng, đồng thời làm tốt chức năng hỗ trợ sản xuất thông qua việc tiêu thụ sản phẩm và cung cấp vật tƣ nông nghiệp.
- Xây dựng 01 Trung tâm thƣơng mại, siêu thị tại thị trấn, xây dựng mới chợ Vân Canh theo hƣớng văn minh hiện đại. Khẩn trƣơng xây dựng các chợ khu vực ở vùng cao (xã Canh Liên), vùng trung (xã Canh Hiệp, Canh Thuận, Canh Hòa) và vùng thấp chợ Canh Hiển và xây dựng 01 Trung tâm thƣơng mại, siêu thị tại xã Canh Vinh để sớm tổ chức các buổi chợ phiên. Phát triển mạng lƣới cửa hàng bán lẻ, mua gom nông sản tại các xã, thôn, làng để giúp nhân dân vừa tiêu thụ đƣợc sản phẩm vừa mua hàng hoá tiêu dùng
đƣợc thuận lợi nhất. Tiếp tục thực hiện hỗ trợ các mặt hàng chính sách theo quy định của Chính phủ.
- Duy trì và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ bƣu chính cơ bản, công ích, mở dịch vụ chuyển tiền, thanh toán, chuyển phát nhanh, bƣu kiện toàn mạng bƣu cục và cung cấp dịch vụ chuyển tiền, bƣu kiện đến từng điểm bƣu điện văn hóa xã.
- Đối với dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng nâng cao chất lƣợng phục vụ, phát triển hệ thống chi nhánh đến tận cơ sở đảm bảo phục vụ tốt nhất các yêu cầu của nhân dân, nhất là ở các xã, làng vùng cao.
3.1.2.4. Phát triển các lĩnh vực xã hội
- Về dân số: Tăng cƣờng tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình. Duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm 1,15%. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con).Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều đƣợc tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại. Thực hiện việc điều hoà dân cƣ, dự kiến tổng dân số toàn huyện năm 2025khoảng 35,5 nghìn ngƣời, đến năm 2035 là 45,5 nghìn ngƣời (tính cả tăng dân số cơ học). Mật độ dân số đến năm 2025 đạt 41,2 ngƣời/km2, đến năm 2035 đạt 56,2 ngƣời/km2. Phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 250-300 ngƣời lao động. Đến năm 2025, tỷ lệ nam, nữ thanh niên đƣợc tƣ vấn, khám sức khỏe trƣớc khi kết hôn đạt trên 90%, giảm 50% số cặp tảo hôn, giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống, 70% phụ nữ mang thai đƣợc tầm kiểm soát ít nhất 4 loại bệnh bẩm sinh phổ biến nhất, 90% trẻ sơ sinh đƣợc tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất. Giảm tỷ lệ hộ nghèo chung trên địa bàn huyện từ 3-4%/năm.
Hàng năm tích cực bồi dƣỡng cải thiện thể chất, nhất là trong độ tuổi lao động. Đồng thời tăng cƣờng vai trò, vị trí của gia đình, thực hiện bình đẳng giới trong cộng đồng dân cƣ. Chăm lo đầy đủ đời sống vật chất và tinh thần cho trẻ em tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, nhằm
phục vụ mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài”. - Về giáo dục: Phát triển sự nghiệp giáo dục trong những năm tới phải hƣớng đến mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc; tiếp tục thực hiện đổi mới chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp giáo dục; nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện và hiệu quả đào tạo ở các cấp học, ngành học. Đi đôi với giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hƣớng nghiệp, dạy nghề, giáo dục pháp luật gắn với giáo dục truyền thống của địa phƣơng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Đẩy mạnh chủ trƣơng xã hội hoá giáo dục, vận động toàn xã hội chăm lo cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục. Tiếp tục phát triển quy mô mạng lƣới trƣờng lớp các ngành học, cấp học vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới vừa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng trong từng giai đoạn cụ thể. Đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đủ về số lƣợng theo hƣớng kiên cố hoá và chuẩn hoá. Tiếp tục xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia, cụ thể:
+ Giáo dục Mầm non, đến năm 2025, giữ vững phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 100%. Phấn đấu đến năm 2025 có 37,5% và đến năm 2035 có 87,5% số trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia.
+ Giáo dục tiểu học, đếnnăm2025, duy trì tỷ lệ 100% phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 100% học sinh tiểu học hoàn thành chƣơng trình tiểu học. Phấn đấu đến 2025, trƣờng Tiểu học đạt chuẩn quốc gia đạt 88,8% và đến 2035 có 100% trƣờng đạt chuẩn quốc gia.
+ Giáo dục trung học cơ sở, đếnnăm 2025, duy trì tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập; đến năm 2035 đạt 100% so với dân số trong độ tuổi. Phấn đấu đến 2025, trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia là 80% và đến năm 2035 là 100%.
+ Giáo dục trung học phổ thông, phấn đấu đến năm 2025, trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia là 50% và duy trì đến năm 2035.
mạng lƣới khám và điều trị tƣ nhân. Phấn đấu bình quân số bác sĩ/10.000 dân sẽ tăng lên 11 bác sĩ vào năm 2025 và 13,05 bác sĩ vào năm 2035. Bình quân số giƣờng bệnh/10.000 dân sẽ đạt 25 giƣờng bệnh năm 2025 và 30 giƣờng bệnh/10.000 dân vào năm 2035.
- Đếnnăm2025,100%tỷlệ ngƣời dânnôngthônđƣợccungcấpnƣớchợpvệ sinh;100%tỷlệdâncƣđôthịđƣợccấpnƣớcsạchđạttiêuchuẩncủaBộytế. Tiếp tục nâng cấp, sửa chữa những công trình hiện có đang bị hƣ hỏng và xây mới những công trình có quy mô tƣơng đối lớn, cung cấp nƣớc sinh hoạt cho liên thôn, liên xã, cả vùng.
Năm 2025 tuổi thọ trung bình đạt 75 tuổi, số năm sống khỏe đạt 67 năm; năm 2035 tuổi thọ trung bình đạt 76 tuổi, số năm sống khỏe đạt 68 năm.Thực hiện kế hoạch hóa gia đình ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lên 97% năm 2025. Giảm tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng cân nặng còn dƣới 10,11% vào năm 2025, dƣới 5% vào năm 2035. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng thể thấp còi còn dƣới 14% năm 2025 và dƣới 10% vào năm 2035. Đến năm 2025 tỷ lệ trẻ em dƣới 1 tuổi đƣợc tiêm đầy đủ các loại vắc xin là 100%. Năm 2025 100% dân số trên địa bàn huyện đƣợc quản lý theo dõi sức khỏe. Tiếp tục củng cố, tăng cƣờng thêm trang bị cơ sở vật chất cho các trạm y tế cơ sở. Tích cực đề phòng và ngăn ngừa dịch bệnh lan truyền diện rộng trong cộng đồng, nhất là về mùa hè. Tăng cƣờng kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm kiên quyết không để xảy ra ngộ độc thức ăn gây chết ngƣời. Thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình y tế quốc gia. Giữ vững tỷ lệ xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã là 100%.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÂN CANH
Mục tiêu chung của công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Vân Canh trong giai đoạn tới là: Phát triển nền kinh tế của huyện bền vững theo cơ cấu “Nông, lâm, ngƣ nghiệp - công nghiệp, xây dựng - thƣơng mại,
dịch vụ”; Phấn đấu đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu ngƣờicao gấp trên 2 lần hiện nay, khoảng 35-38triệu đồng/ngƣời/năm; Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, đảm bảo đến năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống ngang bằng mức trung bình của tỉnh; Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hƣớng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của huyện. Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của địa phƣơng; Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí đƣợc nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.
Để đạt dƣợc mục tiêu chung đó đòi hỏi phải có những giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Vân Canh. Những giải pháp đó bao gồm: