Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 46 - 48)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Điều kiện kinh tế

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII định hƣớng phát triển bền vững nền kinh tế theo cơ cấu “Nông nghiệp, Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại-Dịch vụ. Trên cơ sở ổn định định canh, định cƣ, tích cực xoá

đói giảm nghèo, đẩy nhanh việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trong những năm qua, tổ chức thực hiện đạt đƣợc một số kết quả khá. Giá trị sản xuất công nghiệp -xây dựng, thƣơng mại- dịch vụ đạt 1.140 tỷ. Thu nhập bình quân đầu ngƣời hàng năm ƣớc đạt 29,5 triệu đồng/ngƣời/năm, gấp 1,9 lần so với năm 2015. Cơ cấu ngành kinh tế của huyện từng bƣớc có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ; tỷ trọng công nghiệp -xây dựngtăng 33,4%; thƣơng mại-dịch vụ 7,7% so với năm 2015, tỷ trọng nông - lâm nghiệp-thủy sản giảm xuống 16,8% trong cơ cấu kinh tế.

Thu, chi ngân sách có những chuyển biến tích cực, các năm sau cao hơn năm trƣớc. Thu ngân sách huyệngiai đoạn 2015-2019 đạt 1.599,8 tỷ đồng; trong đó, thu NSNN từ hoạt động kinh tế phát sinh trên địa bàn đạt 260,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16,29% và tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm là 1,5% /năm. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên và thu khác đạt 1.339,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 83,71%. Chi ngân sách huyện đạt 1.557,7 tỷ đồng, các khoản chi trong cân đối NSNN đạt 1.246,5 tỷ đồng, chiếm 80,02% so với tổng chi; 19,08% còn lại chi chuyển nguồn, nộp ngân sách cấp trên, dự phòng…Chi NSNN trên địa bàn huyện chủ yếu tăng chi thƣờng xuyên đạt 902,2 tỷ đồng, chiếm 57,92% và chi đầu tƣ phát triển đạt 264,5 tỷ đồng chiếm 16,98% trong chỉ NSNN huyện. Có thể thấy cơ cấu chi ngân sách huyện theo hƣớng giảm tỷ trọng chi đầu tƣ, tăng tỷ trọng chi các lĩnh vực an sinh xã hội, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nền kinh tế huyện nhà.

Nhìn chung nền kinh tế huyện có tăng trƣởng, cơ cấu kinh tế có xu hƣớng chuyển dần từ nông - lâm nghiệp sang công nghiệp - xây dựng, thu ngân sách hàng năm đạt và vƣợt kế hoạch. Các hoạt động văn hoá - xã hội phát triển hơn trƣớc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên. Tuy nhiên, tốc độ phát triển còn chậm và thiếu bền vững. Việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn còn nhiều bất cập,

do thiếu vốn đầu tƣ cho sản xuất công nghiệp. Công tác đào tạo nghề, chuyển đổi ngành nghề chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Lĩnh vực thƣơng mại - dịch vụ chủ yếu chỉ phát triển mạnh ở khu vực trung tâm, các xã vùng cao chƣa đƣợc tiếp cận nhiều các dịch vụ xã hội, ít tham gia các hoạt động kinh doanh để tăng thu nhập. Phần lớn các dự án đầu tƣ khai thác tài nguyên thiên nhiên đều sử dụng lao động từ nơi khác đến, ngƣời dân địa phƣơng ít có cơ hội tham gia vì không có vốn đầu tƣ, thiếu kỹ năng nghề nghiệp. Vì vậy, nền kinh tế của huyện khó phát triển theo hƣớng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Đời sống nhân dân ở vùng cao vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, khoảng cách giàu nghèo giữa thị trấn và các xã vùng cao đồng bào dân tộc thiểu số có chiều hƣớng tăng. Trên địa bàn thị trấn có thu nhập bình quân 38 triệu đồng/ngƣời/năm,địa bàn các xã thu nhập bình quân khoảng15 triệu đồng/ngƣời/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 46 - 48)