Định hƣớng, chủ trƣơng của Đảng về côngtácgiảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 27 - 29)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Định hƣớng, chủ trƣơng của Đảng về côngtácgiảm nghèo

Xóa đói giảm nghèo là chủ trƣơng nhất quán của Đảng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế -xã hội 2011-2020 đƣợc thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI định hƣớng:“Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, không ngừng cải thiện đời sống và chất lƣợng dân số của đồng bào các dân tộc thiểu số”, “thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ bền vững; đa dạng hóa các nguồn lực và phƣơng thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc

biệt khó khăn”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần…; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững”.

Sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc tạo bƣớc ngoặt trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, nhờ thực hiện thành công Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội nhƣ: Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020 đƣợc triển khai mạnh mẽ, chuyển từ cách tiếp cận đơn chiều sang đa chiều, tập trung vào nhóm hộ nghèo nhất, Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chƣơng trình 135)và các chƣơng trình kinh tế - xã hội khác hƣớng vào mục tiêu giảm nghèo. Đại hội XIII của Đảng đã đánh giá,tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của cả nƣớc đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống dƣới 3% vào năm 2020, bình quân giai đoạn 2016-2020 giảm trên 1,4%/năm. Kết cấu hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào DTTS đƣợc tăng cƣờng. Đời sống ngƣời dân không ngừng đƣợc cải thiện; tạo sinh kế và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản [4-trang 43]. Ngƣời nghèo đã đƣợc tiếp cận tốt hơn các nguồn lực kinh tế (vốn, đất đai, công nghệ, thị trƣờng...) và các dịch vụ xã hội cơ bản nhƣ: giáo dục, y tế, nƣớc sạch, trợ giúp pháp lý... Kết cấu hạ tầng của các huyện, xã nghèo đƣợc tăng cƣờng. Đời sống của ngƣời nghèo đƣợc cải thiện rõ rệt.

Tuy tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhƣng kết quả giảm nghèo chƣa bền vững, các chƣơng trình giảm nghèo triển khai trong thời gian qua chƣa toàn diện; nhiều chính sách, chƣơng trình giảm nghèo đã đƣợc ban hành nhƣng còn mang tính ngắn hạn, chồng chéo, chƣa tạo sự gắn kết chặt chẽ và lồng ghép tập trung vào mục tiêu giảm nghèo; công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngƣời dân còn nhiều hạn chế, tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nƣớc, vào cộng đồng vẫn còn phổ biến ở nhiều địa phƣơng nên đã hạn chế

phát huy nội lực và sự nỗ lực vƣơn lên.

Giải quyết vấn đề giảm nghèo là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân ta, để bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.Các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng là cơ sở để đƣa racác chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nƣớc, đồng thời cũng là cơ sở để rà soát, đánh giá lại toàn bộ các chính sách hiện hành do các bộ, ngành đƣợc giao trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện, hƣớng vào đối tƣợng ngƣời nghèo, hộ nghèo chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo, ngƣời nghèo; chính sách đặc thù cho địa bàn khó khăn nhất đã đạt đƣợc những kết quả nào?, mức độ phù hợp ra sao để có những sự thay đổi đảm bảo hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo ở từng địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 27 - 29)