6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.3.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội và chi Bảo hiểm xã hội.
a. Bảo hiểm xã hội là: sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
* Các loại hình Bảo hiểm xã hội:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện: là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
- Bảo hiểm thất nghiệp là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những
b. Chi bảo hiểm xã hội (BHXH) là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH để chi trả cho các chế độ BHXH nhằm ổn định cuộc sống của người tham gia BHXH và đảm bảo các hoạt động của hệ thống BHXH. Đó là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vàoquỹ BHXH. Quá trình phân phối được thực hiện theo từng mục đích sử dụng nhất định. Chi BHXH được thực hiện bởi hai quá trình: phân phối và sử dụng quỹ BHXH.
1.3.2. Đặc điểm chi Bảo hiểm xã hội.
BHXH ra đời với mục tiêu cơ bản là đảm bảo đời sống kinh tế cho người lao động và gia đình của họ khi bản thân người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động. Ngoài ra còn được hưởng lương hưu để ổn định cuộc sống khi về già.
Hoạt động BHXH là nền tảng cơ bản cho an sinh xã hội theo đúng như chính sách mà Đảng và Nhà nước ta hướng tới. Cũng như vậy hoạt động chi BHXH được coi là một hoạt động trọng tâm và có vai trò quan trọng của ngành BHXH. Việc chi trả được dựa trên các văn bản qui định của Nhà nước và được thống nhất bởi BHXH Việt Nam. Hiện nay, việc chi trả BHXH được thực hiện theo Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31 tháng 1 năm 2019 về Ban
hành Quy định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Đối tượng hưởng chế độ BHXH rất đa dạng và nhất là đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn: ốm đau, thai sản,… gây ra một số khó khăn trong việc lập kế hoạch báo cáo về đối tượng và số tiền thụ hưởng hàng năm.
Hoạt động BHXH tác động trực tiếp đến quyền lợi của người tham gia BHXH, đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH hiện nay sinh sống và làm việc ở tất cả các vùng miền lãnh thổ của đất nước. Để thực hiện chi trả kịp thời, đầy đủ, chính xác cho đối tượng và quản lý chặt chẽ, an toàn tiền chi BHXH là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của ngành BHXH.
Việc chi trả các chế độ bảo hiểm do cơ quan BHXH các cấp trực tiếp thực hiện hoặc hợp đồng với Bưu điện, các ĐVSDLĐ. Để thực hiện được mục tiêu chi trả đúng chế độ, chính sách hiện hành, đúng người được hưởng, chi trả đầy đủ kịp thời, an toàn cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH, một yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo nguồn kinh phí, thực hiện việc giải quyết các chế độ BHXH và chi trả đúng quy trình, đúng chế độ và tuân theo các quy định của BHXH Việt Nam và các Sở, Ban ngành có liên quan.
1.3.3. Nội dung chi Bảo hiểm xã hội.
Theo quy định hiện nay, việc chi trả BHXH có hai phương thức:
- Chi trả trực tiếp: là việc cơ quan BHXH sử dụng cán bộ viên chức của đơn vị mình chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng được hưởng.
- Chi trả gián tiếp: là cơ quan BHXH ủy quyền cho các đơn vị tổ chức đại diện chi trả chế độ BHXH cho các đối tượng được hưởng.
Hiện nay, các chế độ BHXH chủ yếu bao gồm:
Chi trả các chế độ BHXH từ nguồn NSNN gồm:
- Chế độ BHXH hàng tháng: lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp theo Quyết định 613, trợ cấp TNLĐ-BNN, trợ cấp tuất (định suất cơ bản và định suất nuôi dưỡng), chi phụ cấp khu vực hàng tháng.
-Các chế độ BHXH một lần: Trợ cấp tuất một lần trong các trường hợp được quy định khi người đang hưởng lương hưu, người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động, người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc bị chết, trợ cấp mai táng phí khi người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc bị chết.
Chi trả các chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH gồm:
Các chế độ BHXH hàng tháng:
- Quỹ hưu trí, tử tuất chi: Lương hưu, trợ cấp tuất, phụ cấp khu vực hàng tháng. - Quỹ TNLĐ-BNN chi: Trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng, trợ cấp phục vụ
người bị TNLĐ-BNN hàng tháng.
- Quỹ BHXH tự nguyện chi: Lương hưu, trợ cấp tuất.
- Quỹ BH thất nghiệp chi: Trợ cấp thất nghiệp hàng tháng cho người lao động hưởng chế độ BH thất nghiệp theo quy định.
Các chế độ BHXH một lần:
- Quỹ hưu trí, tử tuất chi các chế Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo Điều 54, BHXH một lần, trợ cấp mai táng phí, trợ cấp tuất một lần.
- Quỹ TNLĐ-BNN chi trợ cấp TNLĐ-BNN một lần theo luật BHXH gồm: Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp một lần khi chết do TNLĐ-BNN theo Điều, cung cấp công cụ, phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo.
- Quỹ BHXH tự nguyện chi các chế độ BHXH một lần theo luật BHXH gồm: trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng trợ cấp lương hưu hàng tháng, trợ cấp tuất một lần, trợ cấp mai táng phí theo.
Chi ốm đau, thai sản và NDS-PHSK:
- Quỹ ốm đau, thai sản chi: chế độ ốm đau, chế độ thai sản và NDS PHSK sau ốm đau, thai sản.
- Quỹ TNLĐ-BNN chi: chế độ NDS-PHSK sau khi điều trị thương tật, bệnh tật được xác định hưởng chế độ TNLĐ-BNN.
1.4. NỘI DUNG KIỂM SOÁT CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.4.1. Yêu cầu của kiểm soát chi Bảo hiểm xã hội 1.4.1. Yêu cầu của kiểm soát chi Bảo hiểm xã hội
- Kiểm soát chi đúng đối tượng được hưởng: Việc xác định đúng đối tượng được hưởng chế độ BHXH, BHTN là việc rất quan trọng, từ đó sẽ tránh được việc chi sai đối tượng hưởng chế độ BHXH, BHTN và tránh thất thoát quỹ BHXH, BHTN.
đầy đủ: Để đảm bảo quyền lợi, góp phần ổn định đời sống cho NLĐ và người thụ hưởng chế độ BHXH, BHTN, việc chi đúng chế độ, chính sách hiện hành, chi trả kịp thời và đầy đủ giúp cho việc thực hiện thanh toán các khoản trợ cấp BHXH, BHTN cho NLĐ khi gặp rủi ro, khắc phục những khó khăn, đem lại sự an toàn và hiệu quả cho xã hội, đặc biệt trong việc phục hồi năng lực làm việc, khả năng sáng tạo của sức lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc gia.
- Chi trả các chế độ BHXH, BHTN được quản lý thống nhất, công khai, minh bạch. Thủ tục chi trả đơn giản, thuận tiện.
1.4.2. Mục tiêu của kiểm soát chi Bảo hiểm xã hội
Với mục tiêu ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH, đảm bảo chi đúng, đủ, chính xác và kịp thời, kiểm soát chi BHXH là việc cần làm thường xuyên, liên tục của BHXH các cấp. Kiểm soát chi BHXH đóng một vai trò quan trọng trong quá trình quản lý chi và trong việc thực hiện chức năng quản lý của nhà nước, cụ thể:
- Mục tiêu về sự hiệu quả: Kiểm soát chi BHXH giúp chi đúng chế độ, chính sách hiện hành, chi kịp thời và đầy đủ chế độ cho người hưởng và gia đình họ. Ngoài ra, kiểm soát chi BHXH nhằm cải cách quy trình thủ tục chi trả BHXH một cách đơn giản, thuận tiện, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý BHXH, chất lượng công việc của đội ngũ CCVC tại BHXH.
- Đảm bảo tính công bằng trong xã hội: kiểm soát chi BHXH nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi gian lận về việc hưởng các chế độ BHXH, đảm bảo sự lành mạnh trong việc thực hiện chi trả các chế độ cho người thụ hưởng.
- Không làm thiệt thòi cho NLĐ: NLĐ, ĐVSDLĐ đóng BHXH theo mức lương nào thì hưởng chế độ BHXH theo mức lương đó. Tỷ lệ đóng góp
và mức hưởng trợ cấp có mối quan hệ chặt chẽ với tiền lương của người được bảo hiểm. NLĐ hưởng tiền chế độ BHXH dựa trên mức thu nhập tham gia BHXH.
1.4.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ chi Bảo hiểm xã hội
Theo INTOSAI 1992 hệ thống kiểm soát bao gồm 5 yếu tố và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau:
a. Môi trường kiểm soát.
Môi trường kiểm soát được xem như nền tảng của KSNB trong hoạt động kiểm soát chi tại cơ quan BHXH, bao gồm:
Môi trường bên trong:
- Đặc thù về quản lý: Mục tiêu phục vụ của hoạt động BHXH khác với các hoạt động của các doanh nghiệp thông thường. Mục đích cuối cùng của hoạt động BHXH là đem lại lợi ích cho NLĐ khi tham gia BHXH. Vậy nên người làm công tác BHXH phải xác định được mục tiêu phục vụ chính của mình, đối tượng phục vụ chủ yếu của mình làm nền tảng cho chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong giải quyết công việc, tránh những trường hợp mâu thuẫn về quyền lợi của người làm công tác BHXH và người tham gia BHXH.
- Cơ cấu tổ chức: Đa số BHXH các tỉnh thành được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, tuân thủ nguyên tắc một thủ trưởng, bộ máy quản lý gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu quản lý, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác chỉ đạo, thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ của CCVC. Qua kế hoạch, giúp Ban lãnh đạo biết trước những việc cần phải làm cho tương lai, từ đó xây dựng các phương án hoạt động để hướng đến đạt kế hoạch mang lại hiệu quả cao nhất
Môi trường bên ngoài:
- Hoạt động chi BHXH là hoạt động có sự tham gia của NSDLĐ, NLĐ, Đại diện chi trả, Ngân hàng.
+ ĐVSDLĐ: thường có xu hướng vận dụng thanh toán tiền nghỉ ốm ngoại trú để thanh toán tiền hưởng BHXH, thường thông đồng với một số cơ sở khám chữa bệnh để kê khống ngày nghỉ ốm của NLĐ để thanh toán tiền ốm đau thai sản, hưởng chế độ BHXH, vận dụng tiền BHXH của Cơ quan BHXH ủy quyền chi cho NLĐ vào mục đích khác.
+ NLĐ: tham gia BHXH mong muốn được hưởng đầy đủ các chế độ và thậm chí một số người sẵn sàng cố ý cung cấp sai thông tin để hưởng BHXH.
+ Đại diện chi trả tại các xã, phường, thị trấn: Có một số đại diện cố tình kê khai gian lận các đối tượng hưởng BHXH để hưởng các tiền đó, làm thất thoát tiền chi các chế độ BHXH.
- Các Cơ quan QLNN về BHXH.
b.Đánh giá rủi ro
Những rủi ro trong quá trình kiểm soát chi: - Giai đoạn nộp hồ sơ hưởng chế độ:
+ ĐVSDLĐ, NLĐ tham gia BHXH mong muốn được hư ởng đầy đủ các chế độ và thậm chí một số người sẵn sàng cố ý cung cấp sai thông tin để hưởng BHXH.
- Giai đoạn giải quyết hồ sơ chế độ BHXH:
+ Chuyên viên phòng Chế độ BHXH giải quyết hồ sơ có thể thông đồng với ĐVSDLĐ, NLĐ chỉnh sửa hồ sơ, làm giả giấy tờ nhằm trục lợi quỹ.
- Giai đoạn chi trả chế độ BHXH:
+ Không chi trả đúng người; quản lý người hưởng không chặt chẽ; bên Bưu điện không báo giảm kịp thời theo quy định dẫn đến thất thoát về tiền. + Cán bộ BHXH, cán bộ chi trả ký nhận thay các chế độ BHXH, BHTN của người hưởng hay không tuân thủ theo quy trình chi trả là người hưởng phải xuất trình các giấy tờ đầy đủ thì mới được ký nhận tiền.
BHXH để hưởng các tiền đó, làm thất thoát tiền chi các chế độ BHXH.
c. Hoạt động kiểm soát các khoản chi Bảo hiểm xã hội
Chi trả trợ cấp BHXH hàng tháng gồm: chi trả lương hưu hàng tháng (hưu viên chức, hưu quân đội), trợ cấp tuất hàng tháng.
- Mục tiêu kiểm soát: Kiểm soát về chứng từ ban đầu do người lao động nộp cho cơ quan BHXH (tính hợp pháp, hợp lý và đúng thủ tục hồ sơ), việc cơ quan BHXH lập chứng từ để thực hiện việc chi trả đã đúng hay chưa? Kiểm soát đối tượng hưởng chế độ đã ký nhận đầy đủ trên danh sách chi trả hàng tháng dựa trên các nguyên tắc chi trả đúng chế độ, đúng chính sách hiện hành, đúng người hưởng, đảm bảo chi trả kịp thời, đầy đủ và chính xác quyền lợi của người tham gia BHXH.
- Trình tự và thủ tục kiểm soát: Phòng chế độ BHXH ở tỉnh tiếp nhận giấy đề nghị, giấy giới thiệu của người hưởng mới hoặc người từ tỉnh khác chuyển về và tiếp nhận hồ sơ từ BHXH huyện chuyển lên giải quyết chế độ cho người lao động. Sau khi thụ lý xong hồ sơ, phòng chế độ BHXH lập danh sách chi trả hàng tháng (mẫu 21) và các báo cáo số liệu chuyển cho phòng KHTC BHXH tỉnh, bộ phận kế toán BHXH huyện. Phòng KHTC nhận các biểu mẫu do phòng chế độ BHXH chuyển qua, thực hiện: kiểm tra, đối chiếu và cấp kinh phí cho BHXH huyện hoặc đại lý chi trả để thực hiện việc chi trả. Trong quá trình thực hiện chi trả, nếu có chi sai hoặc chi nhầm thì bộ phận kế toán huyện sẽ thực hiện thu hồi và lập danh sách số tiền đã chi sai hoặc chi nhầm cho người hưởng những trường hợp được phát hiện khi số dư cuối ngày so với số tiền đã hạch toán theo chứng từ. Bộ phận kế toán BHXH huyện lập các chứng từ báo cáo cho phòng KHTC: Báo cáo chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, báo cáo thu hồi do chi sai hoặc chi nhầm… Cuối tháng, cuối quý bộ phận kế toán BHXH huyện kiểm soát đối chiếu số liệu kinh phí đã được cấp phát từ phòng KHTC, sau đó phòng chế độ BHXH và phòng
KHTC thẩm định lại số liệu kinh phí đã cấp và số đã chi đối với BHXH huyện.
Chi trả chế độ trợ cấp một lần:
Mục tiêu kiểm soát: Kiểm soát về chứng từ ban đầu do người lao động
nộp cho cơ quan BHXH (tính hợp pháp, hợp lý và đúng thủ tục hồ sơ), đối chiếu với sổ BHXH kiểm tra mức lương đóng và thời gian tham gia BHXH với quá trình nhập liệu vào phần mềm để tính số tiền hưởng của đối tượng. Kiểm tra thông tin của người nhận trợ cấp có đúng với thông tin trên quyết định và phiếu chi tiền mặt hay không?
Trình tự và thủ tục kiểm soát: Chứng từ ban đầu do người lao động
(NLĐ) hoặc người sử dụng lao động (NSDLĐ) nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính và được chuyển về bộ phận chế độ BHXH. Sau khi thụ lý và giải quyết bộ phận chế độ chuyển danh sách hưởng trợ cấp BHXH một lần và các quyết định hưởng chế độ BHXH một lần chi trả tại BHXH huyện. Bộ phận kế toán tiến hành chi trả trực tiếp cho đối tượng hưởng trực tiếp, trường hợp nhận thay thì phải có giấy ủy quyền và có xác nhận của cơ quan có chức năng và thẩm quyền. Bộ phận chế độ và bộ phận kế