Thông tin và truyền thông:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 26)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

1.1.4.4. Thông tin và truyền thông:

Công tác thông tin và truyền thông rất quan trọng và thật sự cần thiết trong việc thực hiện mục tiêu KSNB, thông tin và truyền thông bao gồm:

- Thông tin: Một hệ thống thông tin phù hợp phải tạo ra được các báo cáo về hoạt động kế toán tài chính theo đúng chuẩn mực quy định. Nó không những gồm các dữ liệu bên trong mà còn xem xét các thông tin bên ngoài cũng như những điều kiện, hoạt động cần thiết để phục vụ việc báo cáo và ra quyết định.

Khi được xác định là một thông tin thích hợp và đáng tin cậy tức là thông tin đó phải được phân loại đúng đắn các nghiệp vụ, sự kiện, ghi chép kịp thời, được chuyển tải thể hiện qua các biểu mẫu và lộ trình thông suốt bảo đảm cho nhân viên thực hiện chức năng trong KSNB.

- Truyền thông: Một hệ thống truyền thông tốt, có hiệu quả tức là việc cung cấp thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới và ngược lại hoặc cùng cấp giữa các bộ phận được xuyên suốt trong toàn hệ thống của một tổ chức.

Khi nhận được công việc bằng tài liệu hóa từ lãnh đạo về trách nhiệm của bản thân người nhân viên trong KSNB thì nhân viên phải hiểu vai trò của bản thân đối với HTKSNB cũng như đối với các nhân viên khác trong tổ chức. Mặt khác, các truyền thông nhận được từ bên ngoài cũng rất cần trong KSNB của tổ chức. 1.1.4.5. Giám sát

Hệ thống KSNB cần được giám sát để đánh giá chất lượng hoạt động của hệ thống qua thời gian. Những khiếm khuyết của hệ thống KSNB cần được phát hiện kịp thời để có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt.

Việc giám sát được thực hiện thường xuyên, định kỳ hoặc kết hợp cả hai.

Giám sát thường xuyên:

Giám sát thường xuyên KSNB được thiết lập cho những hoạt động thông thường và lặp lại của tổ chức. Bao gồm cả những hoạt động giám sát và quản lý mang tính chất định kỳ ngay trong quá trình thực hiện của các nhân viên trong

công việc hàng ngày. Giám sát thường xuyên được thực hiện trên tất cả các yếu tố của KSNB và liên quan đến việc ngăn chặn và phát hiện tất cả những hiện tương vi phạm luật pháp, không tiết kiệm, không hiệu quả của hệ thống.

Giám sát định kỳ:

Phạm vi và tầng suất giám sát định kỳ phụ thuộc vào sự đánh giá mức độ rủi ro và hiệu quả của thủ tục giám sát thường xuyên. Giám sát định kỳ bao phủ toàn bộ sự đánh giá, sự hữu hiệu của hệ thống KSNB và đảm bảo KSNB đạt kết quả như mong muốn dựa trên các phương pháp và thủ tục kiểm soát.

1.1.5. Khái quát về ngành Thuế tại Việt Nam

1.1.5.1. Đặc điểm ngành Thuế tại Việt Nam

Ngày 10/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời ký Sắc lệnh số 27/SL lập ra Sở Thuế quan và Thuế gián thu. Quyết định này là cơ sở pháp lý và là tiền đề cho ngành Thuế Việt Nam ra đời và phát triển. Ngày 06/08/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1370/QĐ- TTg lấy ngày 10 tháng 9 là “Ngày Truyền thống của ngành Thuế Việt Nam” ghi nhận sự cống hiến và bề dày thành tích của hệ thống Thuế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sau 73 năm xây dựng và phát triển, ngành Thuế đã và đang từng bước hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước:

- Thay đổi chính sách phù hợp với tình hình mới

Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, trong bối cảnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”, ngân quỹ chính quyền non trẻ hầu như trống rỗng. Để giải quyết những nhu cầu cấp thiết và hiện thực hóa quan điểm lấy dân làm gốc, dựa vào dân, phục vụ nhân dân vừa đảm bảo lợi ích quốc gia, ngành Tài chính đã cải cách hệ thống thuế cũ, bãi bỏ các thứ thuế bất hợp lý và xây dựng chế độ thuế mới.

Dưới chính quyền cách mạng những năm kháng chiến (1956 - 1975), bên cạnh nguồn thuế chủ lực là thuế nông nghiệp, thì nhiều chính sách thuế mới đã ra

đời như: Thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức, thuế buôn chuyến, thuế hàng hóa, thuế sát sinh, thuế kinh doanh nghệ thuật, thuế thổ trạch, thuế môn bài, thuế muối và thuế rượu.

Trong khoảng thời gian 1966 - 1975 là thời kỳ cải tạo và xây dựng CNXH ở miền Bắc, các loại thuế chủ yếu được thực hiện theo Nghị quyết số 200/UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở sửa đổi, bổ sung các sắc thuế để phù hợp với tình hình; trong đó thu từ khu vực quốc doanh, tập thể và cá thể đã góp phần động viên một phần cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam.

Trong những năm 1976 -1989, các loại thuế tiếp tục được hoàn thiện, áp dụng đồng bộ trong cả nước, phù hợp với quá trình thống nhất các chính sách giá cả, tiền tệ, thị trường. Chính sách thuế đã được sửa đổi, cải tiến theo hướng động viên và tạo nguồn thu trong nước, kết hợp với tranh thủ nguồn vốn nước ngoài dưới hình thức viện trợ, vay nợ, đã đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước (NSNN). Nhờ vậy, đã chủ động được nhu cầu chi tiêu thiết yếu ngày càng tăng của đất nước trong tình hình mới.

- Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia

Những kết quả đạt được trong công tác quản lý thu thuế đã góp phần tích cực hoàn thành các mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng đề ra; đặc biệt số thu các năm đã vượt mức dự toán được Quốc hội, Chính phủ giao, năm sau cao hơn năm trước, góp phần đảm bảo cân đối thu - chi của Nhà nước.

Số liệu thống kê từ năm 1990 đến nay cho thấy, khi hệ thống thuế cả nước là một ngành dọc trực thuộc Bộ Tài chính thì nhiệm vụ thu NSNN luôn được ngành Thuế hoàn thành xuất sắc. Tính bình quân, số thu nội địa giai đoạn 1990 - 2018 đạt 17,8% so với GDP (tổng thu NSNN giai đoạn này đạt 23,3% so với GDP). Tổng thu do ngành Thuế quản lý tăng dần qua các năm, đến nay đã chiếm hơn 80% so với tổng thu NSNN.

Bên cạnh nhiệm vụ chính trị là thu NSNN, trong những năm qua, ngành Thuế cũng đang từng bước cải cách thủ tục hành chính, góp phần cải thiện môi

trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

- Thuế và Hải quan đóng vai trò chủ lực trong huy động nguồn lực NSNN Những năm qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan - những đơn vị chủ lực thực hiện nhiệm vụ thu NSNN đã quán triệt, triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo thực hiện đạt và vượt mức nhiệm vụ thu NSNN được Quốc hội, Chính phủ giao; hệ thống các quy trình thủ tục liên quan đến công tác thu nộp NSNN đã được từng bước xây dựng khá đầy đủ, toàn diện, minh bạch, dễ thực hiện.

Trong những giai đoạn nền kinh tế gặp tác động bất lợi của kinh tế thế giới, gặp khó khăn đã tham mưu giúp Nhà nước ban hành những chính sách nuôi dưỡng nguồn thu như: cắt giảm, bãi bỏ nhiều khoản phí, lệ phí; gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, TNDN và thu tiền sử dụng đất; giảm thuế suất thuế TNDN; miễn giảm mức thuế; hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi trường; miễn, giảm, giãn thuế cho DN gặp nhiều khó khăn...

Với những thành tích này, những năm qua ngành Thuế đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài chính tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương cao quý nhất; các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá cao. Ngành Thuế Việt Nam từng bước tiến lên hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, thực hiện thành công cam kết của Ngành: “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới”.

1.1.5.2. Hệ thống văn bản pháp lý sử dụng trong việc kiểm soát hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư đối với dự án đầu tư

Để thực hiện việc kiểm soát nội bộ hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư hiện nay Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã ban hành một số Luật, các văn bản để cụ thể để kiểm soát quá trình thực hiện.

Bảng 1.1: Một số văn bản quy định về kiểm soát hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư

STT Thời gian Tên văn bản Nội dung

1 15/5/2015 879/2015/QĐ-TCT

Về việc ban hành quy trình quản lý kê khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế của Tổng cục Thuế.

2 12/8/2016 130/2016/TT-BTC

Hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ- CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế

3 29/6/2016 99/2016/TT-BTC Hướng dẫn về quản lý hoàn thuế GTGT của Bộ Tài chính.

4 6/4/2016 106/2016/QH13

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành

5 27/12/2011 121/2011/NĐ-CP Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng

Nguồn:[ Tác giả tổng hợp trong quá trình nghiên cứu]

Ngoài ra việc kiểm soát công tác hoàn thuế GTGT ở nước ta hiện nay được thực hiện theo một số văn bản pháp luật sau:

1. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ, Hà Nội;

2. Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

3. Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008;

4. Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;

5. Nghị định số 209/2013/NĐ-CP Ngày 18/12/2013 Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng;

6. Thông tư số 219/2013/TT- BTC Ngày 31/12/2013 Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.

1.2. KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ ÁN ĐẦU TƯ

1.2.1. Thuế GTGT và vai trò của thuế GTGT

1.2.1.1. Khái niệm về thuế GTGT

Ở Việt Nam, thuế GTGT được ban hành thành Luật và được Quốc hội Khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ 11 (ngày 10/5/1997) và có hiệu lực thi hành kể từ 01/01/1999, thay thế cho Luật Thuế doanh thu.

Theo Điều 2, Luật thuế GTGT của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009, được sửa đổi bổ sung năm 2016 quy định:

“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” [2].

Như vậy, Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế, người nộp thuế chỉ là người thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.

1.2.1.2. Đặc điểm thuế GTGT

Như đã trình bày, Thuế GTGT theo quy định tại Điều 2 Luật thuế GTGT với bản chất là một loại thuế gián thu. Các nhà sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch

vụ là người nộp thuế nhưng người tiêu dùng mới là người chịu thuế thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ. Là một loại thuế độc lập nên thuế GTGT cũng có một số đặc điểm cụ thể như sau:

- Thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu

Tính gián thu của thuế GTGT biểu hiện: người mua hàng hoá, dịch vụ là người phải trả khoản thuế này thông qua giá mua của hàng hoá, dịch vụ. Đối tượng nộp thuế GTGT là người cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Với tư cách là người bán hàng, các nhà sản xuất, kinh doanh sẽ cộng số thuế GTGT vào giá bán hàng hóa, dịch vụ mà người mua phải trả khi mua hàng hóa, dịch vụ.

- Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm, không tính vào giá vốn, nên không trùng lắp như thuế doanh thu trước đây

Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn. Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng số thuế thu được của tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Do đó, thuế GTGT tránh được hiện tượng đánh thuế trùng lắp và việc chỉ đánh thuế trên phần giá trị tăng thêm nhằm làm giảm bớt gánh nặng về thuế đối với người sản xuất, người cung cấp, người lưu thông và người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

- Thuế GTGT có phạm vi thu rất rộng

Đối tượng thu toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh kể cả gia công, chế biến và dịch vụ có thu tiền, nó thu vào các sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong nước, kể cả hàng hóa nhập khẩu.Tuy nhiên, một số ít hoạt động kinh doanh cũng được miễn VAT, và số hoạt động miễn thuế này thay đổi tùy thuộc vào mỗi nước. Chính vì được thu trên diện rộng với thuế suất tương đối thấp nên huy động được một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước trong quá trình chi tiêu.

- Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao: Tính trung lập được thể hiện ở hai khía cạnh:

người nộp thuế, do người nộp thuế chỉ là người “thay mặt” người tiêu dùng nộp hộ khoản thuế này vào NSNN. Do vậy thuế GTGT không phải là yếu tố của chi phí sản xuất mà chỉ đơn thuần là một khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp hàng hoá, dịch vụ.

Thứ hai, thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia quá trình sản xuất kinh doanh của người nộp thuế; Mục tiêu của thuế GTGT không phải để trực tiếp điều chỉnh sự chênh lệch về thu nhập hay tài sản.

- Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập

Thuế GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ là người phải trả khoản thuế đó, không phân biệt thu nhập cao hay thấp đều phải trả số thuế như nhau. Như vậy, nếu so sánh giữa số thuế phải trả so với thu nhập thì người nào có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ này thấp hơn và ngược lại.

- Thuế GTGT có thuộc tính lãnh thổ quốc gia

Vì xét về phạm vi đánh thuế, thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ, người tiêu dùng cuối cùng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia là người chịu thuế. Đặc điểm này tạo ra sự công bằng trong những giao dịch quốc tế thông qua việc không thu thuế đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)