7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
3.3.4. Đối với các cơ quan ban ngành:
- Đối với Cơ quan Công an: Thông qua các vụ việc CQT phát hiện chuyển hồ sơ để xử lý kịp thời các trường hợp DN trốn thuế, gian lận thuế. Đẩy mạnh điều tra các vụ án trốn thuế, gian lận về thuế đã được phát hiện để đưa ra xét xử trước pháp luật nhằm răn đe, giáo dục cho các DN khác.
- Đối với Sở Kế hoạch - Đầu tư: cần phối hợp trong việc cung cấp thông tin về đăng ký KD, kiểm tra việc thành lập DN và hoạt động của DN sau khi được cấp giấy đăng ký KD để kịp thời phát hiện, xử lý đối với các DN đăng ký nhiều ngành nghề nhưng thực tế chỉ hoạt động một ngành; các đối tượng có dấu hiệu vi phạm, bỏ trốn khỏi địa chỉ KD, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.
- Đối các Ngân hàng: khi có yêu cầu phải cung cấp các thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Thực hiện trích,
chuyển tiền từ tài khoản của DN vào NSNN theo Lệnh thu của CQT.
- Đối với cơ quan báo chí, truyền hình: thường xuyên đăng tải các thông tin liên quan đến việc tuyền truyền chính sách thuế cho các tổ chức và cá nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, kịp thời công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế của NNT như trốn thuế, gian lận thuế; chây ỳ không chịu nộp thuế... nhằm mục đích cảnh báo, răn đe và giúp cho NNT hiểu rõ và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế.
Tóm lại, kiểm soát nội bộ hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư không chỉ là hoạt động độc lập của riêng Cục Thuế tỉnh Bình Định. Để thực hiện tốt công tác này, cần phải có sự phối hợp một cách đồng bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như toàn xã hội.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương này tác giả đưa ra các giải pháp để giải quyết mục tiêu của đề tài và cũng là câu hỏi nghiên cứu làm thế nào để nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư tại Cục Thuế tỉnh Bình Định.
Tác giả đã đề xuất đưa ra nhóm giải pháp theo 05 yếu tố cấu thành hệ thống KSNB theo COSO 1992 và vận dụng chuẩn mực INTOSAI phù hợp cho cơ quan thuế. Bên cạnh đó, để thuận lợi cho việc tổ chức cũng như thực hiện, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị với các cấp có thẩm quyền nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ mang lại hiệu quả và hạn chế sai sót trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Bằng lý luận và thực tiễn, luận văn đã đặt ra và giải quyết tương đối đầy đủ vấn đề kiểm soát hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư tại Cục Thuế tỉnh Bình Định:
Thứ nhất, hệ thống hoá và làm rõ các vấn đề lý luận về kiểm soát hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư, trình bày được cách thức tổ chức kiểm soát hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư theo mô hình quản lý chức năng.
Thứ hai, tìm hiểu thực trạng kiểm soát hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư tại Cục Thuế tỉnh Bình Định và nêu lên những mặt hạn chế trong công tác kiểm soát hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác kiểm soát thuế GTGT đối với dự án đầu tư tại Cục Thuế tỉnh Bình Định, luận văn đã đưa ra được một số giải pháp tăng cường kiểm soát hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư tại Cục Thuế tỉnh Bình Định.
KẾT LUẬN CHUNG
Là một công chức công tác trong ngành thuế đồng thời thực hiện nghiệp vụ xử lý hồ sơ hoàn thuế GTGT nói chung và hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư nói riêng, tác giả quan tâm và lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp với mục đích nghiên cứu nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư tại Cục Thuế tỉnh Bình Định. Trong khuôn khổ luận văn nghiên cứu của mình, tác giả xin rút ra những vấn đề cơ bản sau:
- Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ hoàn thuế giá trị gia tang đối với dự án đầu tư; nội dung cơ bản về thuế GTGT và kiểm soát hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư; những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư.
- Phân tích thực trạng công tác kiểm soát hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư tại Cục Thuế tỉnh Bình Định thời gian vừa qua; những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại cần nghiên cứu giải pháp khắc phục.
- Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng công tác kiểm soát hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư tại Cục Thuế Bình Định, góp phần thực hiện hiệu quả, nghiêm túc chính sách pháp luật thuế GTGT, hạn chế thất thoát quỹ hoàn thuế của nhà nước và nhằm đạt được các mục tiêu đề ra của Luật thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Hạn chế của đề tài:
Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên luận văn chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu về công tác kiểm soát nội bộ hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư. Nội dung công tác kiểm soát kiểm soát nội bộ hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư là một vấn đề phức tạp và đang nhạy cảm nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý kiến của quý thầy cô giảng viên, các anh/chị/em để có thể hoàn thành tốt hơn trong quá trình công tác của mình.
-Hướng nghiên cứu tiếp theo:
Cục Thuế tỉnh Bình Định cần nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn kiểm soát rủi ro để hướng đến hoàn thiện hệ thống hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị theo báo cáo COSO 2013.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận báo cáo tài chính (1992), Báo cáo COSO năm 1992.
[2] Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành;
[3] Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế Giá trị gia tăng;
[4] Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế;
[5] Báo cáo kinh nghiệm cải cách chính sách thuế giá trị gia tăng của một số nước trên thế giới.(kèm theo Tờ trình Quốc hội số 161/TTr-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013).
[6] Thông tư 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng;
[7] Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ, Hà Nội.
[8] Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành;
[9] Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế;
[10] Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 219/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Hà Nội;
[12] Bộ Tài chính (2005), Kế hoạch và 10 Chương trình cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2005- 2010, ban hành kèm theo Quyết định số 1629/QĐ-BTC ngày 19/5/2005.;
[13] Bộ Tài chính (2011), Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, Phê duyệt tại Quyết định 2126/QĐ-BTC ngày 08/9/2011 của Bộ Tài chính; [14] Chính phủ (2013), Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, Hà Nội;
[15] Chính phủ (2015), “Báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng” (Kèm theo Tờ trình Quốc hội số 541/TTr-CP ngày 19/10/2015);
[16] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật số 13/2008/QH12 Thuế giá trị gia tăng, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội;
[17] Tổng cục thuế (2011), Quyết định 905/QĐ-TCT Quy trình hoàn thuế. Ngày 01/7/2011;
[18] Tổng cục Thuế (2015), Quyết định số 879/QĐ-CT năm 2015 về quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế ngày 15/5/2015;
[19] Tổng cục thuế (2015), Quyết định 746/QĐ-TCT Quy trình kiểm tra thuế. Ngày 20/4/2015;
[20] Tổng cục thuế (2015), Quyết định 1404/QĐ-TCT Quy trình Thanh tra thuế. Ngày 28/7/2015;
[21] Tổng cục thuế (2015), Quyết định 1401/QĐ-TCT Quy trình quản lý thu nợ thuế. Ngày 28/7/2015;
[22] Tổng cục thuế (2015), Quyết định 751/QĐ-TCT Quy trình Cưỡng chế nợ thuế. Ngày 20/4/2015;
[23] Tổng cục thuế (2015), Quyết định 881/QĐ-TCT Quy trình kiểm tra nội bộ. Ngày 15/5/2015.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 3.1.
BẢNG KHẢO SÁT VỀ " HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH".
Để tham khảo ý kiến thực hiện nghiên cứu đề tài Luận văn Cao học. Tôi ...người thực hiện đề tài nghiên cứu, rất mong các Anh (Chị) trong Ngành thuế Bình Định trực tiếp làm công tác kiểm tra, thanh tra thuế, tiếp nhận hồ sơ khai thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, pháp chế thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Định hỗ trợ cho ý kiến vào bảng.
PHẦN THỨ NHẤT – THÔNG TIN CHUNG
Xin anh chị cho biết một số thông tin cá nhân của anh chị: Họ và tên:
Đơn vị công tác: ...
Vị trí công tác: ...
Trình độ chuyên môn: ...
Thời gian công tác: ...
STT Các yếu tố Hoàn toàn không quan trọng Không quan trọng Quan trọng ở mức trung bình Quan trọng Rất quan trọng
I Môi trường kiểm soát
1
Cơ quan thuế quan tâm tới việc lập báo cáo định kỳ và chấp nhận điều chỉnh khi phát hiện sai sót
2
Lãnh đạo Cục Thuế thường xuyên tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với nhân viên.
3 Có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận. 4 Xây dựng chuẩn mực đạo đức,
các nhân viên. 5
Cơ cấu tổ chức tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ trên xuống, từ dưới lên trong các hoạt động.
6 Năng lực của nhân viên. 7
Phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi nhân viên.
8 Hình thức khen thưởng, kỷ luật
II Đánh giá rủi ro
1
Xây dựng quy trình tìm kiếm rủi ro ảnh hưởng tới công tác thu thuế.
2
Xây dựng mục tiêu hoàn thuế của đơn vị phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp
3 Rủi ro được nhân diện được truyền đạt đến các phòng ban. 4 Xây dựng tiêu chí đánh giá rủi
ro
5 Phân bổ nhân lực đối phó rủi ro
6 Nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên thuế.
7
Xử phạt cán bộ thuế bắt tay với hành vi trốn thuế của doanh nghiệp.
8 Mức phạt cho hành vi trốn thuế cao
9 Áp dụng mọi biện pháp đối phó rủi ro dù tốn kém chi phí.
III Hoạt động kiểm soát
1
Quy trình quản lý thuế được giản lược, bỏ bớt các trình tự thủ tục.
2 Đảm bảo những nghiệp vụ có thực mới được phê duyệt. 3 Luân chuyển nhân viên giữa
các Phòng theo định kỳ.
phòng ban chức năng.
5 Tiếp cận sổ sách và tài sản được giới hạn.
6 Đối chiếu giữa sổ sách và chứng từ thu thực tế.
7 Sử dụng phần mềm quản lý thông tin.
8
Kiểm tra nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp được tiến hành độc lập bởi các cá nhân khác với người quản lý thuế trực tiếp.
IV Thông tin và truyền thông
1
Thu thập thông tin thích hợp từ các cơ quan bên ngoài như bảo hiểm, lao động, kế hoạch đầu tư để thu thập các thông tin đáng tin cậy về tình hình kinh doanh, tham gia bảo hiểm… của doanh nghiệp
2
Quy trình hoàn thuế và xử lý thông tin được thay đổi kịp thời theo các chính sách thuế mới.
3 Tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn doanh nghiệp 4
Tiếp nhận những đề xuất cải tiến hay những bất cập trong quản lý từ nhân viên trong Cục thuế.
5
Hệ thống thông tin trong đơn vị luôn được cập nhật kịp thời và chính xác, truy cập thuận tiện và hiệu quả.
V Giám sát
1
Phòng Thanh tra, Kiểm tra thuế được phép báo cáo trực tiếp cho người quản lý cao nhất.
2
Bỏ qua công việc thanh tr a, kiểm tra ,giám sát sau khi doanh nghiệp đã được hoàn thuế.
3
Nâng cao trình độ chuyên môn, kế toán cho nhân viên trong bộ phận Thanh tra, Kiểm tra thuế.
4 Tiếp nhận ý kiến góp ý từ nhân viên thuế, doanh nghiệp.
5
Những sai sót trong quy trình xử lý được phát hiện kịp thời và báo cáo lên cấp trên quản lý.
Xin chân thành cảm ơn các Anh/Chị đã tham gia ý kiến. Chúc các Anh/Chị mạnh khoẻ, thành công!
PHỤ LỤC 3.2: THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT.
STT Môi trường kiểm soát
Hoàn toàn không quan trọng Không quan trọng Quan trọng ở mức trung bình Quan trọng Rất quan trọng 1
Cơ quan thuế quan tâm tới việc lập báo cáo định kỳ và chấp nhận điều chỉnh khi phát hiện sai sót
11 12 25 17 15
2
Lãnh đạo Cục Thuế thường xuyên tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với nhân viên.
10 13 24 16 17
3 Có sự phân định quyền hạn và
trách nhiệm cho từng bộ phận. 8 13 11 30 17
4
Xây dựng chuẩn mực đạo đức, quy trình làm việc ứng xử cho các nhân viên.
9 11 8 20 32
5
Cơ cấu tổ chức tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ trên xuống, từ dưới lên trong các hoạt động.
8 14 13 29 16
6 Năng lực của nhân viên. 9 9 16 27 19
7
Phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi nhân viên.
7 9 25 19 20
PHỤ LỤC 3.3: THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ RỦI RO.
STT Đánh giá rủi ro Hoàn toàn không quan trọng Không quan trọng Quan trọng ở mức trung bình Quan trọng Rất quan trọng 1
Xây dựng quy trình tìm kiếm rủi ro ảnh hưởng tới công tác hoàn thuế.
10 11 28 11 20
2
Xây dựng mục tiêu hoàn thuế của đơn vị phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp
9 11 12 30 18
3 Rủi ro được nhân diện được
truyền đạt đến các phòng ban. 7 9 15 32 17 4 Xây dựng tiêu chí đánh giá rủi
ro 16 25 17 18 4
5 Phân bổ nhân lực đối phó rủi ro 11 11 10 20 28 6 Nâng cao trình độ chuyên môn
của nhân viên thuế. 8 10 12 15 35
7
Xử phạt cán bộ thuế bắt tay với hành vi trốn thuế của doanh nghiệp.
5 15 17 27 16
8 Mức phạt cho hành vi trốn thuế
cao 4 16 25 17 18
9 Áp dụng mọi biện pháp đối phó
PHỤ LỤC 3.4: THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA YẾU TỐ HOẠT