MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 103 - 106)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ

HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Từ thực trạng về KSNB hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư tại Cục Thuế tỉnh Bình Định, cùng với kết quả khảo sát các công chức của Cục Thuế tỉnh, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

3.2.1. Môi trường kiểm soát:

Theo kết quả thống kê tại Phụ lục 3.2: Thống kê kết quả khảo sát về yếu tố Môi trường kiểm soát, ta có thể thấy được rằng: Phần lớn sự lựa chọn của các đối tượng được khảo sát về môi trường kiểm soát tập trung ở 04 yếu tố, tác giả đi sâu làm rõ, phân tích, đánh giá các yếu tố này, một số giải pháp để hoàn thiện môi trường kiểm soát như sau:

- Yếu tố thứ nhất: “Xây dựng chuẩn mực đạo đức, quy trình làm việc ứng xử cho các nhân viên”. Yếu tố nàyvới ý kiến đồng ý là 47/80 chiếm 58,75% trên tổng số người khảo sát, trong đó có tới 40% số người đánh giá rằng yếu này rất quan trọng. Đây là một yếu tố rất quan trọng, nên mọi hoạt động đều phải thực hiện theo đúng chuẩn mực và các quy tắc ứng xử trong khi thi hành công vụ ở cơ quan Thuế hay đối với ngoài cơ quan Thuế. Đồng thời cần phải nhận thức rằng, xây dựng một môi trường làm việc quy chuẩn không hẳn là chỉ để thể hiện cho người khác thấy mà còn thể hiện mức độ tương quan khá chặt chẽ với việc xây dựng một môi trường kiểm soát hiệu quả. Thực hiện tốt công tác này sẽ tạo ra trong cơ quan một môi

trường làm việc thân thiện với tinh thần tôn trọng lẫn nhau.

-Yếu tố thứ hai:“Có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận” với 47/80 ý kiến cho rằng đây là yếu tố quan trọng cho việc xây dựng và hoàn thiện bộ phận Môi trường kiểm soát chiếm 58,8%, trong đó có 17/80 ý kiến cho là yếu tố rất quan trọng chiếm 21,25%. Để hoạt động có hiệu quả thì các Phòng, các bộ phận hay các công chức chỉ nhận những nhiệm vụ chuyên biệt và họ chỉ chịu trách nhiệm về những gì họ làm nhằm giúp cho nhân viên làm việc hiệu quả, tiết kiệm được nhiều thời gian, hạn chế các sai sót, nhưng ngược lại nếu đảm nhận quá nhiều các công việc khác nhau thì rất dễ xuất hiện những sai sót và nó sẽ mang lại những rủi ro khó có thể lường trước. Đây cũng là yếu tố để lãnh đạo dễ nhận dạng, tìm kiếm nguyên nhân rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng phân định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng cho các Phòng, các bộ phận sẽ tạo được môi trường làm việc tốt, chuyên nghiệp, giảm rủi ro trong thi hành công vụ.

-Yếu tố thứ ba: “Cơ cấu tổ chức tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ trên xuống, từ dưới lên trong các hoạt động”, yếu tố này 45/80 người đồng ý chiếm 56,25%, trong đó có 26/80 người cho rằng rất quan trọng chiếm 20%.

Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo Lãnh đạo Cục Thuế không thể quản lý hết được quá trình làm việc của các Phòng cũng như công chức trong cơ quan nếu như không có một hệ thống thông tin quản lý hiệu quả và xuyên suốt. Do đó, Ban lãnh đạo có thể quản lý thông qua hệ thống thông tin trong đơn vị. Để đảm bảo việc quản lý có hiệu quả thì cần xây dựng một cơ cấu bố trí các Phòng chức năng với những nhiệm vụ cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác truyền tải hệ thống thông tin giữa các Phòng, giữa cấp trên và cấp dưới một cách kịp thời và chính xác. Có như vậy thì công tác quản lý mới được đảm bảo và tạo ra một môi trường kiểm soát tốt. Vì vậy, để việc truyền đạt thông tin đạt hiệu quả thì bên cạnh việc xây dựng một cơ cấu truyền tải thông tin tốt thì cũng phải đẩy mạnh về chất lượng thông tin, nâng cao công tác chọn lọc thông tin sao cho những thông tin cung cấp cho các cấp lãnh đạo là các thông tin cần thiết, rõ ràng, ngắn rọn, dễ hiểu thì cơ chế kiểm soát mới đạt

hiệu quả cao nhất.

- Yếu tố thứ tư: “Năng lực của nhân viên”. Yếu tố này được nhiều sự đồng ý qua khảo sát, có 57/80 người lựa chọn tiêu chí này chiếm tỷ lệ 57,5%, trong đó có 19 người đánh giá rất cao yếu tố này chiếm 23,75%. Yếu tố con người là yếu tố cấu tạo nên môi trường kiểm soát, nên đây chính là yếu tố mà các đơn vị luôn đặc biệt quan tâm. Nhân viên có chuyên môn, năng lực cao thì môi trường kiểm soát càng hoạt động có hiệu quả. Chính vì vậy, công tác đào tạo con người luôn là yếu tố then chốt để ngày càng hoàn thiện môi trường kiểm soát trong đơn vị.

Với kết quả khảo sát trên, Cục Thuế tỉnh Bình Định cần thực hiện một số giải pháp để hoàn thiện môi trường kiểm soát như sau:

- Xây dựng một chuẩn mực đạo đức, ứng xử phù hợp với quy tắc đạo đức và ứng xử đúng đắn của công chức thuế: Điều này giúp tránh tình trạng tha hóa về mặt đạo đức, đồng thời cũng giúp cho hình ảnh về công chức nhà nước trong mắt người dân luôn là một hình ảnh đẹp, người nộp thuế cũng không có tâm lý là mình bị bắt buộc nộp thuế mà là cảm thấy đó là nghĩa vụ đóng góp đối với đất nước khi họ được làm việc với một đội ngũ công chức thuế chuyên nghiệp có chuyên môn nghiệp vụ tốt.

- Phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận: Người quản lý của đơn vị cần phân định quyền hạn trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận nhằm giúp đạt được hiệu quả công việc tốt hơn đồng thời giúp các bộ phận cũng sẽ có trách nhiệm hơn với công việc mà mình được giao, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận. Đồng thời mỗi bộ phận chỉ thực hiện đúng công việc trong quyền hạn của mình, giúp quá trình luôn chuyển công việc giữa các bộ phận thực hiện dễ dàng và thuận lợi hơn.

- Xây dựng cơ cấu tổ chức hiệu quả: Các thông tin phát sinh trong quá trình hoạt động nếu không được truyền đạt kịp thời sẽ dẫn đến việc rủi ro không được nhận diện. Vì vậy cần xây dựng một cơ cấu tổ chức tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ trên xuống, từ dưới lên trong các hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)