Đánh giá rủi ro:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 106 - 109)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.2.2. Đánh giá rủi ro:

Theo kết quả thống kê tại Phụ lục 3.3: Thống kê kết quả khảo sát của yếu tố Đánh giá rủi ro, ta có thể thấy được rằng: Phần lớn sự lựa chọn của các đối tượng được khảo sát về đánh giá rủi ro tập trung vào các yếu tố sau:

- Yếu tố thứ nhất: “Nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên thuế” với 50/80 người lựa chọn chiếm 62,5%, trong đó có đến 35/80 người đánh giá yếu tố này rất quan trong chiếm 43,75% đây là con số khá cao áp đảo trước tỷ lệ cũng những người không đồng ý chỉ chiếm khoảng 10%.

Như đã phân tích thì yếu tố con người là yếu tố then chốt và có ý nghĩa quyết định. Mọi hoạt động đều phải thông qua con người lãnh đạo và thực hiện. Do vậy, nếu tổ chức chỉ chú trọng nâng cao các hệ thống công nghệ thông tin, các trang thiết bị cơ sở vật chất mà không quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao khả năng làm việc của công chức thì tổ chức đó làm việc không hiệu quả. Đặc biệt đánh giá rủi ro thì yếu tố không thể thiếu. Mặt khác, đánh giá rủi ro ban đầu là cần phải biết nhận dạng các rủi ro đó cho nên trong đơn vị phải có một đội ngũ công chức phân tích, đánh giá các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn nhằm nhận dạng được chúng một cách chính xác và hiệu quả. Tiếp đó là thực hiện việc đo lường mức độ tác động của từng rủi ro lên đơn vị, tiến hành phân loại các rủi ro để có phương án xử lý kịp thời và hợp lý. Như vậy vấn đề đặt ra là phải có đội ngũ công chức trình độ, năng lực tốt với nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn thì mới có tầm nhìn sâu rộng nhằm phát hiện, nhận dạng đúng các rủi ro đó.

- Yếu tố thứ 2: “Rủi ro được nhận diện được truyền đạt đến các phòng ban”,

có 49/80 người trả lời đồng ý với nhận định này chiếm 61,25% , trong đó, số người đồng ý quan trọng là 32/80 chiếm 40%. Số người không quan trọng yếu tố này là 7/80 chiếm 8,75%. Đây là một yếu rất quan trọng trong đánh giá rủi ro. Khi phát hiện được rủi ro, bộ phận đang gặp rủi ro phải kịp thời truyền đạt thông tin về rủi ro cho Ban lãnh đạo và các phòng, ban khác để không phải bị động, tiếp nhận các rủi ro đó và có biện pháp đối phó. Đồng thời, còn giúp cho các phòng, ban này tăng cường kiểm soát nhằm hạn chế tối đa các rủi ro khác phát sinh. Đặc biệt, Với Ban

Lãnh đạo thì công tác này phải thực hiện một cách kịp thời, chính xác để có thể nhanh chóng xác định nguồn gốc của các rủi ro và đưa ra quyết định về phương hướng phân bổ nguồn lực và giải quyết một cách triệt để, có hiệu quả.

-Yếu tố thứ ba: “Phân bổ nhân lực đối phó rủi ro”. Yếu tố này có số người đồng ý cũng khá nhiều, có 48/80 người đưa ra nhận định là rất quan trọng đối với yếu tố này chiếm 60%. Còn lại chỉ có 22 người chiếm 27,5% không lựa chọn yếu tố này. Để đánh giá, xử lý các rủi ro phải nhận biết những rủi ro nào có ảnh hưởng lớn đến tổ chức, những rủi ro nào xuất hiện sớm, những rủi ro nào có thể giải quyết nhanh…Với phương án đặt ra là khi rủi ro có thể xảy ra thì tổ chức sẽ phân bổ nguồn lực như thế nào để giải quyết rủi ro mang lại hiệu quả tối ưu…Đây là mục tiêu chính của công tác kiểm soát nội bộ trong một tổ chức. Khi đó, toàn bộ các quy trình để thực thi công việc đều được thực hiện một cách độc lập và nếu như có rủi ro phát sinh thì rất dễ phát hiện và nhận dạng. Điều này, giúp cho đơn vị có thể phân bổ nguồn lực để giải quyết một cách hợp lý và giảm thiểu tổn thất xảy ra.

- Yếu tố thứ tư: “Xây dựng mục tiêu hoàn thuế của đơn vị phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp” cũng nhận được nhiều ý kiến trả lời tích cực với 48/80 người (chiếm tỷ lệ 60%) cùng nhận định đây là yếu tố quan trọng và số ý kiến tỏ ra là rất quan trọng đối với nhận định này có đến 30/80 người chiếm tỷ lệ 37,5%. Để xây dựng mục tiêu hoàn thuế của đơn vị phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp đòi hỏi bộ phận thẩm định của Cục Thuế tỉnh Bình Định phải có sự nhạy bén về tình hình phát triển kinh tế xã hội nói chung và đặc điểm của từng doanh nghiệp nói riêng. Từng năm Cục Thuế đề nghị doanh nghiệp đăng ký ước số thuế đề nghị hoàn cho năm tiếp theo nhằm không đột biến về số thuế đề nghị hoàn làm ảnh hưởng đến quỹ hoàn thuế, kiểm soát số thuế đề nghị hoàn của doanh nghiệp phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của từng doanh nghiệp.

- Yếu tố thứ năm: “Xử phạt cán bộ thuế bắt tay với hành vi trốn thuế của doanh nghiệp”. Yếu tố này liên quan đến công chức làm công tác thuế cũng có một tỷ lệ đồng ý tương đối là có 43/80 người đồng ý chiếm tỷ lệ 53,75%, trong đó có

16/80 người chiếm 20% đồng ý là rất quan trọng. Nhưng, số người có ý kiến trái chiều cũng khá nhiều, có 20/80 người chiếm tỷ lệ khá cao là 25%. Việc đánh giá rủi ro sẽ rất khó khăn nếu có sự bắt tay, thông đồng của công chức thuế với doanh nghiệp để gian lận thuế, trốn thuế nhằm bòn rút quỹ hoàn thuế. Điều này, ảnh hưởng lớn đến quá trình thẩm định thuế cũng như thực hiện giải quyết hoàn thuế của Cơ quan Thuế. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về thuế còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Đặc biệt, các doanh nghiệp móc nối với một số công chức thuế biến chất sẽ càng khó khăn hơn trong việc giải quyết hoàn thuế. Và điều tất yếu đi kèm là gây thất thoát đến quỹ hoàn thuế. Xuất phát từ tình hình này, Cục Thuế tỉnh Bình Định cần phải xây dựng lại một thang đo xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của doanh nghiệp sát với thực tế, đảm bảo việc chi hoàn thuế được nghiêm minh và trên khuôn khổ pháp luật quy định. Còn đối với công chức thuế nếu có hành vi vi phạm như phân tích trên, Cục Thuế tỉnh Bình Định nên có biện pháp ngăn ngừa, giáo dục thường xuyên về đạo đức công chức thuế,… để hạn chế thất thoát quỹ hoàn thuế đồng thời nâng cao tinh thần đạo đức nghề nghiệp cho công chức thuế trong toàn ngành.

Như vậy, từ những phân tích trên chúng ta cũng nhận thấy được tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro trong kiểm soát nội bộ hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư tại Cục Thuế tỉnh Bình Định. Đây là yếu tố chính quan trọng trong việc xây dựng kiểm soát nội bộ hoàn thuế GTGT nhằm hạn chế thất thoát quỹ hoàn thuế và là cơ sở để đánh giá việc kiểm soát này mạnh hay yếu, tốt hay xấu, có hiệu quả hay không hiệu quả. Xuất phát từ yêu cầu đó, với kết quả nghiên cứu tác giả cũng có một số đề xuất nhằm tăng hiệu quả hoạt động của kiểm soát nội bộ hoàn thuế GTGT đó là: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công chức thuế; Phát hiện, nhận dạng và xử lý tốt các rủi ro nếu có xảy ra; Truyền tải kịp thời rủi ro phát sinh cho các Phòng có liên quan của Cục Thuế tỉnh Bình Định. Bên cạnh đó, cần xây dựng các thang đo, hệ thống các tiêu chí đánh giá nội bộ của các doanh nghiệp phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội để thực hiện công tác xây dựng các mục tiêu thuế sao cho phù hợp đồng thời phải xây dựng

đi kèm thêm hệ thống quy chế xử lý các hành vi vi phạm của công chức thuế phải đủ mạnh, có tính răn đe cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)