QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 98)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

3.1.1. Quan điểm hoàn thiện:

Hệ thống kiểm soát nội bộ phải được xác lập trên cơ sở một số quan điểm nhất định, nhằm khi tổ chức và xây dựng các văn bản cũng như thực thi nhất quán và hiệu quả. Từ thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ ở Cục Thuế tỉnh Bình Định, tác giả đưa ra một số quan điểm hoàn thiện như sau:

- Quan điểm kế thừa:

Mục tiêu của Ngành thuế Việt Nam là phải đảm bảo được yêu cầu động viên đóng góp công bằng và hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, giữa các cơ sở kinh doanh trong và ngoài nhà nước trên cơ sở thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào NSNN, hạn chế thất thoát quỹ hoàn thuế, đồng thời chống các hành vi gian lận thuế, trốn thuế, và dây dưa nợ đọng chiếm dụng tiền thuế của NSNN; điều tiết thu nhập cao và quá cao không hợp lý nhằm góp phần thực hiện tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân, cân đối thu chi ngân sách, ổn định vật giá, tiền tệ, cân đối tiền hàng; thực hiện kiểm kê, kiểm soát, quản lý, hướng dẫn mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển theo hướng mang lại lợi ích cho nền kinh tế nước nhà, tích cực góp phần thúc đẩy cải tạo, củng cố và hoàn thiện các quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cường chống đầu cơ tích trữ, buôn bán trái phép, gian lận thuế, trốn thuế.

Thực hiện nghiêm chính sách pháp luật thuế, thiết lập trật tự kỷ cương trong việc tuân thủ các quy định về các thủ tục hành chính thuế, khai thuế và nộp thuế; chấp hành tốt việc quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm ngăn ngừa, hạn chế việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để được hoàn thuế GTGT thất thoát quỹ hoàn thuế của Nhà nước. Ngày nay, tuy tổ chức bộ máy, hệ thống văn bản luật cũng như về cơ cấu

ngành đã có nhiều bước cải tiến cho phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế hiện nay nhưng về mặt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thì vẫn luôn được kế thừa và phát huy tích cực. Với chính sách thuế trước đây thường chú trọng đến việc đảm bảo nguồn thu ngân sách, điều tiết thu nhập, tức là bề nổi của công tác thu thuế, còn ngày nay thì chú trọng hơn đến những yếu tố nội tại của ngành thuế, chú trọng những rủi ro bên trong làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, thu thuế. Do đó, ngành Thuế đang ngày càng hướng đến việc hoàn thiện hệ công tác kiểm soát nội bộ của ngành và từng bước nâng cao chất lượng quản lý nhằm đảm bảo tối đa nhất nguồn thu như mục tiêu ngay từ ban đầu thành lập ngành thuế.

- Quan điểm ứng dụng phù hợp với trình độ quản lý thế giới:

Những đòi hỏi khách quan và thiết thực đã làm tiền đề cho việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong các tổ chức và trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cần được thực hiện độc lập, có tổ chức và liên tục trong mọi giai đoạn hoạt động. Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 và sau đó là Nghị định số 43/2006/NĐ - CP ngày 24/04/2006 của Chính phủ, Luật kiểm toán nhà nước 2005, xuất phát từ những văn bản pháp quy này, Quyết định số 728/QĐ-TCT ngày 18/6/2007 của Tổng cục Thuế thì cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Bình Định; Quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày 08/10/2018 của Bộ Tài chính.

Những văn bản trên đã đặt nền tảng để hướng tới việc ngày càng hoàn thiện về công tác kiểm soát nội bộ và chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy những văn bản hướng dẫn này được xây dựng trên cơ sở tham khảo lý thuyết COSO 1992 và Hướng dẫn chuẩn mực kiểm soát nội bộ của INTOSAI. Khi chúng ta ứng dụng một cách đúng đắn của lý thuyết COSO và Chuẩn mực kiểm soát nội bộ INTOSAI vào thực trạng ngành thuế nước ta sẽ giúp chúng ta đạt được một số vấn đề sau đây:

+ Tạo một môi trường hoạt động, làm việc hữu hiệu và hiệu quả: Đạo đức, năng lực công chức, viên chức được nâng cao, công việc được phân công đúng người đúng việc.

+ Xây dựng được một hệ thống kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo công việc được thực hiện đúng quy trình đặt ra và đạt được chất lượng cũng như hiệu quả tốt nhất.

+ Xây dựng tốt một hệ thống nhận diện rủi ro, xử lý tốt các tình huống rủi ro xảy ra hay ít nhất cũng là ngăn chặn rủi ro xảy ra một cách thấp nhất.

+ Xây dựng hệ thống thông tin và truyền thông được bảo mật, nhanh chóng, chính xác và đảm bảo yêu cầu đưa ra quyết định của nhà lãnh đạo và tránh được sự rườm rà trong các thủ tục hành chính như trước đây, giúp tiết kiệm thời gian cho người nộp thuế và hạn chế rất nhiều việc mất mát thông tin về người nộp thuế thể hiện qua việc lưu trữ chứng từ giấy nhằm giúp cho công chức thuế cấp dưới và người nộp thuế có thể cập nhật một cách kịp thời nhất các thông tin, chính sách mới về thuế.

+ Giám sát hiệu quả nhằm hạn chế những sai sót xảy ra trong quá trình thực thi nhiệm vụ, nâng cao trách nhiệm và ý thức của công chức thuế trong việc xử lý thông tin đồng thời hạn chế những hành vi mang tính tư lợi, cá nhân làm ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu của ngành thuế.

- Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống kiểm soát:

Như chúng ta đã biết, một vấn đề rất quan trọng trong công tác giải quyết hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu cũng như hạn chế thất thoát quỹ hoàn thuế là việc quản lý, xử lý hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế. Thông tin của người nộp thuế là một khối lượng dữ liệu rất lớn, mang tính lâu dài và thường xuyên biến động. Vì vậy, để có thể theo dõi các thông tin được chính xác và cập nhật kịp thời làm cơ sở để phục vụ công tác giải quyết hoàn thuế thì cần phải hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phù hợp với công tác này ngày càng phát triển và mở rộng. Đồng thời, đưa các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại phục vụ cho việc kê khai, nộp thuế, hoàn thuế của doanh nghiệp giúp giảm thiểu về thời gian đối với việc thực hiện các thủ tục hành chính, các rủi ro do các nguyên nhân về lưu trữ, xử lý thông tin thiếu chính xác như việc nộp bằng giấy trước đây và cũng như bổ trợ hết sức cần thiết cho công tác kiểm soát, rà soát hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế cũng như phục vụ tốt cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế nhằm tăng cường công tác xử lý hoàn thuế và hạn chế thất thoát quỹ hoàn thuế.

sơ hoàn thuế bằng phương thức điện tử được áp dụng trên cả nước theo Quyết định số 710/QĐ-BTC, tuy bước khởi đầu thực hiện còn gặp nhiều khó khăn như: Đường truyền mạng còn chậm, số lượng doanh nghiệp khá lớn, các doanh nghiệp đã quen với việc nộp hồ sơ hoàn thuế qua giấy nên khi chuyển sang hình thức nộp bằng phương thức điện tử chắc chắn rằng sẽ gây ra nhiều bỡ ngỡ cho người nộp thuế với hình thức mới này và việc chuyển đổi hình thức khai thuế này cũng phải mất khá nhiều thời gian mới đi vào ổn định.

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện

- Hoàn thiện quy trình quản lý hoàn thuế GTGT tại Cơ quan thuế các cấp theo hướng phân công rõ trách nhiệm, thẩm quyền và đảm bảo thời gian giải quyết hoàn thuế đúng hạn cho NNT; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm đội ngũ công chức trong công tác giải quyết hoàn thuế.

- Triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý hoàn thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống gian lận, tập trung các lĩnh vực như: hoàn dự án đầu tư phát sinh doanh thu; hoàn xuất khẩu qua biên giới đất liền.

- Triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm đảm bảo 100% hồ sơ hoàn thuế được giải quyết đúng hạn, công khai quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế của NNT trên Cổng thông tin điện tử ngành thuế, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoàn thuế GTGT, áp dụng quản lý rủi ro trong hoàn thuế, tập trung vào hậu kiểm.

- Xây dựng dự toán hoàn thuế đảm bảo sát đúng với tình hình thực tiễn tại địa phương. Có giải pháp đảm bảo kinh phí hoàn thuế đầy đủ, kịp thời để hoàn cho NNT đúng đối tượng, ưu tiên hoàn xuất khẩu, dự án đầu tư trọng điểm.

- Đẩy mạnh hiện đại hoá công tác quản lý hoàn thuế gắn với cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho NNT, tạo tiền đề cho việc thực hiện thủ tục hoàn thuế điện tử.

- Rà soát các chính sách về khấu trừ, hoàn thuế GTGT để có giải pháp kiềm chế hoàn thuế, chặt chẽ, đúng đối tượng.

3.1.3. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi xây dựng các giải pháp

mang tính thời sự, nhạy cảm hiện nay, vì vậy, khi đề xuất, xây dựng và thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư cần thiết phải có những quan điểm hợp lý, khả thi và nhất quán trong chính sách hoàn thuế để đảm bảo nguyên tắc công bằng, bình đẳng của các chủ thể trong việc áp dụng và thực hiện chính sách về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu. Mặt khác, quá trình hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư cũng phải tuân thủ theo các định hướng, chỉ đạo cải cách về Thuế của Đảng và Chính phủ. Xuất phát từ những quan điểm này để đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư hiện hành theo một trật tự khoa học mới, sẽ hạn chế được tối đa những rủi ro phát sinh trong quá trình áp dụng và thực hiện các quy định pháp luật về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư trong đời sống kinh tế - xã hội.

- Trước hết, hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư phải đảm bảo tính hiệu quả và khả thi. Yêu cầu này đòi hỏi ngành Thuế trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư cần tính đến tính khả thi của mỗi quy định, tính hiệu quả, lợi ích thu được khi đặt ra các quy định đó. - Thứ hai, hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư phải bảo đảm tính thống nhất phù hợp với pháp luật thuế GTGT và pháp luật về hệ thống thuế, đồng thời, đồng bộ với pháp luật kinh tế, tài chính của đất nước. Ngoài ra, để triển khai có hiệu quả các văn bản chính sách, pháp luật về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư trên thực tế đòi hỏi các văn bản điều chỉnh về nghiệp vụ quản lý thuế, nghiệp vụ tài chính ngân hàng phải đồng bộ, giúp cho các giao dịch kinh tế thể hiện tính minh bạch, chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ được thực hiện một cách tự giác trong người nộp thuế. Thuận tiện cho người nộp thuế thuộc diện hoàn thuế và thuận lợi ngay cả với Cơ quan Thuế có thẩm quyền khi xét duyệt, giải quyết hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu.

- Thứ ba, hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư phải đảm bảo được quyền lợi chính đáng của người nộp thuế, có ảnh hưởng tích cực cho người nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, lưu thông và xuất khẩu

hàng hóa, dịch vụ. Với đặc thù là một nước đang phát triển như nước ta thì những vấn đề phát sinh về thuế GTGT cần phải được các cơ quan Nhà nước quan tâm để dần hoàn thiện nhằm phản ánh đúng thực tiễn hoàn thuế GTGT ở nước ta.

- Thứ tư, dựa vào những bất cập trong thực tiễn thi hành về kiểm soát nội bộ hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư và phù hợp với yêu cầu của hội nhập, hợp tác quốc tế trong thuế hiện nay. Các giải pháp mới về kiểm soát nội bộ hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư cần phải đảm bảo tính mở trong suốt quá trình hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CỤC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Từ thực trạng về KSNB hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư tại Cục Thuế tỉnh Bình Định, cùng với kết quả khảo sát các công chức của Cục Thuế tỉnh, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

3.2.1. Môi trường kiểm soát:

Theo kết quả thống kê tại Phụ lục 3.2: Thống kê kết quả khảo sát về yếu tố Môi trường kiểm soát, ta có thể thấy được rằng: Phần lớn sự lựa chọn của các đối tượng được khảo sát về môi trường kiểm soát tập trung ở 04 yếu tố, tác giả đi sâu làm rõ, phân tích, đánh giá các yếu tố này, một số giải pháp để hoàn thiện môi trường kiểm soát như sau:

- Yếu tố thứ nhất: “Xây dựng chuẩn mực đạo đức, quy trình làm việc ứng xử cho các nhân viên”. Yếu tố nàyvới ý kiến đồng ý là 47/80 chiếm 58,75% trên tổng số người khảo sát, trong đó có tới 40% số người đánh giá rằng yếu này rất quan trọng. Đây là một yếu tố rất quan trọng, nên mọi hoạt động đều phải thực hiện theo đúng chuẩn mực và các quy tắc ứng xử trong khi thi hành công vụ ở cơ quan Thuế hay đối với ngoài cơ quan Thuế. Đồng thời cần phải nhận thức rằng, xây dựng một môi trường làm việc quy chuẩn không hẳn là chỉ để thể hiện cho người khác thấy mà còn thể hiện mức độ tương quan khá chặt chẽ với việc xây dựng một môi trường kiểm soát hiệu quả. Thực hiện tốt công tác này sẽ tạo ra trong cơ quan một môi

trường làm việc thân thiện với tinh thần tôn trọng lẫn nhau.

-Yếu tố thứ hai:“Có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận” với 47/80 ý kiến cho rằng đây là yếu tố quan trọng cho việc xây dựng và hoàn thiện bộ phận Môi trường kiểm soát chiếm 58,8%, trong đó có 17/80 ý kiến cho là yếu tố rất quan trọng chiếm 21,25%. Để hoạt động có hiệu quả thì các Phòng, các bộ phận hay các công chức chỉ nhận những nhiệm vụ chuyên biệt và họ chỉ chịu trách nhiệm về những gì họ làm nhằm giúp cho nhân viên làm việc hiệu quả, tiết kiệm được nhiều thời gian, hạn chế các sai sót, nhưng ngược lại nếu đảm nhận quá nhiều các công việc khác nhau thì rất dễ xuất hiện những sai sót và nó sẽ mang lại những rủi ro khó có thể lường trước. Đây cũng là yếu tố để lãnh đạo dễ nhận dạng, tìm kiếm nguyên nhân rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng phân định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng cho các Phòng, các bộ phận sẽ tạo được môi trường làm việc tốt, chuyên nghiệp, giảm rủi ro trong thi hành công vụ.

-Yếu tố thứ ba: “Cơ cấu tổ chức tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ trên xuống, từ dưới lên trong các hoạt động”, yếu tố này 45/80 người đồng ý chiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)