7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.2.2.3. Các hoạt động kiểm soát:
Hoạt động kiểm soát là những chính sách và những thủ tục đối phó rủi ro và đảm bảo đạt được mục tiêu, nhiệm vụ thu trong Cơ quan thuế. Để đạt được hiệu quả, hoạt động kiểm soát phải phù hợp, nhất quán giữa các thời kỳ, có hiệu quả, dễ làm, đáng tin cậy và liên hệ trực tiếp đến mục tiêu kiểm soát. Sự phân công, phân nhiệm giữa những người thực hiện nghiệp vụ được quy định rõ ràng trong văn bản theo hướng dẫn nghiệp vụ của ngành, nhằm đảm bảo tính độc lập giữa chức năng thực hiện nghiệp vụ quản lý với chức năng kiểm tra. Thực hiện theo các nguyên tắc: nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc ủy quyền và phê duyệt.
Các hoạt động kiểm soát hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư tại Cục Thuế tỉnh Bình Định thực hiện các bước sau: Kê khai và Kế toán thuế; Thanh tra-Kiểm
tra thuế; Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế.
a. Kiểm soát thủ tục đăng kí thuế, khai thuế, nộp thuế GTGT: - Một là, đăng ký thuế:
Cục Thuế tỉnh Bình Định đã ban hành Bộ tiêu thức phân công CQT quản lý đối với NNT trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 919/QĐ-CT ngày 21/6/2017. Đồng thời, thực hiện theo cơ chế liên thông, phối hợp khi thành lập DN mới, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc thay đổi nội dung ĐKKD, ĐKT được quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp và Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 hướng dẫn về đăng ký thuế của Bộ Tài chính. Theo đó, DN chỉ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ chung, đúng quy định cụ thể trong từng trường hợp nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để xử lý. Khi đó, Sở Kế hoạch-Đầu tư truyền dữ liệu đăng ký thuế của DN qua hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) của Cơ quan Thuế. Tại đây công chức Cơ quan Thuế cập nhật theo quy định của Ngành. Qua đó, công tác kiểm soát đăng ký thuế tại Cục Thuế được thuận lợi hơn, hạn chế trường hợp xử phạt chậm nộp do NNT quên nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế. Tuy nhiên, hiện nay công tác kiểm soát đăng ký thuế trên hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) chưa thật sự đúng với trạng thái hoạt động của NNT như: NNT không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh còn chưa xử lý hết; các trường hợp giải thể, phá sản, chuyển đổi loại hình,…đã đóng nhưng chưa xóa sạch trên hệ thống TMS. Điều này làm ảnh hưởng đến tính chính xác của các báo cáo về trạng thái hoạt động của NNT.
Bảng 2.4: Danh mục trạng thái mã số thuế
Mã trạng thái
Tên trạng thái Nội dung của trạng thái
00 NNT đang hoạt động (đã được
cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế)
NNT đã được cấp MST và đang hoạt động (trừ các trường hợp được cấp Thông báo MST)
0-01 NNT vi phạm đã chuyển cơ
quan công an
NNT vi phạm pháp luật thuế và CQT đã có hồ sơ chuyển cơ quan công an giải quyết theo quy định
01 NNT ngừng hoạt động và đã hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực MST
NNT đã được CQT ban hành Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế
02 NNT đã chuyển CQT quản lý
NNT đã hoàn thành thủ tục thuế tại CQT nơi đi khi làm thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở theo quy định 03 NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực MST NNT đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực MST và được CQT ra Thông báo người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Giải thể, phá sản
NNT có quyết định giải thể và đang làm thủ tục giải thể, Quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án
Tổ chức lại tổ chức kinh tế
NNT chấm dứt hoạt động trong trường hợp tổ chức lại tổ chức kinh tế nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực MST
Bị thu hồi Giấy phép hoạt động
NNT bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động do vi phạm pháp luật nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực MST
Nguồn: Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/ 6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn
về đăng ký thuế.
Kiểm soát đăng ký thuế là kiểm soát tính đầy đủ và chính xác thông tin của DN trên hệ thống TMS. Trường hợp NNT có hoàn thuế GTGT cần chú ý đến thông
tin số tài khoản (số tài khoản trên đăng ký thuế phải giống số tài khoản trên Giấy đề nghị hoàn thuế). Trường hợp NNT không đăng ký số tài khoản hay số tài khoản không đúng với hệ thống TMS đang quản lý thì hệ thống không chấp nhận hồ sơ hoàn thuế và trả lời tự động đến NNT.
Bảng 2.5: Tình hình đăng ký thuế của DN từ năm 2014 – 2018 tại Cục Thuế tỉnh Bình Định
Đăng ký thuế ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1.Tổng số lượt đăng ký thuế Lượt DN 1.328 1.539 1.710 1.722 2.000 2. DN mới thành lập Số DN 780 822 857 900 1.230 3. DN tạm nghỉ kinh doanh Số DN 233 268 285 228 250 4. DN ngừng hoạt động Số DN 560 544 525 510 520 5. Tỷ lệ DN ngừng hoạt động /thành lập mới % 71,9 66,2 61,3 56,7 42
Nguồn: Cục Thuế tỉnh Bình Định
Qua số liệu bảng 2.5 nêu trên cho thấy số lượng DN đăng ký thuế do thành lập mới qua các năm tăng đều tuy nhiên tăng vượt trong năm 2018 cụ thể: Số lượng DN trong năm 2018 tăng 450 DN so với năm 2014, số tuyệt đối tăng 57%. Đặc biệt dễ nhận thấy nhất qua tỷ lệ số DN ngừng hoạt động (do giải thể, sáp nhập, bỏ trốn, phá sản) có xu hướng giảm từ năm 2014 là 71,9% đến năm 2018 tỷ lệ này giảm xuống còn 42%.
- Hai là, kê khai thuế:
tự tính thuế, tự nộp tiền thuế vào NSNN và tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình thì hầu hết các DN nộp tờ khai đúng thời gian, đúng mẫu quy định của Luật thuế GTGT và 100% các DN thực hiện khai thuế qua mạng, cụ thể:
* Lựa chọn tờ khai: Tùy vào từng DN đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp nào thì DN sẽ chọn tờ khai cho phù hợp, cụ thể: DN thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì kê khai tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT, mẫu số 02/GTGT (nếu có hoạt động đầu tư); DN thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì nộp tờ khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp mẫu số 04/GTGT,…
* Lựa chọn kỳ kê khai thuế GTGT: Căn cứ Điều 15 Thông tư số 151/TT- BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điểm b, Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC về khai thuế giá trị gia tăng có quy định như sau:
Kê khai thuế GTGT theo quý: áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.
Kê khai thuế GTGT theo tháng: áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở lên.
Trường hợp, doanh nghiệp đủ điều kiện và thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý muốn chuyển sang khai thuế theo tháng thì gửi thông báo (theo Mẫu số 07/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 151/TT-BTC ) cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là cùng với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng đầu tiên của năm bắt đầu khai thuế GTGT theo tháng.
+ Về phía Cơ quan thuế: Thực hiện rà soát, cập nhật nghĩa vụ kê khai thuế phải nộp của các kỳ tính thuế tháng, quý, năm; rà soát tờ khai lỗi còn tồn trên trục để xử lý nhận vào hệ thống TMS theo quy định. Thực hiện việc kiểm tra và trả thông báo 2 bước đối với hồ sơ khai thuế, đảm bảo dữ liệu kê khai được xử lý trước
thời điểm khóa sổ hàng tháng hạn chế được kê khai thuế chậm.
Kiểm soát kê khai thuế GTGT là kiểm soát về thời gian nộp tờ khai thuế, số lượng tờ khai đã nộp và chưa nộp, kiểm soát các thay đổi về kỳ tính thuế, sắc thuế, mẫu HSKT, kiểm soát độ chính xác của thông tin kê khai trên tờ khai và thông qua công tác kiểm tra mức độ chính xác của thông tin đã kê khai, thực hiện điều chỉnh, xử phạt theo quy định đối với NNT có hành vi gian lận theo Quyết định số 879/QĐ- TCT ngày 15/05/2015 về việc ban hành quy trình quản lý kê khai, nộp thuế và kế toán thuế. Đối với trường hợp DN thực hiện hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư thì DN phải kê khai tờ khai thuế GTGT đối với dự án đầu tư mẫu số 02/GTGT theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
-Ba là, nộp thuế:
+ Về phía người nộp thuế: Thực hiện theo quy trình “tự khai - tự nộp” như hiện nay và 100% các DN nộp thuế điện tử.
+ Về phía cơ quan thuế: Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ và đôn đốc NNT sử dụng các dịch vụ khai thuế, nộp thuế điện tử. Tiếp tục chỉ đạo triển khai đến các DN mới thành lập thực hiện đăng ký nộp thuế điện tử theo chủ trương của Chính phủ và xem đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của công tác cải cách thủ tục hành chính thuế.
Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hàng tháng (hàng quý) hoặc thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo, quyết định, văn bản của Cơ quan Thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác. Thực hiện quy định nêu trên vừa bảo đảm phù hợp với tính chất thuế GTGT, vừa tạo thuận lợi cho NNT dễ nhớ, dễ thực hiện và tránh tình trạng nộp thuế rải rác nhiều ngày gây phiền hà cho NNT.
Nội dung kê khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế được thể hiện ở bảng 1.3 như sau:
Bảng 2.6: Kiểm soát về đăng ký thuế, kê khai và kế toán thuế
Nội dung Kiểm tra ban đầu Kiểm tra hồ sơ kê khai
Bộ phận thực hiện
Có hai hình thức tiếp nhận:
- Trực tiếp tại CQT: Tuyên truyền và hỗ trợ NNT (còn gọi là bộ phận một cửa)
- Qua đường bưu chính: Bộ phận hành chính văn thư
Bộ phận Kê khai và Kế toán thuế: Tiếp nhận, kiểm tra lỗi số học trên hồ sơ khai thuế.
Mục đích kiểm tra
- Đảm bảo tính pháp lý, thủ tục hành chính.
- Đảm bảo NNT nộp hồ sơ khai thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Bộ phận Kê khai và Kế toán thuế: Kiểm tra tính thống nhất, hợp lý số liệu giữa các chỉ tiêu trên tờ khai, phụ lục kèm theo và tờ khai chính thức giữa kỳ kê khai trước và kỳ kê khai giải trình khai bổ sung.
Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra các mẫu biểu đúng quy định hiện hành.
- Kiểm tra tờ khai và các phụ lục gửi kèm theo.
- Kiểm tra tính pháp lý: dấu, chữ ký,...
- Nếu phát hiện hồ sơ không đúng quy định thì đề nghị NNT nộp lại HSKT.
- Kiểm tra các công thức tính toán liên kết từ chi tiết đến tổng hợp; phụ lục, giải trình với tờ khai chính; tờ khai kỳ trước với kỳ sau. - Lập Thông báo yêu cầu NNT giải trình, điều chỉnh HSKT đồng thời theo dõi việc điều chỉnh, giải trình HSKT của NNT.
- Nếu NNT không chấp hành thì bộ phận KK - KTT chuyển cho bộ phận kiểm tra thuế, thanh tra thuế thực hiện các biện pháp xử phạt VPHC theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Cách thức kiểm tra
- Quyét mã vạch trên HSKT để ứng dụng tự động ghi Sổ nhận HSKT và chuyển dữ liệu trên HSKT vào ứng dụng QLT của ngành.
- Đối với HSKT không mã vạch: thực hiện ghi Sổ nhận HSKT bằng ứng dụng nhận, trả hồ sơ của ngành thuế.
Hệ thống máy tính thực hiện kiểm tra tự động số liệu của các chỉ tiêu kê khai trên HSKT của NNT để phát hiện HSKT có lỗi số học
Nguồn: Theo Quyết định 879/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 của Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình Quản lý kê khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế.
b. Kiểm soát thủ tục hoàn thuế.
Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế quuy định: “3. Khoản 1 và Khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tang
…….
2. Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan. Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không vi phạm pháp luật về thuế, hải quan trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế.”
Như vậy, theo quy định trên các DN nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế thì được hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư và hoàn thuế GTGT đối với hoạt động xuất khẩu nếu đáp ứng điều kiện nêu trên.
Với đề tài nguyên cứu của tác giả là “ Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư tại Cục Thuế tỉnh Bình Định” cho nên tác giả đi sâu vào kiểm soát hoàn thuế GTGT đầu tư.
Mặt tích cực của việc hoàn thuế GTGT không chỉ có ý nghĩa đối với DN mà ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung do các nguyên nhân sau:
-Thứ nhất, hoàn thuế GTGT phát huy ý thức chấp hành pháp luật về thuế của DN; DN muốn được hoàn thuế GTGT thì phải thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ; đầy đủ các điều kiện về đầu tư cũng như thể hiện rõ số thuế đầu vào, đầu ra để CQT làm căn cứ xét hoàn thuế.
-Thứ hai, hoàn thuế GTGT khích lệ DN đầu tư vào sản xuất kinh doanh; khuyến khích DN mở rộng quy mô đầu tư theo chiều sâu.
-Thứ ba, hoàn thuế GTGT giúp cho DN thu hồi lại số tiền vốn kinh doanh (bằng số thuế GTGT được hoàn) đã bỏ ra để tiếp tục đầu tư vào hoạt động kinh doanh; mà không phải vay ngân hàng để chịu chi phí về lãi suất.