Hoạt động kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 109 - 112)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.2.3. Hoạt động kiểm soát

Từ kết quả khảo sát tại Phụ luc 3.4: Thống kê kết quả khảo sát của yếu tố Hoạt động kiểm soát trên cho thấy: Muốn hoàn thiện yếu tố hoạt động kiểm soát, Cục Thuế tỉnh Bình Định cần phải triển khai và phát triển các yếu tố đó là:

- Yếu tố thứ nhất: “Luân chuyển nhân viên giữa các Phòng, Ban chức năng theo định kỳ”. Vì yếu tố này được số người đồng tình rất cao với 58/80 người chiếm 72,5%, trong đó có 17 người cho là rất quan trọng về yếu tố này chiếm 21,25%.

Việc luân chuyển nhân viên giữa các Phòng đang được rất nhiều các đơn vị áp dụng nhằm giúp cho nhân viên có cơ hội rèn luyện thêm các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ khác cũng như tăng cường khả năng làm việc ở các bộ phận công việc khác nhau. Thực hiện tốt điều này sẽ giúp cho việc bổ sung nguồn nhân lực trong đơn vị một cách kịp thời khi có nhu cầu về nhân sự mà vẫn đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc và hạn chế được các rủi ro thiếu hụt nhân sự.

Mặt khác, nếu có sai sót trong thực thi công việc thì quá trình phát hiện rủi ro cũng sẽ được tối ưu hơn khi nhân viên này có thể phát hiện được sai sót từ những nhân viên khác. Ngoài ra, những rủi ro phát sinh trong quá trình làm việc sẽ dễ dàng được phát hiện hơn nếu hệ thống nhân sự có tính chuyên môn hóa cao. Đây là điều rất quan trọng với việc phát triển, hoàn thiện kiểm soát nội bộ vì công tác kiểm soát lấy việc quản lý, kiểm tra và giám sát làm trọng tâm nên việc nâng cao khả năng làm việc của nhân viên là thật sự có ý nghĩa. Qua đó, hạn chế được những sai sót cũng như tăng cường khả năng phát hiện rủi ro cho đơn vị.

- Yếu tố thứ hai:“Kiểm tra hoàn thuế của doanh nghiệp được tiến hành độc lập bởi các cá nhân khác với người quản lý thuế trực tiếp”. Yếu tố này có số người đồng ý với nhận định này rất cao với số ý kiến tán thành là 62/80người chiếm tỷ lệ 77,5%. Đồng thời, trong đó có 39/80 người cho là rất quan trọng chiếm 48,75%. Khi công chức đang thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hoàn thuế tại doanh nghiệp lại có sự liên quan với bộ phận giám sát hồ sơ kê khai thuế, hoàn thuế thì gần như là

đồng nghĩa với việc người thực hiện thanh tra, kiểm tra hoàn thuế tại trụ sở doanh nghiệp cũng chính là người quản lý, giám sát hồ sơ hoàn thuế.

- Yếu tố thứ ba là: “Phân chia trách nhiệm giữa các Phòng, Ban chức năng”

cũng được rất nhiều người đồng ý với nhận định này 58/80 người được khảo sát chiếm 72,5%, trong đó có đến 48,75% số người cho rằng đây là yếu tố rất quan trọng.

Thực hiện việc phân chia trách nhiệm ở những Phòng cũng như ở các bộ phận, như tác giả đã phân tích trong ở phần yếu tố môi trường kiểm soát đã đề cập đây là một yếu tố rất quan trọng. Đặc biệt, đối với hoạt động kiểm soát với đặc thù là công tác quản lý tổ chức ở mức độ tổng thể thì việc phân chia quyền hạn, trách nhiệm lại càng có ý nghĩa hơn.

Tổ chức phân chia trách nhiệm đến từng cá nhân là cần thiết vì khi chúng ta phân công đúng người, đúng việc, đúng sở trường vừa giúp phát huy tối đa khả năng của từng cá nhân đó để công việc thực hiện trôi chảy, nhanh chóng và còn vừa giúp cho cá nhân nâng cao ý thức trách nhiệm công việc của mình và qua đó có sự nhận xét, đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân để từ đó kịp thời tổ chức khen thưởng đối với cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc có biện pháp kỷ luật đối với những cá nhân sai phạm.

3.2.4. Thông tin và truyền thông

Đối với công tác thông tin và truyền thông, theo kết quả thống kê tại Phụ lục 3.5: Thống kê kết quả khảo sát của yếu tố Thông tin và truyền thông, ta có thể thấy được rằng: Phần lớn sự lựa chọn của các đối tượng được khảo sát về thông tin và truyền thông thì Cục Thuế tỉnh Bình Định cần tập trung thực hiện tốt các yếu tố này như sau:

- Yếu tố thứ nhất là: “Hệ thống thông tin trong đơn vị luôn được cập nhật kịp thời và chính xác, truy cập thuận tiện và hiệu quả”. Đây là yếu tố nhận được nhiều sự đồng thuận nhất với 58/80 chiếm 72,5%, trong đó có 41 ý kiến cho rằng là rất quan trọng chiếm 51,25%. Riêng ý kiến hoàn toàn không quan trọng và không quan trọng chỉ có 11/80 chiếm 13,75%.

Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của một hệ thống thông tin trong đơn vị. Khi thông tin trong đơn vị được cập nhật kịp thời, chính xác sẽ giúp cho Lãnh đạo cơ quan cũng như những các Phòng tham mưu và các đối tượng liên quan có thể nắm rõ thông tin được nhanh nhất. Bên cạnh đó, còn giúp cho lãnh đạo đơn vị nhìn được toàn diện, chân thật hơn về tình hình thực tiễn và qua đó đưa ra các quyết định cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Yếu tố thứ hai là: “Quy trình hoàn thuế và xử lý thông tin được thay đổi kịp thời theo các chính sách thuế mới” có đến 58/80 người đồng ý với nhận định này chiếm 72,5% , một tỷ lệ cũng khá cao, một tỷ lệ cũng khá cao, ý kiến trái chiều chỉ có 11/80 số người được hỏi, chiếm 13,75%.

Yếu tố này được Cục Thuế cập nhật kịp thời theo sự thay đổi của chính sách thuế từ Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đến Cục Thuế. Một khi không nắm bắt kịp hoặc nắm bắt không kịp thời thì thường dẫn đến nhiều sai sót, rủi ro trong quá trình xử lý, kiểm soát hoàn thuế. Bên cạnh đó, việc thay đổi kịp thời các nghiệp vụ, chính sách thuế giúp cho công chức thuế hướng dẫn, hỗ trợ chính sách cho các doanh nghiệp để tránh trường hợp doanh nghiệp cố tình hiểu sai, nhầm lẫn để lách luật gian lận thuế, bòn rút quỹ hoàn thuế.

- Yếu tố thứ ba là:“Tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn doanh nghiệp”, có 60/80 người đồng ý lựa chọn chiếm 75%, trong đó số người đồng ý rất quan trọng là 43/80 người chiếm 53,75%. Thực hiện tốt nội dung này nhằm hỗ trợ trực tiếp các chính sách thuế đến các Doanh nghiệp để các doanh nghiệp nhận thức, hiểu rõ để thực hiện theo đúng quy định của nhà nước về pháp luật thuế và hạn chế tối đa các doanh nghiệp cho rằng là không được hướng dẫn về thuế mặc dù các doanh nghiệp hiện nay thực hiện theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế.

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác hoàn thuế GTGT nói chung và hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư nói riêng từ sự hỗ trợ tích cực của công tác tin học, cần phải phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận làm công tác xử lý hoàn thuế với bộ phận tin học để xây dựng các chương trình ứng dụng phù hợp với thực tiễn và hỗ

trợ tích cực trong công tác xử lý hoàn thuế. Điều kiện cơ bản để thực hiện tin học hóa là các nghiệp vụ phải được chuẩn hóa về khuôn dạng, mẫu biểu, quy trình xử lý và được áp dụng thống nhất trong toàn Cục Thuế tỉnh Bình Định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)