Nhận diện những rủi ro trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 90 - 98)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.3.1. Nhận diện những rủi ro trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án

ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH.

2.3.1. Nhận diện những rủi ro trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư tại Cục Thuế tỉnh Bình Định. án đầu tư tại Cục Thuế tỉnh Bình Định.

Trong thời gian công tác tại Cục Thuế tỉnh Bình Định, thực hiện công việc chuyên môn xử lý hoàn thuế GTGT nói chung và hoàn thuế GTGT đối dự án đầu tư nói riêng, cũng như trong quá trình nghiên cứu luận văn. Tác giả nhận thấy nên nhận diện các rủi ro liên quan đến hoàn thuế GTGT nói chung và hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư nói riêng, qua đó đề ra biện pháp phòng chống hiệu quả là hết sức quan trọng. Vì vậy, tác giả đưa ra một số nhận diện rủi ro có liên quan đến việc hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư tại Cục Thuế tỉnh Bình Định như sau:

- Thứ nhất: rủi ro đối với vốn điều lệ đăng ký của doanh nghiệp.

Theo quy định của Luật thuế GTGT hiện hành, đối với doanh nghiệp lần đầu đề nghị hoàn thuế GTGT theo Dự án đầu tư, Cơ quan Thuế căn cứ Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm kiểm tra để xác định vốn điều lệ đã đăng ký lần đầu hoặc tăng, giảm vốn điều lệ qua các lần điều chỉnh.

Quy đinh trên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với trường hợp doanh nghiệp đã được hoàn thuế GTGT lần đầu, sau đó điều chỉnh tăng vốn điều lệ và đề nghị hoàn thuế GTGT từ lần thứ 2 trở đi. Rủi ro đó là, nếu Cơ quan Thuế không kiểm tra việc doanh nghiệp có điều chỉnh tăng vốn điều lệ hay không? để yêu cầu doanh nghiệp

chứng minh đã góp đủ vốn điều lệ, dẫn đến rủi ro trong công tác hoàn thuế.

Thứ hai: Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.

Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh thuộc một số ngành nghề có điều kiện kinh doanh như kinh doanh xăng dầu, kinh doanh khoáng sản, ….quy định tại Phụ lục 4, Danh mục Ngành, Nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ban hành kèm theo Luật số 03/2016/QH14 ngày 22/11/2016 của Quốc Hội: sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động thì không được hoàn thuế theo quy định.

Tại hồ sơ hoàn thuế của DN chưa có đầy đủ hồ sơ, thủ tục pháp lý về xây dựng và đất đai: như chưa có hợp đồng thuê đất, hồ sơ XDCB chưa đủ điều kiện,...là chưa đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định của các pháp luật có liên quan và chưa đủ điều kiện hoàn thuế đối với dự án đầu tư.

Thứ ba: Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định phê duyệt Chủ trương đầu tư. Theo quy định của Luật đầu tư có một số trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư như dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài hoặc trường hợp không cần Giấy chứng nhận đầu tư thì phải có Quyết định phê duyệt Chủ trương đầu tư mới đủ điều kiện hoàn thuế.

Thứ tư: quy định về Dự án đầu tư đã đi vào hoạt động không được hoàn thuế GTGT.

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 1 Luật số 106/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế (sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và Khoản 2 Điều 13 Luật Thuế GTGT): “1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng."[2]

Tại Khoản 3, Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính (sửa đổi Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC), quy định về việc hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu từ là: "2. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm, trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm c Khoản 3 Điều này. Trường hợp, nếu số thuế giá trị gia tăng lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng."[4].

Theo quy định trên thì chỉ quy định dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động thì được hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện, chưa có quy định dự án đã phát sinh doanh thu là không được hoàn thuế. Một số dự án có phân thành nhiều giai đoạn, khi hoàn thành giai đoạn 1 thì số thuế GTGT còn được khấu trừ của giai đoạn 1 không được hoàn thuế. Đơn vị tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 có số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ khi đơn vị đề nghị hoàn thì khó xác định số thuế GTGT còn được khấu trừ của giai đoạn 2 có bao gồm số thuế GTGT được khấu trừ của giai đoạn 1.

Bên cạnh đó, Thông tư số 130/2016/TT-BTC quy định chưa rõ đối với “Dự án chưa đi vào hoạt động”, “Dự án chạy thử” dễ dẫn đến người nộp thuế lợi dụng “Dự án chạy thử” để hoàn thuế GTGT.

Thứ năm: Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư.

Đối với trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm từ tài nguyên, khoáng sản (có nguồn gốc trong nước) đã chế biến thành sản phẩm khác thì phải xác định tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở xuống thì được hoàn theo quy định tại Khoản 3.3 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính. Ngược lại, nếu tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì không thuộc trường hợp hoàn. Việc xác định tỷ lệ chưa được rõ ràng và sự thống nhất tại các văn bản dẫn đến nhiều rủi ro trong trường hợp này.

Thứ sáu: Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động có dự án đầu tư cùng tỉnh, thành phố.

Một số nội dung quy định giữa Luật, Nghị định, Thông tư còn chưa thống nhất. Chẳng hạn, Luật số 106/2016/QH13, Nghị định số 100/2016/NĐ-CP chỉ quy định 2 trường hợp hoàn thuế GTGT song Thông tư số 130/2016/TT-BTC lại quy định 3 trường hợp hoàn thuế đối với dự án đầu tư, trong đó thêm trường hợp là cơ sở kinh doanh đang hoạt động có dự án đầu tư cùng tỉnh, thành phố đang hoạt động, mà không phân biệt dự án đầu tư mới hay dự án đầu tư mở rộng.

Đối với trường hợp hoàn thuế này, Kiểm toán Nhà nước có ý kiến đề nghị Tổng cục Thuế báo cáo cấp có thẩm quyền đối với trường hợp này. Tổng cục Thuế đang tổng hợp trình Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền nội dung trên. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, Tổng cục Thuế sẽ thông báo để Cục Thuế biết và thực hiện. Tại Cục Thuế tỉnh Bình Định đang thực hiện dừng không giải quyết hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế đối với trường hợp nêu trên.

2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro:

- Về chính sách thuế:

+ Quy định về thuế GTGT, hoàn thuế GTGT còn bất cập, chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời, thiếu sự nhất quán, thiếu đồng bộ, thiếu rõ ràng để giúp DN dễ thực hiện, cơ quan quản lý dễ kiểm tra, giám sát.

nên còn có nhiều kẻ hở cho các loại hình kinh doanh lợi dụng luật định để trốn thuế. - Về phía cơ quan Thuế.

+ Trình độ công chức thuế chưa đồng đều, còn hạn chế:

Về trình độ, năng lực, phẩm chất công chức thuế đã trưởng thành và có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế mới: cơ chế quản lý cơ sở kinh doanh tự khai tự nộp; Cơ quan Thuế thực hiện quản lý thuế theo chức năng trong đó hai chức năng chính là tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế và thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về thuế; kỹ thuật quản lý: tổng hợp, phân tích, đánh giá, phân loại đối tượng nộp thuế theo mức độ rủi ro để tập trung quản lý. Với cơ chế quản lý thuế mới, đòi hỏi phải thường xuyên bồi dưỡng cán bộ thuế theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, không những bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ còn phải bồi dưỡng về ngoại ngữ, sử dụng vi tính, phẩm chất đạo đức.

Việc luân chuyển công chức giữa các Phòng đang được rất nhiều các đơn vị áp dụng nhằm giúp cho nhân viên có cơ hội rèn luyện thêm các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ khác cũng như tăng cường khả năng làm việc ở các bộ phận công việc khác nhau. Thực hiện tốt điều này sẽ giúp cho việc bổ sung nguồn nhân lực trong đơn vị một cách kịp thời khi có nhu cầu về nhân sự mà vẫn đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc và hạn chế được các rủi ro thiếu hụt nhân sự.

+ Công tác thanh tra, kiểm tra đã được chú trọng, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhiệm vụ, chưa theo kịp sự biến động của thực tế;

+ Phương pháp thanh tra, kiểm tra còn nhắm vào tất cả NNT, không dựa trên cơ sở đánh giá mức độ vi phạm, mức độ gian lận của NTT để lập kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra để ngăn chặn kịp thời. Vì thế nhiều NNT không có hành vi gian lận cũng tổ chức thanh tra, vừa gây phiền hà cho các đối tượng nộp thuế, vừa lãng phí nguồn nhân lực, tốn kém cho cơ quan thuế.

Chưa phân biệt rõ ranh giới giữa công tác kiểm tra và công tác thanh tra theo kinh nghiệm của các nước: kiểm tra là công việc thường xuyên mang tính nghiệp vụ được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan thuế dựa trên hồ sơ khai thuế của tổ chức, cá nhân nộp thuế hoặc được thực hiện tại cơ sở kinh doanh khi mà cơ sở kinh doanh

không giải thích được các số liệu trong hồ sơ khai thuế; còn thanh tra thuế được thực hiện theo định kỳ đối với cơ sở kinh doanh có quy mô lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, nộp thuế nhiều; đối với cơ sở kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế và thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

Việc phân tích chuyên sâu rủi ro về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư chưa thực hiện được, do công chức thanh tra chỉ dựa trên tờ khai thuế hàng tháng và tờ khai quyết toán thuế năm của doanh nghiệp.

Chưa áp dụng được các phương pháp đối chiếu so sánh, kiểm tra ngược chiều để tìm ra những bất hợp lý trong quá trình dầu tư của doanh nghiệp. Đây là khâu tất yếu của quá trình kiểm tra nhưng nếu áp dụng tại doanh nghiệp thì không đủ thời gian, vi phạm thời hiệu kiểm tra, mất thời gian và chi phí qua lại doanh nghiệp mà hiệu quả mang lại chưa cao.

Công việc thanh tra, kiểm tra hoàn toàn bằng thủ công, không tập trung vào các khâu gian lận; không ứng dụng tin học vào thanh tra thuế, do đó các cuộc thanh tra thường kéo dài và kết quả rất hạn chế

+ Thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giám sát hoàn thuế nói chung và giám hoàn thuế đối với Dự án đầu tư nói riêng, như chưa có phần mềm phân tích đáng giá các điều kiện để được hoàn thuế đối với Dự án đầu tư, chưa có tài liệu riêng biệt để nhận diện ngay từ lúc nhận hồ sơ....

- Về phía người nộp thuế:

+ Doanh nghiệp mới thành lập bộ máy kế toán chưa ổn định nên việc nghiên cứu, cập nhật chế độ, chính sách pháp luật thuế chưa được kịp thời, đầy đủ; Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bộ phận kế toán còn hạn chế, chưa sát thực tế, chưa đi sâu nghiên cứu nên nhận thức chưa đầy đủ chính sách pháp luật thuế. Với mục tiêu giảm chi phí hoặc chưa chú trọng đầu tư về công tác kế toán, có doanh nghiệp thuế kế toán thời vụ chỉ thực hiện nhiêm vụ làm sồ sơ hoàn thuế, kê khai thuế hàng tháng; có doanh nghiệp thuê kế toán thiếu kinh nghiệm.

+ Một bộ phận DN chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thuế: Hồ sơ hoàn thuế không đảm bảo các quy định của pháp luật về quản lý thuế như

* Chưa có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư không đảm bảo tiến độ đầu tư.

* Chưa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc lựa chọn ngành nghề kinh doanh không ràng buột về điều kiện kinh doanh. Sau khi đã được hoàn lần đầu lại điều chỉnh ngành nghề kinh doanh.

* Chưa góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký hoặc ghi vốn Điều lệ ban đầu thấp, sau khi đã được hoàn thuế GTGT lần đầu lại điều chỉnh tăng.

* Không thanh toán qua ngân hàng, hồ sơ hoàn thuế đó đang bị cơ quan điều tra thì chưa thể hoàn, đợi khi có kết luận điều tra mới được thực hiện hoàn thuế GTGT.

Nói cách khác hồ sơ, chứng từ, sổ sách, hóa đơn mua bán, hợp đồng,… của DN không hợp lệ và không đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu hoàn thuế. Như vậy, các DN chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thuế thì cơ quan Thuế không thể thực hiện nghiệp vụ này.

Mặt khác, trong nền kinh tế mở cửa vẫn còn hiện tượng các doanh nhân nước ngoài núp bóng doanh nghiệp trong nước hay lợi dụng chính sách hoàn thuế để trốn trục lợi.

Chính những điều đó, ít nhiều gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế; đối chiếu xác minh để tìm ra doanh nghiệp chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Nhà nước, trong rất nhiều trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn trước khi có sự kiểm tra của Cơ quan Thuế và như thế lại khó khăn trong việc xử lý vi phạm sau kiểm tra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ khi Luật thuế GTGT có hiệu lực đến nay, công tác kiểm soát nội bộ hoàn thuế GGTGT tại Cục Thuế tỉnh Bình Định được triển khai và đã đạt được kết quả nhất định góp phần thúc đẩy SXKD phát triển, tăng thu cho NSNN, nâng cao trách nhiệm của CQT, công chức thuế trong việc tuân thủ pháp luật thuế nâng cao ý thức trách nhiệm DN, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các DN với nhau.

Bên cạnh những thành tích đạt được, thì việc kiểm soát nội bộ hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư tại Cục Thuế tỉnh Bình Định vẫn còn những hạn chế,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 90 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)