Nguyên tắc kiểm soát thuthuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 25)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3 Nguyên tắc kiểm soát thuthuế giá trị gia tăng

Kiểm soát thu thuế giá trị gia tăng là việc kiểm tra, soát xét để xác định chính xác số thuế giá trị gia tăng phải nộp và tiến trình nộp thuế của đối tƣợng nộp thuế thông qua các căn cứ tính thuế giá trị gia tăng theo quy định của kiểm soát thu thuế giá trị gia tăng và các quy trình kiểm soát thu thuế giá trị gia tăng đƣợc thể hiện qua các quy trình đăng ký, Kê khai & Kế toán thuế, quy trình xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế. Qui trình kiểm soát nợ và cƣỡng chế nợ thuế, quy trình hoàn thuế, quy trình miễn, giảm thuế, quy trình thanh kiểm tra thuế.

(Nguồn: Chi cục thuế thành phố Quy nhơn)

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ kiểm soát, giám sát thuế giá trị gia tăng

Các chuẩn mực: -Luật thuế giá trị gia tăng, luật kiểm soát thu thuế và các văn bản hƣớng dẫn. -Các quy trình hƣớng dẫn kiểm soát thu thuế.

Cơ quan thuế -Kiểm soát việc tuân thủ pháp luật thuế giá trị gia tăng với các doanh nghiệp. download by : skknchat@gmail.com

18

Cơ quan thuế

(6)

Việc kiểm soát thu thuế giá trị gia tăng đòi hỏi phải tuân theo các qui trình nhiệm vụ về thuế. Nội dung mối quan hệ công việc của các quy trình nghiệp vụ về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp theo sơ đồ sau:

(7)

(8)

Sơ đồ1. 2. Mối quan hệ công việc của quy trình nghiệp vụ về thuế giá trị gia tăng

(1)Ngƣời nộp thuế kê khai đăng ký thuế. (2)Cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế.

(3)Ngƣời nộp thuế khai thuế, Cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ khai thuế và thông báo giải trình, điều chỉnh bổ sung hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế.

(4)Ngƣời nộp thuế nộp tiền thuế theo kê khai hoặc quyết định của cơ quan thuế. (5)Kho bạc, ngân hàng chuyển chứng từ về cơ quan thuế để kiểm tra và đối chiếu. (6)Ngƣời nộp thuế nộp hồ sơ hoàn thuế.

(7)Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra làm thủ tục hoàn thuế cho ngƣời nộp thuế. (8)Cơ quan thuế lập lệnh hoàn trả gửi đến kho bạc, ngân hàng.

(9) Kho bạc, ngân hàng thực hiện chuyển tiền vào tài khoản của ngƣời nộp thuế. Việc kiểm soát quy trình nghiệp vụ về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp

(1) Ngƣời nộp thuế (2) (3) (5) Kho bạc Nhà nƣớc, Ngân hàng (9) (4) download by : skknchat@gmail.com

19 phải tuân thủ theo các bƣớc nhƣ sơ đồ sau:

(Nguồn: Chi cục thuế thành phố Quy nhơn)

Sơ đồ 1.3. Kiểm soát quy trình nghiệp vụ về thuế giá trị gia tăng 1.2.4 Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến thuế giá trị gia tăng

Trong kiểm soát thu thuế giá trị gia tăng từ các doanh nghiệp, tính chặt chẽ và hợp lý của hệ thống luật pháp có vai trò quan trọng. Một hệ thống pháp luật lý tƣởng là một hệ thống pháp luật bao quát mọi vấn đề, mọi quan hệ kinh tế phát sinh trong nền kinh tế, thực hiện các quy luật kinh tế và bảo đảm quá trình thực hiện, nếu không đáp ứng các điều kiện trên sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cho cả ngƣời thực hiện công vụ. Chính vì vậy, không những thực thi luật pháp mà kiểm soát thu còn phải cung cấp thông tin về thực trạng các doanh nghiệp để nhà nƣớc hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật thuế.

1.3 NỘI DUNG CƠ BẢN KIỂM SOÁT THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Kiểm soát thu thuế giá trị gia tăng quan tâm đến doanh thu bán hàng (liên quan đến thuế đầu ra) và chi phí mua hàng (liên quan đến thuế đầu vào). Đối với doanh thu và chi phí, phải kiểm soát cả thực trạng hoạt động tài chính và kiểm soát tài liệu kế toán của doanh nghiệp. Đối với thực trạng hoạt động tài chính, việc kiểm

Ngƣời nộp thuế Đăng ký thuế, cấp mã số thuế

Kê khai thuế

Thanh tra, kiểm tra thuế

Hoàn thuế Nộp thuế

20

soát tập trung vào việc phản ánh các giao dịch mua, bán trên các tài liệu kế toán. Chủ yếu là các hóa đơn mua và bán hàng hóa, dịch vụ. Quan tâm một cách đầy đủ đến thực trạng hoạt động tài chính của các doanh nghiệp, kiểm soát thu thuế giá trị gia tăng không những phát hiện các hiện tƣợng trốn thuế, những nhầm lẫn, những sai phạm không cố ý của doanh nghiệp trong việc phản ánh doanh thu, lãi, lỗ và số thuế phải nộp, để thực hiện thu đúng và thu đủ mà còn cung cấp thông tin cho việc kiểm soát số tiền thuế thu ngân sách Nhà nƣớc để từ đó nhà nƣớc có chính sách thực tế hơn trong việc nuôi dƣỡng, phát triển các chính sách thu, chi hợp lý số tiền thu đƣợc từ thuế, tránh tình trạng các doanh nghiệp phải gánh chịu những khoản thuế nặng nề ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.4: Quy trình kiểm soát thu thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế thành phố Quy nhơn

Trong việc kiểm soát thu thuế đối với kế toán tại các doanh nghiệp, cần có các tài liệu cần thiết đối với kiểm soát thu thuế giá trị gia tăng nhƣ sau:

-Các tài liệu hạch toán ban đầu, hay còn gọi là chứng từ gốc. Đó là các hóa

Chi cục trƣởng Chi cục thuế thành phố Quy nhơn

Các phó Chi cục thuế thành phố Quy nhơn

Các phòng ban trong khâu kiểm soát thu thuế (đăng ký và kê khai thuế, thanh tra, kiểm tra thuế v.v…)

Các bộ phận xử lý Các bộ phận thụ lý hồ sơ

Các bộ phận lƣu trữ

21 đơn mua, bán hàng hóa và dịch vụ.

-Các bảng kê, bảng tổng hợp chứng từ kế toán. -Các sổ tổng hợp và chi tiết kế toán.

-Các bảng cân đối, tổng hợp kế toán.

-Các biên bản xử lý, thanh lý tài sản, vốn, vật tƣ, hàng hóa v.v….

Trong việc kiểm soát thu thuế đối với doanh nghiệp, các tài kiệu kế toán đóng vai trò rất quan trọng. Đối với thuế giá trị gia tăng, các chứng từ hạch toán ban đầu là quan trọng nhất vì nó chỉ ra số thuế doanh nghiệp phải nộp cũng nhƣ số thuế đƣợc khấu trừ. Do vậy, nội dung việc kiểm tra tập trung vào tính hiện thực của tài liệu kế toán, trong khi đó kiểm tra tính hợp pháp của các biểu mẫu, trình tự lập và luân chuyển chứng từ, kiểm tra tính hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ cho biết chất lƣợng của công tác kế toán và việc chấp hành các quy định, thể lệ của pháp luật về kế toán tài chính. Việc vi phạm hai nội dung này sẽ gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát việc tính thuế, kê khai của doanh nghiệp.

1.3.1 Kiểm soát ở khâu đăng ký, kê khai thuế giá trị gia tăng

Sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ đăng ký thuế giá trị gia tăng là sự ra đời, thay đổi hoặc chấm dứt của chủ thể kinh doanh. Thời điểm phát sinh nghĩa vụ này đƣợc xác định kể từ ngày đối tƣợng nộp thuế đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời điểm cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là thời điểm để tính thời hạn thực hiện nghĩa vụ thuế.

Việc đăng ký thuế phải tuân thủ theo những trình tự thủ tục nhất định gọi là quy trình đăng ký thuế, kết quả của đăng ký thuế là mỗi đối tƣợng nộp thuế đƣợc cấp một mã số thuế. Mã số thuế là cơ sở pháp lý để nhận diện ngƣời nộp thuế, là điều kiện thiết yếu về phƣơng diện pháp lý để kiểm soát và thực hiện thuế giá trị gia tăng. Đối với đối tƣợng nộp thuế phải sử dụng mã số thuế để thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác có liên quan đến thuế vì vậy phải ghi mã số thuế trên mọi giấy tờ giao dịch, hợp đồng kinh tế, chứng từ nộp thuế. Các đơn vị đƣợc sử dụng hoá đơn tự in phải in sẵn mã số của mình vào từng tờ hoá đơn. Đối với cơ quan thuế phải có trách nhiệm sử dụng mã số thuế của đối tƣợng nộp thuế để kiểm soát đối

22

tƣợng nộp thuế, theo dõi số liệu nộp thuế và ghi mã số đối tƣợng nộp

thuế trên mọi giấy tờ giao dịch với đối tƣợng nộp thuế nhƣ: thông báo nộp thuế, thông báo phạt, lệnh thu, các quyết định phạt hành chính thuế, biên bản kiểm tra về thuế. Mỗi chủ thể khi tham gia đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và đƣợc cấp mã số thuế thì đều phải thực hiện việc kê khai thuế theo quy định của pháp luật.

Kê khai thuế là việc khai báo tất cả những nghiệp vụ chịu thuế phát sinh trong kỳ (tháng, quý hoặc năm), số thuế giá trị gia tăng đã trả khi mua hàng, số thuế giá trị gia tăng thu đƣợc khi bán hàng, số thuế giá trị gia tăng đã nộp, số thuế giá trị gia tăng phải nộp trong kỳ cho cơ quan thuế.

Việc kê khai thuế đƣợc tiến hành theo mẫu tờ khai thuế. Ngƣời có nghĩa vụ kê khai thuế căn cứ vào các dữ liệu trên tờ khai thuế thực hiện hành vi kê khai, chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Sau khi lập xong tờ khai thuế phải nộp tờ khai cho cơ quan thuế. Sau khi tính số thuế phải nộp cho đối tƣợng nộp thuế, cơ quan thuế mới ra thông báo nộp thuế gửi cho các đối tƣợng nộp thuế. Việc kiểm tra tính đúng đắn của kê khai thuế xảy ra trƣớc thời điểm nộp thuế. Việc sai sót trong việc tính số thuế phải nộp thuộc trách nhiệm của cơ quan thuế.

Kiểm soát ban đầu ở khâu đăng ký, kê khai thuế do bộ phận Kê khai & Kế toán thuế thực hiện để đánh giá mức độ tuân thủ phá luật thuế qua việc đăng ký, kê khai thuế của đối tƣợng nộp thuế. Phải xác định đƣợc số hồ sơ phải nộp, đã nộp, không nộp, các lỗi số học và tính pháp lý của hồ sơ khai thuế.

Hồ sơ đƣợc bộ phận một cửa tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, đúng thủ tục sau đó chuyển cho bộ phận Kê khai & Kế toán thuế. Tại đây bộ phận Kê khai & Kế toán thuế phải xác định đƣợc tính trung thực, chính xác hồ sơ khai thuế của ngƣời nộp thuế để có những điều chỉnh và kiến nghị xử lý kịp thời nếu có sai phạm, tạo điều kiện để ngƣời nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế. Việc kiểm soát ở khâu này nhằm phân loại đƣợc ngƣời nộp thuế định hƣớng cho việc kiểm soát ở các khâu tiếp theo.

23

Theo thông tƣ 95/2016/TT-BTC đƣợc ban hành ngày 28 tháng 10 năm 2016 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thuế, thay đổi thông tin đăng ký thuế, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, khôi phục mã số thuế, tạm ngừng kinh doanh, đăng ký thuế đối với trƣờng hợp tổ chức lại, chuyển đổi mô hình hoạt động của tổ chức, trách nhiệm kiểm soát và sử dụng mã số thuế. Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế cùng với việc đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản hƣớng dẫn thi hành về đăng ký doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không thành lập theo Luật doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và những nội dung liên quan đến kiểm soát thu thuế, đăng ký thuế của doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp nhƣng chƣa đƣợc quy định tại Luật doanh nghiệp và các văn bản hƣớng dẫn thi hành thì thực hiện đăng ký thuế theo quy định của văn bản hƣớng dẫn về thuế và hƣớng dẫn tại thông tƣ này. Theo điều 6 của thông tƣ 95 quy định thời hạn thực hiện đăng ký thuế của ngƣời nộp thuế quy định nhƣ sau:

-Các tổ chức kinh tế, tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế trong thời hạn 10 (mƣời) ngày làm việc.

-Tổ chức, cá nhân không hoạt động sản xuất kinh doanh có phát sinh nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nƣớc hoặc đƣợc hoàn thuế thực hiện đăng ký thuế cùng với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế lần đầu theo quy định về thuế.

-Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký thuế cùng với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế lần đầu. Trƣờng hợp đƣợc cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế trong thời hạn 10 (mƣời) ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Hàng năm trên cơ sở khai đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp, việc kê khai thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Quy nhơn. Việc kiểm soát ở khâu đăng ký, kê khai thuế đƣợc thực hiện trên cơ sở mạng

24

máy vi tính thống nhất trong cả nƣớc. Tất cả các thông tin về doanh nghiệp nhƣ ngành nghề kinh doanh, tính chất và quy mô kinh doanh, địa chỉ, trụ sở v.v… đƣợc lƣu trên phần mềm của Bộ tài chính, khi cần tra một doanh nghiệp nào đó chỉ cần tra mã số thuế của doanh nghiệp đó lên phần mềm của Bộ tài chính sẽ có đầy đủ thông tin cần tìm. Đây là phƣơng thức hiện đại đƣợc áp dụng ở nhiều nƣớc trên thế giới, nó cho phép cơ quan thuế tiết kiệm đƣợc thời gian, công sức trong công tác kiểm soát thu thuế mà vẫn bảo đảm tính chính xác ngay cả trong điều kiện số lƣợng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hàng năm tăng rất nhanh. Phƣơng thức này còn giúp cơ quan thuế dễ dàng phát hiện ra những gian lận trong công tác thu nộp thuế, đặc biệt là kiểm soát thu thuế giá trị gia tăng. Thời hạn nộp thuế đƣợc quy định gắn với thời hạn kê khai thuế vừa bảo đảm phù hợp với tính chất của từng loại thuế, vừa tạo thuận lợi cho ngƣời nộp thuế dễ nhớ, dễ thực hiện và không phải làm các thủ tục hành chính thuế rải rác nhiều ngày trong tháng và quý, giảm phiền hà cho ngƣời nộp thuế. Trƣờng hợp ngƣời nộp thuế tự tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Hiện nay ở nƣớc ta việc kê khai thuế do các doanh nghiệp tự giác thực hiện, có sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế. Trên cơ sở các quy định cụ thể của các văn bản hƣớng dẫn thi hành, doanh nghiệp tự áp thuế suất và tự tính doanh thu, thu nhập chịu thuế, từ đó lập ra tờ khai thuế phải nộp. Cơ quan thuế quy định cụ thể các chỉ tiêu trong nội dung của tờ khai tƣơng ứng với loại thuế. Đối với mỗi loại thuế cũng quy định cụ thể kỳ tính thuế, thời hạn lập tờ khai thuế. Đến thời hạn quy định, doanh nghiệp phải nộp tờ khai cho cơ quan thuế. Cụ thể qua sơ đồ sau đây:

25

Sơ đồ 1.5: Quy trình kiểm soát ở khâu đăng ký, kê khai thuế giá trị gia tăng

Hàng tháng, quý hoặc năm, các doanh nghiêp nộp tờ khai thuế theo văn bản pháp luật đã quy định thì trƣớc thời hạn nộp hồ sơ kiểm tra của ngƣời nộp thuế, bộ phận kê khai & kế toán thuế thực hiện tra cứu, rà soát, cập nhật danh sách theo dõi ngƣời nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế (Mẫu số 01/QTr-KK) để xác định số lƣợng hồ sơ kiểm tra phải nộp và theo dõi, đôn đốc tình trạng kê khai của ngƣời nộp thuế. Cụ thể nhƣ sau:

Bộ phận kê khai & kế toán thuế căn cứ thông tin về ngƣời nộp thuế đƣợc cấp mã số thuế, mã số doanh nghiệp mới trên hệ thống đăng ký thuế để thực hiện:

- Rà soát các thông tin liên quan đến nghĩa vụ khai thuế của ngƣời nộp thuế, bao gồm: sắc thuế, phƣơng pháp tính thuế, mẫu hồ sơ kiểm tra, kỳ tính thuế và ngày bắt đầu phải nộp hồ sơ kiểm tra của từng ngƣời nộp thuế để cập nhật danh sách theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)