7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.4 Kiểm soát xử lý vi phạm về thuế giá trị gia tăng
Kiểm soát thủ tục xử lý vi phạm về thuế do bộ phận thẩm định tiến hành thẩm định những hồ sơ xử phạt ngƣời nộp thuế do các bộ phận chuyên môn xử lý có đúng với quy định trong luật kiểm soát thu thuế hay không.
36
Sơ đồ 1.8: Quy trình kiểm soát xử lý vi phạm về thuế giá trị gia tăng
Hành vi vi phạm quy định về thủ tục thuế: hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ.
Xử lý vi phạm về thuế là một khâu của quá trình kiểm soát thuế. Mọi hành vi vi phạm về thuế đều phải đƣợc phát hiện và xử lý nghiêm khắc. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt một lần với một mức phạt nhất định.Vi phạm về thuế có thể chia làm 4 loại theo quy định trong Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính Phủ:
Vi phạm thủ tục về thuế : Kê khai, đăng ký thuế, nộp hồ sơ khai thuế. Hành vi này có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Cụ thể:
+ Phạt cảnh cáo: Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền: Phạt tiền tối đa không quá 200 triệu đồng đối với ngƣời nộp thuế là tổ chức có hành vi vi phạm thủ tục thuế. Mức phạt tiền tối đa đối với ngƣời nộp thuế là cá nhân có hành vi vi phạm thủ tục thuế bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ
Chi cục trƣởng Chi cục thuế thành phố Quy nhơn
Phó cục trƣởng Chi cục thuế thành phố Quy nhơn
Các phòng ban, xử lý vi phạm về thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế thành phố Quy nhơn Phòng tiếp nhận xử lý vi phạm Phòng ra thông báo công văn xử lý vi phạm Phòng phản hồi và thụ lý những vƣớng mắc về xử lý vi phạm download by : skknchat@gmail.com
37
chức theo quy định của luật xử lý vi phạm hành chính.
Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế là mức trung bình của khung phạt tiền đƣợc quy định đối với hành vi đó, đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ đƣợc tính tăng hoặc giảm 20% mức phạt trung bình của khung phạt tiền. Ví dụ nhƣ khung phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng thì mức trung bình của khung là 3.000.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì số tiền phạt là 2.400.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì số tiền phạt là 3.600.000 đồng.
-Chậm nộp tiền thuế:
Ngƣời nộp thuế bị xử phạt hành vi chậm nộp tiền thuế khi nộp tiền thuế chậm so với thời hạn quy định, thời hạn đƣợc gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế. Nộp thiếu tiền thuế do khai sai số thuế phải nộp các kỳ trƣớc nhƣng ngƣời nộp thuế đã phát hiện sai sót và tự giác kê khai bổ sung nộp đủ số tiền thuế thiếu.
-Kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số thuế đƣợc hoàn: Khai sai thuế là việc ngƣời nộp thuế đã ghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời, trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ khi lập báo cáo tài chính nhƣng xác định số thuế phải nộp thấp hơn so với quy định hoặc tăng số thuế đƣợc hoàn. Đối với hành vi này, ngoài việc phải nộp đầy đủ số tiền kê khai thiếu (truy thu thuế), ngƣời nộp thuế còn bị phạt chậm nộp và phạt 20% số tiền thuế thiếu, số tiền thuế đƣợc hoàn.
-Trốn thuế, gian lận thuế: Trốn thuế, gian lận thuế là việc ngƣời nộp thuế không ghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời, trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ khi lập báo cáo tài chính, từ đó xác định số thuế phải nộp thấp hơn số thuế theo quy ñịnh. Ngƣời nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận về thuế ngoài việc phải nộp số tiền thuế trốn, gian lận (truy thu thuế) còn bị xử phạt phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn, gian lận.
38
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Kiểm soát thu thuế giá trị gia tăng là một trong những hoạt động kiểm soát của nhà nƣớc, do vậy để hiểu đƣợc khái niệm về kiểm soát thu thuế giá trị gia tăng và chúng ta phải xuất phát từ kiểm soát nói chung và quá trình kiểm soát của nhà nƣớc nói riêng. Một cách chung nhất là kiểm soát là một quá trình định hƣớng và tổ chức thực hiện các mục tiêu đã định trên cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Trong nội dung chƣơng 1 này, tác giả đã làm rõ các vấn đề sau:
- Thứ nhất, Làm rõ tổng quan về thuế giá trị gia tăng. - Thứ hai, Làm rõ về kiểm soát thu thuế giá trị gia tăng.
- Thứ ba, Làm rõ các nội dung cơ bản của kiểm soát thu thuế giá trị gia tăng.
Những nôi dung này là cơ sở nền tảng để tác giả tiến hành đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế thành phố Quy Nhơn ở chƣơng 2.
39
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ QUY NHƠN