Giải pháp hoàn thiện tổchức bộ máy kiểm soát thuthuế của Chi cục thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 110 - 131)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Giải pháp hoàn thiện tổchức bộ máy kiểm soát thuthuế của Chi cục thuế

thuế thành phố Quy Nhơn

Hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm soát thuế theo mô hình chức năng nhằm đảm bảo có thể thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thuế một cách đầy đủ, để các doanh nghiệp có thể thực hiện tự khai và tự nộp thuế vào ngân sách nhà nƣớc. Cần xác định rõ ranh giới trách nhiệm và tăng cƣờng phối hợp giữa các bộ phận chức năng để không có sự chồng chéo trong công việc. Hạn chế mức thấp nhất các tiêu cực trong kiểm soát thuế giá trị gia tăng do có sự kiểm tra, giám sát của các bộ phận khác.

Xây dựng bảng tiêu chuẩn cho từng cán bộ thực hiện từng công việc, từng vị trí kiểm soát theo trình độ chuyên môn, sắp xếp, bố trí nhân lực vào đúng các vị trí công việc, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng từng năm. Thƣờng xuyên cử cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ do Cục thuế tổ chức. Cán bộ làm công tác kiểm tra phải “vững vàng về nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức và công tâm khi thi hành công vụ”. Cụ thể:

-Thực hiện rà soát, phân loại chất lƣợng, tiêu chuẩn cán bộ thuế thông qua hệ thống chấm điểm để làm căn cứ bố trí nguồn nhân lực cho phù hợp theo từng chức năng kiểm soát. Việc xây dựng tiêu chuẩn này có thể căn cứ vào các tiêu chí về mức độ hoàn thành công việc, phong cách, thái độ phục vụ doanh nghiệp…

104

-Định kỳ hàng năm nên tổ chức thi sát hạch nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thuế.

-Tiêu chuẩn hoá trình độ cán bộ thuế theo các vị trí làm việc và thu nhập. Cần quy định rõ ràng trình độ bắt buộc của từng cán bộ thuế đối với từng vị trí làm việc cụ thể. Nếu hiện tại chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc đặt ra thì có thể tiến hành đào tạo lại trong một thời gian ngắn. Nếu vẫn không đáp ứng đƣợc sau khi đào tạo lại thì có thể tiến hành luân chuyển vào vị trí khác tạo điều kiện phát huy năng lực của bản thân.

-Xây dựng kế hoạch tuyển dụng cán bộ mới để tạo nguồn kế cận cho đội ngũ cán bộ chuẩn bị nghỉ hƣu, các tiêu chuẩn tuyển dụng, quy trình tuyển dụng đảm bảo chất lƣợng. Xác định các công việc trọng tâm cần tuyển dụng đảm bảo yêu cầu hiện đại hoá ngành thuế. Xây dựng quy chế luân chuyển cán bộ đảm bảo ƣu tiên cán bộ có trình độ cho các bộ phận chức năng cơ bản của quy trình kiểm soát thuế giá trị gia tăng. Đồng thời cứ 03 năm (thời gian cần và đủ để làm quen với công việc) luân chuyển cán bộ một lần nên luân chuyển trong các bộ phận chức năng với nhau: Kê khai và kế toán thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế và kiểm soát nợ. Những trƣờng hợp cần thiết phải luân chuyển cán bộ ở các bộ phận khác đến bộ phận chức năng thì cần phải ƣu tiên những cán bộ có trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm kiểm soát thuế.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền hàng năm, hoặc khi có chính sách mới thay đổi, đáp ứng kịp thời. Một trong những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế chƣa cao, tình trạng trốn thuế, gian lận thuế trong kê khai chứng từ, hoá đơn,…và góp phần đảm bảo đạt và vƣợt thu ngân sách nhà nƣớc là hoàn thiện các dịch vụ cung cấp cho ngƣời nộp thuế. Thực tế cho thấy, công tác tuyên truyền và hỗ trợ chính sách thuế đến ngƣời nộp thuế đƣợc xem là khâu đầu tiên, giữ vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện kiểm soát thuế của cơ quan thuế trong cơ chế “Tự tính, tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm”. Để thực hiện điều này, cơ quan thuế cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

105

-Phân loại ngƣời nộp thuế để áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ thực thi pháp luật thuế phù hợp với từng nhóm ngƣời nộp thuế. Giúp cho ngƣời nộp thuế thấy ñƣợc tính ƣu việt của chính sách thuế, tạo sự tin tƣởng và tự nguyện chấp hành của ngƣời nộp thuế trong toàn xã hội.

-Xây dựng và triển khai đa dạng các phƣơng pháp, hình thức tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế tập trung, thống nhất, đặc biệt chú trọng cung cấp các hỗ trợ qua hình thức điện tử.

-Tăng cƣờng áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế hiện đại, phù hợp với trình độ phát triển của xã hội nhƣ: Trung tâm giải đáp về thuế bằng điện thoại, internet, hỗ trợ ngƣời nộp thuế qua bộ phận “một cửa” tại cơ quan Thuế các cấp, các diễn đàn theo ngành hoặc theo nhóm ngƣời nộp thuế để trao đổi thông tin với ngƣời nộp thuế, đại diện của họ và các bên quan tâm.

-Xây dựng cơ sở dữ liệu, bộ tài liệu hƣớng dẫn, trả lời các vƣớng mắc thƣờng gặp đối với từng sắc thuế, thủ tục hành chính thuế và đăng tải trên trang thông tin điện tử ngành thuế, đồng thời làm tài liệu phục vụ cho việc hỗ trợ ngƣời nộp thuế tại các trung tâm trả lời bằng điện thoại, Internet.

-Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng thƣờng xuyên hơn, với nộp dung phong phú và đa dạng hơn: xây dựng các bộ phim tài liệu, tiểu phẩm với nội dung tuyên truyền về thuế trên truyền hình, tổ chức các chƣơng trình thi tìm hiểu pháp luật về thuế trên các báo, đài. Thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn chính sách thuế miễn phí theo định kỳ nhất là đối với các doanh nghiệp mới thành lập.

-Đẩy mạnh dịch vụ đại lý thuế. Việc sử dụng đại lý thuế để giúp các doanh nghiệp không phải lo lắng về thủ tục kê khai, nộp và hoàn thuế theo đúng quy định của pháp luật. Những công việc này sẽ do đại lý thuế tiến hành. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nhƣ các doanh nghiệp lớn. Sử dụng dịch vụ đại lý thuế sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm tập trung vào kinh doanh. Nghĩa vụ thuế là trách nhiệm của công dân và mỗi doanh nghiệp. Dịch vụ đại lý thuế sẽ là cầu nối giữa cơ quan thuế và ngƣời nộp thuế, đây là mô hình có lợi cho cả

106

ngành thuế và ngƣời nộp thuế.

-Nâng cấp hệ thống trang thiết bị máy tính, internet, hợp đồng với các nhà cung cấp mạng và giới thiệu đến các doanh nghiệp để cài đặt token nộp tờ khai và nộp thuế qua mạng. Hỗ trợ cán bộ hƣớng dẫn doanh nghiệp khi cần thiết, đối với những doanh nghiệp mới thành lập thì triển khai ngay từ khâu đăng ký kê khai. Hƣớng tới mục tiêu 100% doanh nghiệp thực hiện kê khai và nộp thuế điện tử. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin kiểm soát thuế phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Hệ thống thông tin đƣợc lƣu trữ tập trung tại cơ sở dữ liệu cấp trung ƣơng, đƣợc chia sẻ, khai thác và sử dụng bằng các công cụ tin học trên phạm vi toàn quốc. Hệ thống thông tin về ngƣời nộp thuế phải đầy đủ đáp ứng yêu cầu kiểm soát thuế bao gồm các thông tin cơ bản nhƣ: Thông tin về đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, thông tin về kế toán thuế tài khoản thuế của ngƣời nộp thuế, thông tin kết quả sản xuất kinh doanh, thông tin về tình hình chấp hành luật thuế, thông tin khác liên quan đến quá trình hoạt động, giao dịch của ngƣời nộp thuế... Bởi vậy, thông tin về ngƣời nộp thuế phải thu thập khai thác từ nhiều kênh, nhiều nguồn và bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ: từ ngƣời nộp thuế, từ nội bộ cơ quan kiểm soát thuế, các cơ quan nhà nƣớc và từ các tổ chức, cá nhân có liên quan. Nếu có đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế thì việc phân tích, đánh giá phân loại đối tƣợng nộp thuế mới chính xác và phát hiện các vi phạm của ngƣời nộp thuế mới thuận lợi và nhanh chóng. Đây là một trong những chiến lƣợc quan trọng nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm của ngƣời nộp thuế. Tuy nhiên, với nguồn lực còn hạn chế nên không thể kiểm tra toàn bộ ngƣời nộp thuế mà cần phải kiểm tra có trọng điểm. Chuyển từ kiểm tra tất cả các đối tƣợng sang kiểm ra theo mức độ vi phạm (xác định mức độ rủi ro), sử dụng phần mềm ứng dụng kiểm tra hồ sơ khai thuế để gán điểm cho từng tiêu chí. Theo đó ứng dụng sắp xếp ngƣời nộp thuế (hồ sơ khai thuế) theo từng tiêu chí rủi ro và đƣa ra nhận xét, cảnh báo đối với từng tiêu chí, đồng thời ứng dụng sắp xếp ngƣời nộp thuế theo mức độ rủi ro tổng thể của toàn bộ tiêu chí theo thứ tự từ rủi ro cao đến rủi ro thấp giúp cho việc phân

107

loại ngƣời nộp thuế (hồ sơ khai thuế) theo mức độ rủi ro về thuế. Từ việc phân loại đó, kế hoạch kiểm tra hàng năm sẽ lựa chọn số doanh nghiệp có rủi ro cao và số doanh nghiệp cần kiểm tra theo thực tiễn kiểm soát. Đối với doanh nghiệp có rủi ro cao, sẽ lựa chọn những tiêu chí đƣợc chấm điểm rủi ro để tiến hành kiểm tra, còn đối với doanh nghiệp lựa chọn từ thực tiễn kiểm soát là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề có tính rủi ro và dễ xảy ra các hành vi gian lận, trốn thuế nhƣ khai thác đá, cát, sỏi, xây dựng….

Cách thức tiến hành kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế cũng cần phải thay đổi cho phù hợp, phải phân tích các rủi ro về thuế trƣớc khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của ngƣời nộp thuế là yêu cầu bắt buộc. Cần loại bỏ cách làm tùy tiện, ngẫu hứng không bám vào đề cƣơng, kế hoạch, các rủi ro trong quá trình phân tích, mạnh ngƣời nào ngƣời đó làm dẫn đến tình trạng bỏ sót việc.

Trong danh sách đối tƣợng thanh tra, kiểm tra lựa chọn các đối tƣợng vi phạm về thủ tục kê khai thuế, nộp chậm tiền thuế vào danh sách đối tƣợng cần thanh tra, kiểm tra.

Có thể khái quát quy trình kiểm tra nhƣ sau:

108

Thu thập thông tin

Kê khai thuế, hoàn thuế có dấu hiệu vi phạm …để phân tích rủi ro

Xác định nội dung kiểm tra: Toàn diện, hạn chế, hồ sơ khai thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế giá

trị gia tăng…

Xác định mục tiêu, phạm vi kiểm tra: số lƣợng ngƣời nộp thuế, phạm vi kiểm tra, thơi gian thực

hiện

Xây dựng kế hoạch kiểm tra

Kiểm tra tại Cơ quan thuế: phân tích rủi ro, xác định nội dung, phạm vi cần kiểm tra, thành lập

đoàn kiểm tra

Điều tra thuế

Không có dấu hiệu vi phạm

Có dấu hiệu vi phạm

Không kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế

Kiểm tra tại doanh nghiệp: Công bố quyết định, lập nhật ký thanh tra, kiểm tra hồ sơ

chi tiết, số liệu tổng hợp

Kết luận kiểm tra: chấp hành pháp luật thuế, chế độ kế toán, hành vi vi phạm khác Xử lý kết quả kiểm tra:

-Không xử lý nếu không vi phạm.

-Phạt hành chính theo quy định của luật thuế

-Chuyển điều tra thuế nếu có hành vi dấu hiệu vi phạm luật

hình sự

Báo cáo kết quả cuộc kiểm tra Lƣu hồ sơ

Theo dõi quyết định xử lý

Báo cáo kế hoạch kiểm tra, và rút kinh nghiệm từ

kiểm tra

109

Theo nhƣ quy trình kiểm tra trình bày ở chƣơng 2 thì việc kiểm tra ngƣời nộp thuế theo sơ đồ này cắt giảm bớt khối lƣợng công việc khi tiến hành kiểm tra và kiểm tra có tính trọng điểm vào các rủi ro trong phân tích chuyên sâu.

Nhằm mục đích kiểm soát cán bộ, công chức tại Chi cục thuế thành phố Quy nhơn trong quá trình thực hiện công tác chuyên môn. Đặc biệt chú trọng đến việc chấp hành các quy định, quy trình trong kiểm tra thuế của các đoàn kiểm tra. Kiểm soát thuế theo mô hình chức năng, mỗi phòng thực hiện một nhiệm vụ cụ thể và có chức năng rõ ràng. Để kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả của từng bộ phận cần phải có một lực lƣợng chuyên làm công tác kiểm tra nội bộ ngành. Công tác kiểm tra nội bộ ngành phải bao quát tất cả các khâu, lĩnh vực của công tác kiểm soát thuế. Để phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu kiểm soát theo mô hình chức năng, công tác kiểm tra nội bộ phải thay đổi về nội dung, phạm vi và cách thức kiểm tra từ đó có chƣơng trình cụ thể để kiểm tra việc kiểm soát thu thuế qua các khâu của quy trình kiểm soát thuế:

-Về phạm vi kiểm tra: Thực hiện trên tất cả các khâu, lĩnh vực của công tác kiểm soát thuế trên địa bàn trong đó tập trung vào kiểm tra việc thực hiện quy trình của bộ phận chức năng, nơi kiểm soát phần lớn nguồn thu trên địa bàn.

-Nội dung kiểm tra: bám sát nội dung quy trình, bản mô tả công việc của từng bộ phận chức năng, cần phân rõ trách nhiệm của từng bộ phận trong quá trình kiểm soát thuế.

-Phƣơng pháp kiểm tra: Có thể kiểm tra theo chƣơng trình, kế hoạch hàng kỳ, kiểm tra đột xuất theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục và lãnh đạo Cục thuế. Để nâng cao hiệu quả kiểm tra nội bộ, trong thời gian tới cần quan tâm hoàn thiện hệ thống kiểm tra nội bộ theo hai nội dung :

-Kiểm tra có tính chất trực tuyến (cấp trên kiểm tra cấp dƣới) -Kiểm tra giữa các bộ phận ngang cấp (kiểm tra chéo)

Đến nay, Chi cục thuế thành phố Quy nhơn mới tập trung nhiều vào hệ thống kiểm tra “trực tuyến” hơn là kiểm tra chéo giữa các bộ phận. Việc hoàn thiện hệ thống kiểm tra nội bộ nên bắt đầu việc hoàn thiện cơ chế phối hợp hoạt động giữa

110

các bộ phận chức năng. Cơ chế phối hợp đó phải bao hàm cả nội dung “kiểm tra chéo lẫn nhau”.

Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ sẽ có căn cứ rõ hơn để đánh giá phân loại chất lƣợng cán bộ công chức. Qua đó có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng sắp xếp phân công, bổ nhiệm cán bộ theo đúng khả năng và trình độ đáp ứng với yêu cầu về kiểm soát thuế trong tình hình mới.

Xác minh chi tiết từ hóa đơn đến sổ cái tài khoản chi phí để nhận định có giao dịch hoàn chỉnh chứ không phải hạch toán thuế đầu vào mà không có giao dịch thực tế (khấu trừ khống).

Xác định nhóm rủi ro về thuế giá trị gia tăng đầu vào nhƣ: -Doanh số mua vào tăng hoặc giảm 20% trở lên so với cùng kỳ.

-Kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào chậm quá thời gian quy định. -Có phát sinh hàng hóa mua vào dùng chung cho sản xuất kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế giá trị gia tăng, không phân bổ số thuế giá trị gia tăng đầu vào đƣợc khấu trừ tƣơng ứng.

-Có phát sinh hàng hóa mua vào dùng cho dự án đầu tƣ.

-Có sự chênh lệch về số liệu doanh số hàng hóa mua vào, thuế giá trị gia tăng đầu vào, thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ giữa các chỉ tiêu trên tờ khai thuế giá trị gia tăng, bảng kê hóa đơn mua vào, bảng phân bổ thuế giá trị gia tăng của hàng hóa mua vào đƣợc khấu trừ trong kỳ.

Trên bảng kê hóa đơn hàng hóa mua vào có phát sinh các mặt hàng tiêu dùng không thuộc danh mục hàng hóa bán ra hoặc không thuộc danh mục vật tƣ, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp.

-Có phát sinh hóa đơn có giá trị hàng hóa mua vào cộng thuế giá trị gia tăng đầu vào từ 20 triệu đồng trở lên (phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 110 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)