Sơ lược về Trường PTDTNT Vân Canh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả của học sinh dân tộc chăm và bahnar trường phổ thông dân tộc nội trú vân canh tỉnh bình định (Trang 26 - 29)

Trường PTDTNT Vân Canh nằm trên trục lộ ĐT 638 (nay là quốc lộ 19C), nối liền huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định với huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Trường toạ lạc tại thôn Tân Thuận, Thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

Tiền thân của Trường PTDTNT Vân Canh là Trường PTDTNT liên huyện, hình thành trước giải phóng, đặt tại căn cứ An Tồn, huyện An Lão, sau đó chuyển về huyện Vân Canh năm học 1976 – 1977 dạy cho học sinh Tiểu học.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về sự phát triển của sự nghiệp giáo dục đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, Trường PTDTNT Vân Canh được thành lập theo Quyết định số 1330/QĐ-UB, ngày 05/07/1984 của UBND tỉnh Nghĩa Bình. Năm học đầu tiên khai giảng chỉ có 4 lớp Tiểu học với số lượng 100 học sinh và 4 giáo viên.

Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân trong huyện, tháng 9/1986 hình thành bậc cấp III học trong Trường nội trú với 2 lớp 10. Số lượng ban đầu 100 học sinh người Kinh từ các xã Canh Vinh lên đến trung tâm huyện. Năm 1999 các cơ sở giáo dục huyện Vân Canh được thành lập nhiều, Trường tách học sinh cấp I chuyển về học ở các xã; học sinh dân tộc nội trú chỉ còn lại cấp II ăn ở tại kí túc xá. Thời gian này nhà trường giảng dạy chương trình cấp II và cấp III.

Năm 2008, trường tách học sinh lớp 10,11 ở địa bàn xã Canh Vinh về học tại trường THPT Vân Canh mới thành lập. Từ đó trở đi, địa bàn tuyển sinh của trường từ xã Canh Hiển đến xã Canh Liên.

Năm học 2017 – 2018, trường có 675 học sinh là người đồng bào dân tộc thuộc 6 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vân Canh. Trong đó, 100% học sinh nội trú bậc THCS là HSDTTS (chủ yếu là dân tộc Chăm và Bahnar) được chia làm 8 lớp. Học sinh bậc THPT gồm nhiều dân tộc: Kinh, Bana, Chăm, Thái, Thổ… chia làm 15 lớp.

Số lượng HSDTTS Chăm và Bahnar trong năm học 2017 – 2018 được thể hiện qua Bảng 1.

Bảng 1.1. HSDT Chăm và Bahnar Trường PTDTNT Vân Canh

BẬC LỚP CHĂM BAHNAR THCS 6 26 22 7 35 30 8 38 26 9 21 24 THPT 10 41 47 11 38 31 12 35 42 TỔNG 234 222

Những số liệu trên cho thấy HSDT Chăm và Bahnar chiếm tỉ lệ lớn (67.6%) trong trường. Trong đó, HSDT Chăm chiếm tỉ lệ cao nhất với 34.7%, HSDT Bahnar chiếm tỉ lệ thứ nhì với 32.9%.

Về điều kiện học tập, mặc dù được học nội trú nhưng hầu hết gia đình học sinh đều khó khăn về kinh tế. Phụ huynh khơng có điều kiện giúp đỡ con em trong học tập.

Về năng lực tiếng phổ thông, học sinh Chăm và Bahnar Trường PTDTNT Vân Canh nói tiếng Việt khá thành thạo trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, các em vẫn còn nhiều hạn chế về tiếng Việt trong học tập, thể hiện rất rõ ở lỗi chính tả.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 trình bày những kiến thức cơ bản về chữ viết và chính tả tiếng Việt, việc dạy chính tả cho học sinh trong trường phổ thông; đặc điểm cơ bản về hệ thống ngữ âm tiếng Việt chuẩn và những biến thể phương ngữ; hệ thống âm vị tiếng Chăm và tiếng Bahnar Bình Định. Đây là những kiến thức cơ bản để thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm của luận văn.

Chương 1 cũng giới thiệu sơ lược về Trường PTDTNT Vân Canh, tỉnh Bình Định, nơi luận văn khảo sát ngữ liệu cho đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả của học sinh dân tộc chăm và bahnar trường phổ thông dân tộc nội trú vân canh tỉnh bình định (Trang 26 - 29)