Phát triển năng lực đọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả của học sinh dân tộc chăm và bahnar trường phổ thông dân tộc nội trú vân canh tỉnh bình định (Trang 56 - 58)

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO HSDT CHĂM VÀ BAHNAR TRƯỜNG PTDTNT

3.1.2. Phát triển năng lực đọc

Trong đời sống thường ngày cũng như trong học tập và nghiên cứu khoa học, việc đọc để tiếp nhận đầy đủ, chính xác một văn bản của người khác là công việc diễn ra thường xuyên, liên tục. Muốn nắm bắt được nội dung thơng tin có trong văn bản, muốn hiểu sâu sắc, học sinh phải có kĩ năng đọc văn bản. Tuy nhiên, tình trạng HSDT chưa đọc thơng, viết thạo tiếng Việt là khá phổ biến. Các em gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp xúc với chương trình và sách giáo khoa mới. Tiếng Việt lại là loại chữ ghi âm, đọc đúng tạo cơ sở cho viết đúng. Cho nên trong nhiều nguyên nhân khiến HSDT mắc lỗi chính tả như đã trình bày ở trên có lí do học sinh khơng nắm vững chính tự, phát âm sai. Do vậy, đối với HSDT, giáo viên phải chú trọng khâu đọc cho học sinh.

Mỗi giáo viên cần xây dựng cho học sinh thói quen đọc khám phá văn bản ngay từ trên ghế nhà trường. Bản thân việc đọc có nhiều mức độ, từ đọc đúng, đọc lưu lốt, khơng sai về ngữ âm, biết ngắt nhịp đến đọc diễn cảm. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kỹ, đọc sâu; hiểu được cách ngắt câu, hiểu nội dung văn bản. Đọc văn là để cảm, để thưởng thức, để tự phát triển bản thân, cho nên đọc sáng tạo là quan trọng. Trong đó, giáo viên dạy học sinh kĩ năng đọc – hiểu là khâu cơ bản, giúp học sinh hiểu từ, hiểu câu, hiểu đoạn, hiểu nghĩa toàn bài. Giáo viên nâng cao năng lực đọc cho học sinh ở các thể loại khác nhau. Rèn luyện cho học sinh đọc chính xác văn bản, đọc diễn cảm để thấy được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương (ngơn ngữ, hình tượng, tư tưởng...) biết rung động trước cái đẹp của tác phẩm văn chương; đọc sáng tạo để biết lí giải văn bản theo suy nghĩ riêng, có khả năng vận dụng văn bản, sáng tạo văn bản.

Một tình trạng đáng lưu ý hiện nay là hiện tượng “lười đọc” ở học sinh. Sự phát triển mạnh mẽ của internet, mạng xã hội... khiến học sinh dần xa rời với sách báo in truyền thống... Học sinh có đọc cũng chủ yếu là đọc truyện tranh, các ấn phẩm dành cho giới trẻ nhiều hình ảnh ít chữ viết... Trong khi đó, ngơn ngữ trong truyện tranh, ấn phẩm trẻ, mạng xã hội... thường mang tính khẩu ngữ, lệch chuẩn. Giáo viên cần nâng cao năng lực đọc cho học sinh ở nhiều thể loại khác nhau, đặc biệt là các tác phẩm văn chương. Việc học sinh thường xuyên đọc, thường xuyên tri giác với ngôn ngữ sẽ giúp học sinh dễ dàng nhớ được các mặt chữ, nắm vững cách viết các từ khó, hiểu rõ nghĩa của từ cũng như cách sử dụng từ đó trong trường hợp nào là đúng. Việc đọc của giúp ích học sinh rất nhiều trong việc nâng cao khả năng cảm thụ văn chương, tránh được các lỗi dùng từ và diễn đạt... từ đó hồn thiện kĩ năng làm bài.

Việc đọc không thể tách rời khỏi việc chiếm lĩnh một công cụ ngôn ngữ (ở đây là tiếng Việt). Mục đích này chỉ có thể đạt được thơng qua con đường luyện giao tiếp có ý thức. Một phương tiện luyện tập quan trọng cũng đồng thời là một mục tiêu phải đạt tới trong sự chiếm lĩnh ngơn ngữ chính là việc đọc. Trong q luyện trình đọc, học sinh sẽ biết cách đọc để tích lũy kiến thức và có thể đọc – hiểu nhiều loại văn bản thơng dụng trong đời sống. Qua đó, bồi dưỡng tình u tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của tiếng Việt, tạo ý thức cho học sinh trong việc rèn cách phát âm, mở rộng vốn từ, góp phần hình thành thói quen viết đúng chính tả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả của học sinh dân tộc chăm và bahnar trường phổ thông dân tộc nội trú vân canh tỉnh bình định (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)