Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO HSDT CHĂM VÀ BAHNAR TRƯỜNG PTDTNT
3.3.2. Vai trị của truyền thơng
Các phương tiện truyền thông đại chúng đóng một vai trị quan trọng trong đời sống xã hội, không chỉ là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức, tin tức. Ngày nay, tin tức được truyền đi với những hệ quả không lường trước được. Một lỗi diễn đạt hay nội dung phản cảm dễ lan truyền rộng rãi. Vì vậy, để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, các cơ quan nhà nước, truyền hình, truyền thanh, báo chí, quảng cáo... cần phải nâng cao vai trò trách nhiệm trong việc thu và truyền tải thơng tin, nói và viết phải đúng chuẩn chính âm, chính tả; dùng từ đúng nghĩa, đúng quy tắc ngữ pháp. Có như vậy mới làm thành nền tảng cho các chuẩn mực diễn đạt, đảm bảo cho tiếng Việt trong sáng.
Báo chí có nhiều loại hình: báo in, báo ảnh, phát thanh, truyền hình, Internet... Trong thực tế, mỗi loại hình báo chí có những thế mạnh và hạn chế riêng. Ngày nay sự bùng nổ về thơng tin, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật và kinh tế đã và đang thúc đẩy sự hội nhập vào đời sống chung của nhân loại, càng làm cho việc giữ gìn tiếng Việt có ý nghĩa rất quan trọng.
Hiện tượng viết sai chính tả tiếng Việt đang ở mức báo động. Nhiều trang tin truyền thông đại chúng vẫn phạm lỗi về ngơn ngữ. Khán thính giả bắt gặp những lỗi nói nhịu trên sóng phát thanh và truyền hình hay những nhầm lẫn về kiến thức chuyên môn, về nghĩa từ vựng, nghèo vốn từ Hán Việt, dùng từ loại không đúng chức năng, viết câu sai cú pháp... gây nên sai lệch cho tiếng Việt. Giở bất kì một tờ báo, ta khơng khó nhận ra những “hạt sạn” chính tả. Bên cạnh đó, cách đưa bài “nóng”, “tin hot” trên nhiều trang báo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sử dụng và cảm thụ tiếng Việt của người tiếp nhận. Viết sai chính tả trên thơng tin đại chúng để lại hậu quả nghiêm trọng. Phương tiện truyền thơng đại chúng ảnh hưởng sự hình thành giá trị, thế giới quan, đạo đức của con người. Để nâng cao ý thức chính tả của cộng đồng, trước hết, các nhà báo, cộng tác viên, biên tập phải không ngừng trau dồi về kiến thức tiếng Việt, có trách nhiệm, vừa thơng thạo nắm vững quy tắc, quy chuẩn tiếng Việt hiện hành, chân thành tiếp thu những ý kiến đóng góp của bạn đọc. Mỗi cơ quan truyền thông phải xây dựng được bộ máy kiểm sốt lỗi chính tả chặt chẽ, kĩ lưỡng từ khâu kiểm duyệt bài đến khi đăng bài là thực sự cần thiết.
Nhà nước cũng cần có những chế tài cần thiết đối với các trường hợp viết sai chính tả, lệch chuẩn ngơn ngữ trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao ý thức của các nhà truyền thơng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và hạn chế những hệ lụy mà nó gây ra.