Nguyên nhân xã hội học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả của học sinh dân tộc chăm và bahnar trường phổ thông dân tộc nội trú vân canh tỉnh bình định (Trang 48 - 53)

Chương 2 THỰC TRẠNG LỖI CHÍNH TẢ CỦA HSDT CHĂM VÀ BAHNAR TRƯỜNG PTDTNT VÂN CANH TỈNH

2.3.3. Nguyên nhân xã hội học

a. Đời sống của học sinh dân tộc

Học sinh dân tộc thiểu số đa phần có đời sống kinh tế gia đình khó khăn. Cha mẹ, một phần lo kiếm sống, một phần khơng có điều kiện học hành nên khó có khả năng giúp con cái trong việc học.

Ở nhà, nhiều HSDT ít có điều kiện tiếp xúc với môi trường giao tiếp tiếng Việt, với sách báo tiếng phổ thông. Những nhân tố đó ảnh hưởng rất lớn đến năng lực tiếng Việt của các em như biểu hiện dưới đây.

Về ngơn ngữ: trước hết phải nói đến tình trạng nghèo vốn từ đến mức trầm trọng, đa số học sinh chưa diễn đạt được ý mình muốn nói. HSDT chưa tạo dựng được cho mình một số vốn từ nhất định. Nhất là những từ gốc Hán, những từ mang tính chất thuật ngữ chuyên ngành hay cách nói trong thành

ngữ, tục ngữ đối với các em còn rất xa lạ. Các em khó khăn đứng trước tập thể trình bày một vấn đề dù được soạn thảo bằng văn bản. Khi viết, các em thường mắc lỗi “nghĩ một đằng nhưng diễn đạt một nẻo”. Biểu hiện rõ nhất là lỗi dùng từ: trùng lặp, không phân biệt được hiện tượng đồng nghĩa, nhiều nghĩa, đồng âm. Ví dụ: cha/ba, mẹ/má, xách/sách. Học sinh nhầm lẫn giữa

các từ khác nhau có hình thức ngữ âm gần giống nhau.Ví dụ: phong thanh/ phong phanh, di dưỡng/dinh dưỡng...

Về khả năng giao tiếp: đối với HSDT, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai, ngơn ngữ mà các em ít dùng để giao tiếp trong phạm vi của cộng đồng dân tộc mình.Vì vậy, khi tiếp xúc với chương trình giáo dục phổ thông, HSDT gặp bất đồng ngơn ngữ, khiến các em có nhiều hạn chế về phát âm, dùng từ, đặt câu; dẫn đến tâm lí giao tiếp e dè, ít nói, tự ti, mặc cảm, ức chế khi đến trường. Trong nhà trường hiện nay cũng chưa có phương thức phân hóa đối tượng HSDTTS để có cách thức giảng dạy tiếng Việt cho phù hợp giúp các em có thể nói và viết tiếng Việt như người Kinh. Từ đó ảnh hưởng việc tiếp nhận và lĩnh hội tiếng Việt trong giao lưu học tập.

Động cơ học tập của HSDT: nhu cầu học tiếng Việt của học sinh chưa rõ ràng. Các em chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và xã hội: sinh hoạt chủ yếu dựa vào nếp sống nương rẫy khá tự do, phóng túng. Đồng thời môi trường giao tiếp ở bản làng, gia đình các em đều sử dụng tiếng mẹ đẻ. Hơn nữa các em sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế cịn khó khăn, quan niệm đi học về rồi cũng lên nương rẫy, cái ăn cái mặc hàng ngày đã chi phối việc học tập của các em.

b. Tình trạng ghi thiếu thống nhất, sai chính tả trên các phương tiện truyền thơng

Tình trạng ghi thiếu thống nhất, viết sai chính tả trên các phương tiện truyền thông cũng là một trong những nguyên nhân khiến học sinh vướng lỗi

chính tả. Trên các phương tiện truyền thơng như báo chí, truyền hình, bảng hiệu quảng cáo, băng rơn, biểu ngữ... cịn tồn tại nhiều cách ghi thiếu thống nhất, tùy tiện. Điển hình là những lỗi về i/y, d/gi, ch/tr...

Đặc biệt, ở những trang báo mạng, tình trạng viết sai chính tả diễn ra tràn lan, thậm chí nhan nhản. Nếu là độc giả thường xuyên của những trang báo mạng, ta sẽ dễ dàng nhận ra những lỗi chính tả rất cơ bản: thăm quan (tham quan), bổ xung (bổ sung), sáng lạng (xán lạn), soi mói (xoi mói), cọ sát (cọ xát), bàng (bàn) dân thiên hạ... Nguyên nhân của những lỗi chính tả này

là do cơng tác biên tập qua loa hay do chính năng lực ngơn ngữ của người viết còn hạn chế. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến vốn từ và chính tả của độc giả, đặc biệt với đối tượng là trẻ em, học sinh...

Một trong những vấn đề gần gũi, thường thấy nhất là việc ngổn ngang lỗi chính tả trong các biển hiệu quảng cáo ở các cơ sở kinh doanh, dịch vụ... Chẳng hạn: lưu niệm > liu niệm, xây lị thốt khói > xây lị thốt khối, sửa

chữa xe máy > sữa chữa xe máy, bán xôi > bán sôi, thư giãn > thư giản, bơm xe > bôm xe...

Với sự phát triển ngày càng sâu rộng của truyền thông hiện nay, việc viết sai chính tả trên các phương tiện truyền thông đại chúng dẫn đến hệ lụy tiêu cực đến ngôn ngữ giao tiếp của con người, đặc biệt là ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trước những thách thức lớn của thời kỳ hội nhập và mở rộng giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới.

c. Ảnh hưởng của ngôn ngữ “chat”

Sự phát triển rộng rãi của Internet cùng sự xuất hiện “như nấm sau mưa” của các trang mạng xã hội đem lại cho con người nhiều điều mới mẻ. Trong đó có sự ra đời của một lớp ngôn ngữ mới mà giới trẻ thường gọi là ngôn ngữ “chat”.

Ngôn ngữ “chat” là biểu hiện diễn đạt theo quy ước của giới trẻ khi tham gia mạng xã hội. Ngơn ngữ mạng có tính khẩu ngữ, ngắn gọn, đơn giản, cấu trúc từ ngữ, ngữ pháp có sự kết hợp theo lối tùy hứng không tuân theo quy tắc nào. Giới trẻ thường có tâm lí muốn “cách tân, muốn “chơi nổi” và tạo ra trào lưu mới dẫn đến kho ngôn ngữ “chat” ngày càng phát triển. Nhiều học sinh còn cho rằng sử dụng ngôn ngữ “chat” giúp tiết kiệm thời gian bởi chúng rút ngắn bớt các từ. Vì vậy, ngơn ngữ “chat” được sử dụng một cách vô tội vạ, xâm nhập cả vào các bài viết, bài kiểm tra của học sinh.

Cùng với đó là sự “tiếp tay” từ phía các nhà truyền thông khiến cho ngơn ngữ “chat” có điều kiện phát triển bùng nổ. Họ không ngại lạm dụng các yếu tố ngoại ngữ, khẩu ngữ, cách diễn đạt để gây “ấn tượng”, “giật gân”. Nhiều nhà quảng cáo đã sáng tạo ra những kết hợp kiểu biến danh từ thành tính từ chưa có trong từ điển. Điển hình như: “một cảm giác thật là yomost”, “một phong cách thật xì-tin”, “sạch hơn cả siêu sạch”… Nhiều bài báo cũng sử dụng ngơn ngữ “chat” để tăng tính thu hút đối với giới trẻ.

Xa hơn, khi thường xuyên sử dụng thứ ngơn ngữ này một cách bừa bãi có thể khiến học sinh quên đi cách sử dụng từ ngữ theo đúng chuẩn mực, gây trở ngại trong quá trình giao tiếp với những người “không cùng thế hệ”, ít nhiều ảnh hưởng tới tính cách như: tùy tiện, hời hợt, cẩu thả… Ảnh hưởng tiêu cực rất rõ của chúng là kho ngơn ngữ này dần xâm nhập vào ngơn ngữ nói và viết chính thống, học sinh viết lệch chuẩn và sai chính tả ngày càng nhiều.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 trình bày thực trạng lỗi chính tả của học sinh dân tộc Chăm và Bahnar tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú Vân Canh. Kết quả thống kê cho thấy lỗi chính tả của học sinh dân tộc rất phổ biến, số bài kiểm tra có lỗi chính tả chiếm tới 84.9% số bài kiểm tra được khảo sát.

Có thể quy các lỗi theo nguyên nhân: lỗi do sự bất hợp lí của chữ viết tiếng Việt; lỗi do âm tiết có vần khó, do hiện tượng gần âm; lỗi viết hoa không đúng quy tắc; lỗi viết tắt, ảnh hưởng của ngôn ngữ chat; đặc biệt là lỗi do ảnh hưởng của phát âm tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt phương ngữ Nam. Hầu hết các em đều mắc phải tất cả các lỗi. Trong đó, lỗi do ảnh hưởng của phát âm địa phương, lỗi về thanh điệu chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều này có nguyên nhân từ hiện tượng chuyển di tiêu cực của các ngôn ngữ không thanh điệu Chăm, Bahnar sang ngơn ngữ có thanh điệu như tiếng Việt.

Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan: nguyên nhân từ bản thân chữ viết tiếng Việt, nguyên nhân từ phía giáo dục và ngun nhân từ phía xã hội. Để tìm biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh dân tộc, chúng ta phải xuất phát từ hướng các nguyên nhân kể trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả của học sinh dân tộc chăm và bahnar trường phổ thông dân tộc nội trú vân canh tỉnh bình định (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)