Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO HSDT CHĂM VÀ BAHNAR TRƯỜNG PTDTNT
3.2.1. thức của học sinh
Trong thời kì hiện nay, địa vị xã hội của tiếng Việt ngày càng được nâng cao, chức năng ngày càng rộng lớn. Mỗi thành viên của cộng đồng tiếng Việt cần có ý thức sâu sắc đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, trong đó có chính tả.
Trong nhà trường hiện nay, phần lớn học sinh chưa có ý thức viết đúng chính tả, chưa có ý thức trau dồi chính tả. Đối với mơn Ngữ văn, khi cho bài làm về nhà thì học sinh thường chép các bài văn mẫu trong sách hoặc trên internet, không tự lực làm bài, chỉ cốt lấy được điểm cao là được. Đến khi phải làm bài kiểm tra tại lớp thì học sinh khơng tự viết bài được, lỗi chính tả cũng từ đó mà nảy nở. Chưa kể hiện trạng học sinh chép bài lẫn nhau, lỗi chính tả cứ từ đó mà “nhân bản” dẫn đến nhiều bài làm giống nhau, lỗi chính tả cũng giống nhau.
Học sinh muốn viết đúng chính tả thì bản thân cần ý thức được tầm quan trọng của tiếng Việt, biết tôn trọng, phát huy bản sắc, tinh hoa, tiềm năng tiếng nói của dân tộc trên các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách. Học sinh phải có ý thức xây dựng thói quen nói và viết trong sáng, rõ ràng và biết cách tiếp nhận từ ngữ có giá trị tích cực của tiếng nước ngồi.
Muốn nói và viết đúng chuẩn tiếng Việt thì bản thân học sinh phải học tập, rèn luyện; tạo thói quen sử dụng các loại từ điển, sách ngữ pháp, chính tả dùng cho những từ dễ viết sai; chăm đọc sách báo... Nên có thói quen tra cứu từ điển khi cần xác định một hiện tượng chính tả mà các em cịn băn khoăn. Đa số HSDT chưa hiểu đầy đủ nghĩa của từ, nhất là từ Hán Việt dẫn đến việc viết sai chính tả. Nhiều em học sinh chủ quan, viết nhanh, viết ẩu, không kiểm tra lại bài sau khi viết nên lỗi chính tả rất nhiều.
Người Việt thường phát âm theo một phương ngữ nhất định. HSDT phát âm tiếng Việt thường mất thanh điệu, phát âm lệch chuẩn, dẫn đến viết sai chính tả. Trong q trình học tập, học sinh dễ tiếp xúc với nhiều phương ngữ khác nhau do đặc điểm phức tạp của dân cư, các em ít phân biệt được sự khác nhau giữa ngôn ngữ đời sống hàng ngày với ngôn ngữ gọt giũa sách vở nên tùy tiện trong cách nói và viết. Vì vậy, các em cố gắng có ý thức tự rèn cách phát âm chuẩn để viết đúng chính tả.
Chúng ta đã biết quy tắc viết chính tả tiếng Việt là quy tắc ngữ âm học, phát âm như thế nào thì viết như thế ấy. Để khắc phục lỗi chính tả về phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu trước hết học sinh phải tự rèn cách phát âm đúng các từ mà các em dễ bị viết sai, phát âm đúng sẽ là tiền đề cho việc viết đúng chính tả. Các em ý thức nắm vững nghĩa của các từ để viết đúng chính tả (chính tả từ vựng). Ngồi ra, các em cần rèn thói quen cẩn thận, luyện cách phát âm chuẩn, nắm một số mẹo luật chính tả dễ áp dụng, tránh viết cẩu thả (viết sai vần thì khơng xác định được nghĩa của từ hoặc nghĩa chuyển sang nghĩa khác của từ khác, đọc và viết thiếu dấu thanh, viết tắt, viết hoa tùy tiện). Khi làm bài kiểm tra, học sinh đọc và rà soát lỗi về từ, sửa lại những lỗi trong bài viết. Trong diễn đạt, bên cạnh lỗi dùng từ khơng chính xác, một lỗi khác khá phổ biết của học sinh dân tộc là viết câu vơ nghĩa, vì vậy các em phải tự rèn kỹ năng viết ở tất cả các khâu từ vốn từ đến cách dùng từ, lỗi chính tả và diễn đạt.