Chương 2 THỰC TRẠNG LỖI CHÍNH TẢ CỦA HSDT CHĂM VÀ BAHNAR TRƯỜNG PTDTNT VÂN CANH TỈNH
2.3.2. Nguyên nhân giáo dục học
a. Về phía học sinh
Nguyên tắc chính tả chủ yếu của tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm học, “đọc sao viết vậy”. Vì thế, để học sinh viết đúng đòi hỏi phải “đọc đúng”. Hiện nay trong đời sống các đồng bào dân tộc tồn tại trạng thái song ngữ. Học sinh khi ở trường thì nói và viết tiếng phổ thơng nhưng về nhà vẫn sử dụng tiếng mẹ đẻ. Điều này ảnh hưởng khơng nhỏ cho q trình tiếp thu và sử dụng tiếng Việt của học sinh. Vì thế, dù học sinh đã ở bậc Trung học nhưng tình trạng chưa đọc thơng viết thạo là khá phổ biến, khả năng đọc còn nhiều hạn chế, nhiều em đọc chậm, vừa đọc vừa đánh vần.
Chưa kể đến lối phát âm tiếng Việt nơi địa phương HSDTTS sinh sống cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến cách viết. Học sinh phát âm theo tiếng Việt địa phương dẫn đến viết cũng ghi âm theo tiếng địa phương đó.
Đặc biệt, đối với tác phẩm văn chương, các em còn phát âm sai nhiều gây ảnh hưởng lớn đến quá trình cảm thụ tác phẩm. Chưa kể, vốn từ vựng
tiếng Việt của HSDTTS cịn q ít. Khơng phải em nào cũng hiểu được đầy đủ nghĩa của từ, nhất là từ Hán Việt. Tiếng Việt đã vay mượn từ tiếng Hán với số lượng rất cao, từ Hán Việt chiếm 60% vốn từ vựng tiếng Việt và nghĩa mang tính trừu tượng, khái quát cao. Bản thân học sinh lười học, lười giao tiếp với học sinh người Kinh, coi nhẹ việc tự rèn luyện chính tả.
Ngồi ra, HSDT chưa có ý thức viết đúng chính tả, chưa nắm vững quy tắc chính tả. Chưa hiểu được tầm quan trọng của việc viết đúng chính tả nên các em cẩu thả khi viết, coi nhẹ việc rèn luyện và trau dồi chính tả. Nhiều học sinh quá ỷ lại vào các sách hướng dẫn, tài liệu tham khảo trên mạng, chỉ chép mà không tự lực làm bài nên khi phải tự làm bài thì mắc nhiều lỗi chính tả. Trong khi làm bài kiểm tra lại có trường hợp học sinh chép bài của nhau nên xảy ra tình trạng bài viết của em này giống bài làm của em khác và cùng mắc lỗi chính tả như nhau.
Học sinh viết sai phần nhiều do chưa hiểu nghĩa của từ và tiếng. Nhiều em học sinh chủ quan, viết nhanh, viết ẩu, không kiểm tra lại bài sau khi viết nên lỗi chính tả rất nhiều.
b. Về phía nhà trường
Trong nhà trường, giáo viên chưa thực sự quan tâm đến mặt chính tả trong bài viết của học sinh. Việc giáo viên chú trọng và sửa lỗi chính tả cho học sinh trong nhà trường hiện nay chủ yếu diễn ra ở bậc Tiểu học. Lên Trung học, vấn đề này ít được các giáo viên quan tâm. Khi chấm bài kiểm tra, giáo viên thường chỉ cho điểm, có hoặc khơng ghi nhận xét bài làm, có nhận xét thì cũng chỉ là những câu chung chung, “bỏ qua” lỗi chính tả của học sinh trong bài làm. Khi chấm bài kiểm tra, thầy cô không trực tiếp sửa lại lỗi, không gạch chân lỗi. Ở giờ trả bài, lỗi chính tả trong các bài kiểm tra cũng không được đề cập đến. Do không được giáo viên sửa lỗi ngay từ đầu, những lỗi chính tả cứ tăng dần theo thời gian và khó khắc phục trong khi viết. Lâu
dần học sinh chủ quan, khơng có ý thức về lỗi của mình cũng như ý thức sửa lỗi chính tả.
Đối với HSDTTS cịn địi hỏi nhiều hơn ở sự nhiệt tình và tận tâm của giáo viên. Nhưng thực tế, nhiều giáo viên chưa thật sự chú ý đến phân hóa đối tượng, cách tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh dân tộc. Các em thường rất e dè, thụ động do khơng đủ vốn từ, thiếu tự tin. Vì vậy, các em càng thụ động, không bộc lộ và phát huy được tiềm năng sáng tạo của mình.
Nhiều giáo viên còn phát âm chưa chuẩn, chủ yếu là do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Khơng ít giáo viên phát âm lẫn lộn l/n, ch/tr, t/c... Khi
dạy, giáo viên ghi bảng cũng mắc lỗi về viết hoa, viết tắt, dùng kí hiệu. Giáo viên chưa chú trọng phương pháp tự học của học sinh. Học sinh không chỉ học ở nhà sau bài lên lớp mà còn tự học cả trong tiết học và phần hướng dẫn tự học, nhưng một số giáo viên chưa xem trọng việc hướng dẫn tự học của học sinh.