Mẹo chính tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả của học sinh dân tộc chăm và bahnar trường phổ thông dân tộc nội trú vân canh tỉnh bình định (Trang 58 - 64)

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO HSDT CHĂM VÀ BAHNAR TRƯỜNG PTDTNT

3.1.3. Mẹo chính tả

Nguyên tắc chính tả tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm học cho nên để viết đúng chính tả cần phát âm chuẩn. Tuy nhiên, phần lớn lỗi chính tả tiếng Việt bắt nguồn từ việc thiếu hệ thống chuẩn hóa cách kí âm và phát âm. Trong thực tế để việc viết chính tả được nhanh hơn, có kết quả hơn phải nắm vững quy tắc chính tả, cần học thuộc nắm vững một số quy tắc, ghi nhớ những mẹo chính tả để khắc phục lỗi chính tả một cách đơn giản và tương đối hiệu quả trong khi phát âm lệch chuẩn. Đó là các mẹo chính tả.

Việc chỉ ra các mẹo luật chính tả đã được nhiều nhà ngơn ngữ học xây dựng và đóng góp trong nhiều cơng trình như: Lỗi chính tả và cách khắc phục (Lê Trung Hoa), Chữa lỗi chính tả cho học sinh (Phan Ngọc), ...

Qua việc khảo sát, thống kê thực trạng viết sai chính tả của học sinh, chúng tơi nêu ra một số mẹo chính tả giúp học sinh dễ nhớ, dễ học. Mẹo chính tả giúp học sinh dễ dàng tìm ra cách viết đúng một cách nhanh nhất mà không cần tra cứu từ điển. Giáo viên có thể dựa vào biện pháp rèn luyện âm chuẩn và nhớ mặt chữ của từ cùng nghĩa của chúng, kết hợp một số cơ sở khác nữa để học sinh viết đúng chính tả. Sử dụng một số mẹo luật dưới đây để hướng dẫn học sinh rèn luyện.

a. Mẹo sửa lỗi Hỏi ( ˀ ) Ngã (~)

- Mẹo “Mình nên nhớ là viết dấu ngã” để viết đúng ngã cho từ Hán Việt.

+ Đối với từ Hán Việt, nếu các tiếng bắt đầu bằng các âm đầu là M, N, Nh, L, V, D, Ng sẽ có dấu ngã. Những từ với các âm đầu còn lại sẽ viết bằng dấu hỏi.

Ví dụ: - Với M: minh mẫn, cần mẫn, mẩu tử, mãn nguyện - Với N: nữ tính, phụ nữ, nỗ lực, não bộ

- Với Nh: kiên nhẫn, an nhàn, nhiễm trùng, nhãn hiệu - Với L: lễ phép, lễ nghi, truy lĩnh, lãnh đạo

- Với V: vĩ nhân, vững bền, uy vũ, vĩ tuyến

- Với D: dã sử, dưỡng dục, dũng mãnh, diễn viên - Với Ng (Ngh): ngơn ngữ, chiêm ngưỡng, nghĩa khí

Ngồi ra, cịn có những quy luật khác (theo Từ điển chính tả của Hồng Phê).

+ Khơng có yếu tố Hán Việt vần A, Â, viết dấu ngã hoặc nặng.

+ Yếu tố Hán Việt có âm đầu là C viết dấu hỏi hay nặng (trừ cường, cửu)

+ Yếu tố Hán Việt có âm đầu là H viết dấu hỏi, ngã hay nặng (trừ: lí, lốt, luyến, náo, nát, niết)

+ Khơng có yếu tố Hán Việt nào có âm đầu là CH, GI viết bằng dấu huyền, ngã, nặng.

+ Khơng có yếu tố Hán Việt nào ở vần O, Ơ viết bằng dấu hỏi, ngã hay nặng (trừ: ổn).

+ Khơng yếu tố Hán Việt có âm đầu là D, V viết bằng dấu huyền, hỏi hay sắc (trừ: dần, vấn).

+ Khơng có yếu tố Hán Việt nào có các âm đầu G, GH, R. - Mẹo : Bỗng - Trầm trong từ láy âm

Dùng mẹo “Huyền ngã nặng, hỏi sao không sắc thuốc” hoặc: “Chị

HUYỀN mang NẶNG NGÃ đau. HỎI KHÔNG SẮC thuốc biết bao giờ lành”

để viết đúng hỏi, ngã cho từ láy.

Đối với từ láy, các dấu thanh bao giờ cũng nằm trong một nhóm: nhóm có âm vực cao gồm ngang – hỏi – sắc và nhóm có âm vực thấp huyền – ngã –

nặng. Trong từ láy, khi ta thấy băn khoăn không biết viết hỏi hay ngã mà thấy

tiếng kia đã là khơng dấu hoặc dấu sắc thì tiếng cịn lại tất phải là dấu hỏi. - Âm tiết có thanh ngang đi với âm tiết có thanh hỏi. Ví dụ : nể nang, run rẩy, thơ thẩn, vui vẻ, lẳng lơ, âm ỉ.

- Âm tiết có thanh sắc đi với âm tiết có thanh hỏi. Ví dụ: mát mẻ, thẳng

thắn, nhí nhảnh, vắng vẻ, thảm thiết.

Ngược lại, khi cịn băn khoăn khơng biết viết hỏi hay ngã mà thấy tiếng kia đã có dấu huyền hoặc dấu nặng thì tiếng cịn lại tất sẽ là dấu ngã.

- Âm tiết có thanh huyền đi với âm tiết có thanh ngã. Ví dụ: phũ phàng,

vững vàng, đẫy đà, rõ ràng, rầu rĩ, ầm ĩ.

- Âm tiết có thanh nặng đi với âm tiết có thanh ngã. Ví dụ: rộn rã, lạnh

lẽo, rực rỡ, lặng lẽ, sạch sẽ, nũng nịu.

Khi âm tiết của từ láy bộ phận lặp lại vần hay phụ âm đầu kết hợp với sự hài âm giữa các âm chính trong vần thì cả hai âm tiết cùng có thanh hỏi hay thanh ngã. Ví dụ : lủng củng, mủm, mỉm, nhõng nhẽo, lững thững.

b. Mẹo sửa lỗi phụ âm đầu: R/D/Gi

- Sẽ viết D mà không viết Gi khi đứng trước các vần: oa, oă, uâ, oe, uê,

uy.

- R và G không kết hợp với âm đệm, chỉ có D mới kết hợp với các phần này. Ví dụ : hậu duệ, duy trì, dọa nạt.

- Mẹo láy âm: “Co ro - Bin rịn” : R láy âm với B và C (K) là những hình thức mà D khơng có. Ví dụ: bối rối, bịn rịn, bủn rủn.

- Mẹo “Run rẩy - rừng rực” những từ láy điệp âm đầu R mô phỏng tiếng động tượng thanh, chỉ sự rung động, chỉ sắc thái ánh sáng đều viết với R. Ví dụ: rập rình, rực rỡ, rì rào, róc rách, rạng rỡ, rung rinh.

- Mẹo “Dưỡng dục” để viết D

Nếu từ Hán Việt mang dấu ngã (dưỡng) hoặc dấu nặng (dục) thì viết D. Ví dụ: dĩ nhiên, hướng dẫn, dũng cảm, dịch vụ, diện mạo, dị dạng.

- Mẹo “Giảm Giá” để viết Gi

Nếu từ Hán Việt mang dấu hỏi (giảm) và dấu sắc (giá) thì viết Gi. Ví dụ: giảng văn, giả thuyết, khán giả, giới hạn, giáo dưỡng, giá trị.

c. Mẹo với phụ âm đầu CH/TR

- Mẹo láy âm:

Trong tiếng Việt, CH láy âm với phụ âm khác ( trừ 4 ngoại lệ TR đều là láy với phụ âm L như : trọc lóc, trui lủi, trót lọt, trẹt lét). Như vậy là khi viết nếu một tiếng mà còn phân vân giữa CH/TR có thể láy âm với các phụ âm khác thì đó là CH (trừ 4 ngoại lệ) . Ví dụ : chơi bời, lanh chanh, loạng choạng, cheo leo...

- Dựa vào quy luật thanh điệu trong từ Hán Việt. Những từ Hán Việt mang dấu thanh nặng và dấu huyền đều chỉ đi với TR chứ khơng đi với CH. Ví dụ: phong trào, truyền nhiễm, truyền thống.

- Dựa vào hiện tượng đồng nghĩa:

Khi gặp một tiếng chưa biết là CH/TR nếu nó đồng nghĩa với một tiếng có GI thì tiếng đó phải viết TR. Ví dụ: Trả - giả, trùn - giun, tranh - giành.

- Từ chỉ ý khơng có sự che đậy: trống trải, trần trụi, trọc lóc - Từ chỉ tính cách xấu: trơ trẽn, trợn trừng, tráo trợn.

- Dựa vào quan hệ nghĩa trong hệ thống chỉ từ quan hệ gia tộc, chỉ viết CH chứ khơng viết TR. Ví du: cha, chú, chồng, cháu, chút, chít.

- Từ chỉ đồ dùng trong gia đình: chai, chậu, chảo, chén, chày, chum. - Từ chỉ ý phủ định: chưa, chẳng, chứ, chăng.

d. Mẹo với phụ âm S/X

- Viết S trong trường hợp (S không kết hợp: oa, oă, oe, uê; ngoại lệ kiểm soát, sửa soạn, soạn bài) chỉ trạng thái tốt: sạch sẽ, sâu xa, sung túc, suôn sẻ.

Một số danh từ chỉ người, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên. Ví dụ: đại sứ,

sứ thần, sên, sị, sơng, suối, sấm.

- Viết X trong một số trường hợp:

Chỉ có X mới lấy âm đệm, cịn S thì khơng, gặp một tiếng mà viết S/X mà láy âm với tiếng có âm đệm khác thì viết X. Ví dụ: lao xao, xoắn xuýt, xuề

xòa.

- Dựa vào từ chỉ tên thức ăn: xơi, xa lát, xíu mại, lạp xưởng.

e. Quy tắc viết hoa

Học sinh viết hoa trong các trường hợp sau:

- Đầu câu tiêu đề, lời nói đầu, các chương, mục, điều, kết luận … của văn bản.

- Đầu câu sau dấu chấm hỏi ( ˀ ), dấu chấm than (!)... - Đầu dòng sau dấu chấm (.)

- Đầu dòng sau xuống dòng.

- Đầu dòng trong dấu hai chấm mở, đóng ngoặc kép: “….” (đoạn trích đầy đủ ngun văn câu của tác giả, tác phẩm)....

- Đối với tên người: viết hoa tất cả chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng như: Hồ Chí Minh, Nam Cao, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật,

Viễn Phương, Chính Hữu...

- Chỉ tên riêng của các địa danh, tổ chức kinh tế, xã hội như: Việt Nam,

Hà Nội, Sài Gịn, Tập đồn Sơng Đà, Hội Khuyến học...

- Chỉ các danh hiệu cao quý như: Anh hùng Lao động; Huân chương Độc lập, Nghệ sĩ Ưu tú, Nhà giáo Nhân dân...

- Tên các ngày kỷ niệm, ngày lễ như: Kỷ niệm ngày Quốc khánh; Kỷ

niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngày Giải phóng miền Nam 30/4; Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh…

- Tên các Đoàn thể Trung ương như: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Trung ương Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội...

Trên đây là các mẹo để khắc phục lỗi chính tả. Tuy nhiên, đó khơng phải là cách duy nhất. Những mẹo như trên chỉ là một trong nhiều cách giúp các em học sinh viết đúng chính tả. Song có thể nói, các mẹo chính tả và từ

điển tiếng Việt mà các nhà ngôn ngữ học đã xây dựng đóng góp những sáng tạo đáng ghi nhận về mẹo chính tả. Các mẹo luật sẽ giúp học sinh điều chỉnh cách viết cho đúng chính tả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả của học sinh dân tộc chăm và bahnar trường phổ thông dân tộc nội trú vân canh tỉnh bình định (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)