Trách nhiệm của nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả của học sinh dân tộc chăm và bahnar trường phổ thông dân tộc nội trú vân canh tỉnh bình định (Trang 66 - 68)

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO HSDT CHĂM VÀ BAHNAR TRƯỜNG PTDTNT

3.2.2. Trách nhiệm của nhà trường

Trong nhà trường phổ thông, tiếng Việt có tầm quan trọng nhất định đối với việc lĩnh hội tri thức của học sinh. Ngoài chức năng cung cấp cho học sinh những kiến thức căn bản về ngôn ngữ và vai trị của nó trong q trình giao tiếp, thì tiếng Việt cịn là cơng cụ hỗ trợ đắc lực để học sinh có thể dễ dàng chiếm lĩnh những tri thức khoa học. Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của

tiếng Việt ln được đặt ra, với tinh thần “Tiếng nói là thứ của cải vơ cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, q trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” (Hồ Chí Minh). Vì vậy, nhà trường cần quan tâm đến việc giáo dục tiếng Việt cho học sinh. Nhiệm vụ này không chỉ đặt ra đối với giáo viên dạy Ngữ văn mà cịn đối với các giáo viên bộ mơn khác.

Giáo viên là người có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực đọc và viết tiếng Việt của học sinh. Để giúp học sinh có thể viết đúng chính tả, người giáo viên cần quan tâm, chăm chút, tận tình. Giáo viên khơng chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn nghiên cứu nội dung và phương pháp dạy học giúp cho học sinh có ý thức sâu sắc được rằng viết đúng chính tả là giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc. Việc dạy học chính tả cần gắn liền với việc rèn luyện dạy chính âm cho học sinh, chữa lỗi khi nói hoặc viết phải đi đơi với rèn luyện ý thức viết đúng chính tả. Giáo viên cần giúp học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc viết đúng chính tả và tác hại khi viết sai chính tả. Trong q trình giảng dạy, cần giải nghĩa từ cho học sinh, có sự liên hệ, so sánh, đối chiếu và nên sử dụng các phương tiện dạy học hỗ trợ để đạt kết quả. Đối với học sinh dân tộc, việc học tiếng Việt rất khó khăn. Bản thân các em dễ tự ti, mặc cảm và ức chế tâm lí. Vì thế, giáo viên trực tiếp giảng dạy cần động viên, khuyến khích kịp thời để các em mạnh dạn trình bày ý kiến của mình.

Trong quá trình học, khi học sinh phát biểu, nếu có từ bị phát âm sai, giáo viên nhắc nhở và sửa ngay. Trong quá trình chấm và sửa các bài kiểm tra, giáo viên không nên chỉ đọc qua loa, chấm điểm theo cảm tính mà nên chú ý cả lỗi chính tả của học sinh: gạch dưới bằng mực đỏ dưới các lỗi, sửa lại đúng chữ đó bên lề tương ứng trên bài làm, quy ước điểm trừ cụ thể với số lượng lỗi trong bài làm của học sinh (ví dụ: một lỗi chính tả trong bài làm trừ 0.25 điểm). Có như vậy học sinh mới nhận biết được lỗi chính tả của mình và

sớm sửa chữa. Trong tiết trả bài, giáo viên nên dành một khoảng thời gian nhất định cho việc sửa lỗi chính tả, dừng lại lâu hơn đối với những bài mắc nhiều lỗi. Giáo viên có biện pháp hướng dẫn cách dùng sổ tay chính tả để ghi lại những lỗi mà các em hay sai và ghi lại cách viết đúng chuẩn tương ứng.

Đối với giáo viên giảng dạy ở các trường học có nhiều HSDTTS theo học, thầy cơ cần có một vốn hiểu biết nhất định về ngơn ngữ của HSDT mà mình giảng dạy để có thể hướng dẫn các em đọc đúng, viết đúng những lỗi do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ...

Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Giáo viên rèn luyện cho học sinh có được phương pháp, kỹ năng đọc – viết. Giáo viên tự soạn bài và giao bài tập có liên quan lỗi chính tả nhưng phải có kiểm tra chặt chẽ. Ngồi sách giáo khoa, vở bài tập, sách tham khảo, nhà trường nên tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích, tổ chức dã ngoại, tham quan di tích lịch sử, ngoại khóa và tổ chức cuộc thi hùng biện, tổ chức đọc sách báo. Các đợt tổ chức sẽ là nguồn cung cấp từ vựng khá phong phú cho học sinh. HSDT rất ngại giao tiếp và ngại đọc sách nên khi tổ chức phải phát huy tối đa năng lực của học sinh. Nên tổ chức thi đóng vai, thi hát ca khúc cách mạng, thi kể chuyện... Đặc biệt giáo viên lưu ý những lỗi dùng từ, diễn đạt câu; khéo léo, tế nhị sửa sai để các em không thấy xấu hổ và ý thức được việc phát triển vốn từ của mình trong quá trình tham gia vào hoạt động giao tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả của học sinh dân tộc chăm và bahnar trường phổ thông dân tộc nội trú vân canh tỉnh bình định (Trang 66 - 68)