PHIẾU ĐIỀU TRA LỖI CHÍNH TẢ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả của học sinh dân tộc chăm và bahnar trường phổ thông dân tộc nội trú vân canh tỉnh bình định (Trang 69 - 76)

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO HSDT CHĂM VÀ BAHNAR TRƯỜNG PTDTNT

PHIẾU ĐIỀU TRA LỖI CHÍNH TẢ

Họ tên học sinh : Lớp: Môn: Bài: Số chữ: STT Chữ đúng Chữ sai Tần số Tổng 1 2 3

Tổ trưởng hướng dẫn giáo viên trong tổ tổng hợp các phiếu điều tra theo từng khối lớp, từng bộ môn hoặc tổng hợp theo tần số mắc các loại lỗi chính tả của học sinh: lỗi do bất hợp lý của chữ quốc ngữ, lỗi viết hoa, lỗi viết tắt, ký hiệu, chữ nước ngồi, biến cách ngơn ngữ “chat”, lỗi do ảnh hưởng của phát âm (thanh điệu, phụ âm đầu, vẫn), những trường hợp sai do học sinh không nắm vững mặt âm - chữ của từ, ...

Ví dụ: TỔNG HỢP LỖI CHÍNH TẢ KHỐI ..... Bài: STT Chữ đúng Chữ sai Tần số 1 2

Hoặc THỐNG KÊ CÁC LOẠI LỖI CHÍNH TẢ Khối/Lớp: Loại lỗi Viết sai quy tắc chữ Quốc ngữ Lỗi do tiếng có vần khó, hiện tượng gần âm Viết sai quy tắc viết hoa

Lỗi do ảnh hưởng của phát âm tiếng mẹ đẻ

và tiếng Việt địa phương Viết tắt, kí hiệu, ảnh hưởng của ngôn ngữ chat phụ âm đầu vần thanh điệu phụ âm đầu vần Số lượng Tỉ lệ (%)

Từ kết thống kê, tổ trưởng tổ Ngữ văn tổ chức tiến hành tổng hợp, phân loại lỗi chính tả của học sinh toàn trường.

Biểu mẫu tổng hợp thống kê lỗi chính tả của học sinh tồn trường Loại lỗi Khối lớp Viết sai quy tắc chữ Quốc ngữ Lỗi do tiếng có vần khó, hiện tượng gần âm Viết sai quy tắc viết hoa

Lỗi do ảnh hưởng của phát âm tiếng mẹ đẻ

và tiếng Việt địa phương Viết tắt, kí hiệu, ảnh hưởng của ngơn ngữ chat phụ âm đầu vần thanh điệu phụ âm đầu vần TỔNG

Bước 2: Khảo sát lỗi chính tả của học sinh có thể góp phần tái hiện về

hiện trạng chính tả từng lớp, khối làm cơ sở cho nhà trường, tổ chuyên môn và mỗi giáo viên xây dựng chuẩn mực chính tả và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho các em HSDT. Dựa vào tần số mắc lỗi chính tả với phân phối chương trình, phân phối phân mơn Tiếng Việt của mỗi khối lớp, tổ trưởng lên kế hoạch dạy tiếng Việt từng lớp, số giờ dành riêng cho môn học trong tuần, trong năm học, cấu trúc và thời gian môn học, kế hoạch dạy học phân bổ thời lượng tuỳ theo đặc điểm của từng trường.

Giáo viên rà sốt lại phiếu điều tra của lỗi chính tả mà mình đang đảm nhiệm giảng dạy, tổ trưởng định hướng việc soạn giáo án và đảm bảo được các yêu cầu cơ bản: xây dựng chương trình mơn học phù hợp, đảm bảo tính hệ thống, chỉnh thể, đảm bảo sự phân hóa học sinh, nội dung phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh, đổi mới cách đánh giá và điều chỉnh thang

điểm qua các bài kiểm tra. Trong quá trình dạy học và kiểm tra, giáo viên ngoài việc cung cấp nội dung kiến thức cho người học cịn phải ln chú ý đến việc sửa chữa các lỗi chính tả cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau.

Dựa vào sự phân bố của nội dung chương trình, giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập theo mẫu hoặc các em tự ghi chép, tự sửa lỗi chính tả trong bài làm. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập “sổ tay chính tả” có sự theo dõi, kiểm tra, đánh giá theo định kì. Giáo viên phải tạo thói quen cho học sinh viết đúng chính tả, ý thức đó được thực hiện trong giao tiếp ngơn ngữ nói hằng ngày, ngôn ngữ viết. Hướng dẫn học sinh nắm một số mẹo để viết đúng chính tả và giúp học sinh có thói quen ghi nhớ quy tắc chính tả.

Việc phát triển ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng đến nhân cách học sinh như: lí tưởng, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ. Tuy nhiên, vốn từ HSDT còn nghèo, nhiều từ ngữ chưa hiểu nghĩa nên sử dụng thiếu chính xác, cách phát âm nặng tiếng mẹ đẻ, cách kết hợp từ thiếu chặt chẽ về ngữ pháp. Vì thế, khi đặt câu, học sinh không biết thế nào là một câu đúng ngữ pháp, không hiểu mối quan hệ ngữ pháp, ngữ nghĩa giữa các câu. Một phần do năng lực, tư duy của HSDT, các em suy nghĩ thiếu chặt chẽ, sắp xếp ý chưa mạch lạc, vốn từ cịn ít. Muốn viết đúng chính tả ở đây khơng phải chỉ là viết đúng ngữ pháp, mà phải đảm bảo đúng ngữ nghĩa, đúng phong cách và đúng trong mối quan hệ liên kết câu trong toàn văn bản.

Những tiết trả bài Làm văn của các khối lớp đều có thể đưa ra các bài tập để luyện chính tả của học sinh. Ví dụ:

Bài tập 1. Phát hiện và chữa lại những chữ viết nhầm lẫn s/x, ch/tr

s/x: + Xếu bay từng đàn.

+ Quyết định xáng xuốt + Ăn gió nằm xương + Con chim xáo

ch/tr: + Chiếc chõng tre

+ Căn phịng chống chải. + Đơi mắt chợn chừng + Công tra nghĩa mẹ

Đối với dạng bài tập này, ngoài việc giải nghĩa của từ, giáo viên tạo cho học sinh ý thức cần học thuộc một số quy tắc và nhớ mẹo chính tả. Ví dụ :

- Viết s trong một số trường hợp: từ chỉ trạng thái tốt, từ chỉ người, động vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên.

- Viết x trong trường hợp: từ chỉ tên thức ăn, từ chỉ sự nhỏ đi.

- Viết ch trong trường hợp: từ chỉ quan hệ họ hàng, gia đình, từ chỉ đồ dùng thường gặp trong gia đình, từ chỉ ý phủ định.

- Viết tr: từ chỉ ý khơng có sự che đậy, tính chất xấu.

Mẹo chính tả là cách thức giản tiện, dễ nhớ, giáo viên cần tạo cho học sinh ý thức giúp các em dễ dàng tìm ra cách viết một cách nhanh nhất mà không cần tra từ điển.

Bài tập 2. Tìm một số từ trong đó có tiếng: gia/ra/da.

Đối với những dạng đề nêu trên giáo viên cần lưu ý tiến trình dạy học để đạt kết quả .

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, tìm hiểu phân tích theo hệ thống câu hỏi. Giáo viên có thể soạn thảo những câu hỏi khác hoặc điều chỉnh câu

hỏi trong sách nhưng vẫn cần hướng tới nội dung kiến thức, hoặc kỹ năng cần hình thành ở học sinh. Học sinh phải phân tích ngữ liệu theo câu hỏi và nêu nhận định khái quát về hiện tượng ngôn ngữ trong ngữ liệu.

Giáo viên dẫn dắt gợi mở để học sinh hình thành kiến thức và kĩ năng, khâu phân tích sẽ giúp các em nhập tâm và ghi nhớ.

Xây dựng hệ thống bài tập đa dạng: phân tích, so sánh, nhận diện, phát hiện và sửa lỗi, hoàn chỉnh văn bản, ...; một số bài tập có thể làm ở nhà, làm tại lớp, có thể làm theo cá nhân hay theo nhóm. Giáo viên theo dõi, gợi dẫn và cuối cùng nêu đáp án thống nhất cho mỗi bài.

HSDT đều có đặc điểm chung của lứa tuổi là dễ bị phân tán, chưa tập trung trong giờ học, ngôn ngữ hạn chế, khơng có biểu hiện tự khẳng định mình, thụ động, dễ tự ái. Bên cạnh đó, các em cũng có những đặc điểm tâm lí tích cực như: kiên trì, chăm chỉ, khả năng nhớ lâu khi hiểu được bài, tính cộng đồng rất cao. Xuất phát từ đặc điểm tâm lí riêng biệt trên, giáo viên cần sử dụng phương pháp dạy học tích cực đối với đối tượng HSDT, sử dụng các phương pháp dạy học vấn đáp, đàm thoại, giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời hoặc tranh luận với nhau, rèn cho học sinh bản lĩnh tự tin, khả năng diễn đạt trước tập thể.

Dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề, khuyến khích học sinh phát hiện, tự giải quyết vấn đề qua sự gợi ý, dẫn dắt, nêu câu hỏi của giáo viên. Hướng dẫn học sinh tự nêu vấn đề để chủ động chiếm lĩnh kiến thức.

Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ: giáo viên giúp các em chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Đây là phương pháp rèn luyện năng lực hợp tác của các thành viên trong nhóm.

Xuất phát từ đặc điểm tâm lí của HSDT, giáo viên cần có phương pháp thích hợp đối với đặc thù môn học. Phương pháp dạy học sinh dân tộc cần sử dụng phương tiện trực quan, đặc biệt là phim, ảnh, tranh, sơ đồ tư duy, bảng phụ...

Giáo viên phát huy cá tính sáng tạo của học sinh trong quá trình đọc văn, đọc nhiều sách báo, để tăng vốn từ, hiểu nghĩa của từ, coi trọng bồi dưỡng năng lực đọc thì các em ghi nhớ được kiến thức, ghi nhớ mặt chữ, phát huy mở rộng kiến thức, vốn từ đã học và học sinh còn được tiếp nhận được nhiều từ mới, kiến thức mới. Qua đó rèn luyện kỹ năng đọc, đồng thời viết đúng chính tả.

Bước 3: Giáo viên thống nhất biện pháp đánh giá đối tượng học sinh trong trường, khối lớp. Trong bài kiểm tra cuối kì, mỗi giáo viên thống kê lỗi chính tả theo biểu mẫu để đánh giá kết quả sau một năm học.

Phối hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, đánh giá năm học. Đây cũng là căn cứ để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh. Thành viên trong tổ cần phát huy các giải pháp mới, xây dựng các giải pháp thành quy trình. Phiếu điều tra lỗi chính tả cần được phát huy trong các năm học.

Trong chương trình Tiểu học và THCS, học sinh đã học có hệ thống kiến thức và kĩ năng tiếng Việt. Đến bậc THPT, từ lớp 10, trong sách giáo khoa vẫn cung cấp thêm một số kiến thức về tiếng Việt nhưng về cơ bản vẫn là củng cố, thực hành, rèn luyện kỹ năng nói và viết đúng, tiến đến nói hay và viết hay. Tiếng Việt chỉ là một phần trong môn Ngữ văn, nội dung dạy học được thể hiện ở các mục chú giải từ ngữ sau mỗi văn bản, câu hỏi đọc - hiểu về ngôn ngữ văn bản, ở những mục đề cập việc dùng từ ngữ trong làm văn, ở bản tra cứu về từ ngữ Hán Việt. Giáo viên dạy theo nguyên tắc tích hợp (phối hợp phần Tiếng Việt với các phần Văn học và Làm văn). Ví dụ: trong khi học

về văn học dân gian thì ở phần tiếng Việt học sinh học về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, đặc điểm của ngơn ngữ dạng nói, luyện tập về các phép tu từ, ẩn dụ, hốn dụ.

Chương trình lớp 10, giáo viên chỉ tập trung dạy học những vấn đề giao tiếp ngôn ngữ, văn bản, đặc điểm ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, lịch sử tiếng Việt và chữ viết, những yêu cầu chung về sử dụng ngơn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Ở mỗi bài dạy giáo viên phân tích các ngữ liệu trong thực tế giao tiếp, áp dụng lỗi học sinh hay mắc phải, chỉ ra lỗi chính tả thường gặp và giáo dục học sinh biết quý trọng tiếng Việt.

Chương trình lớp 11: ở bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân,

giáo viên giáo dục học sinh kiến thức ngôn ngữ chung càng phong phú, vững chắc thì lời nói cá nhân càng sinh động, chính xác, hiệu quả. Ở bài Thực hành

về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu, giáo viên giúp học sinh nhận biết

và phân tích tác dụng trật tự các bộ phận của câu trong văn bản và viết câu có trật tự sắp xếp theo ý diễn đạt của mình. Giáo viên có thể sử dụng nhiều cách thức khác nhau, học sinh trả lời các câu hỏi sách giáo khoa, điền từ vào chỗ trống, đọc và tóm tắt, diễn giảng ngắn gọn để học sinh hình thành kỹ năng viết - đọc đúng chính tả đến viết đoạn văn, văn bản hồn chỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả của học sinh dân tộc chăm và bahnar trường phổ thông dân tộc nội trú vân canh tỉnh bình định (Trang 69 - 76)