Luật Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả của học sinh dân tộc chăm và bahnar trường phổ thông dân tộc nội trú vân canh tỉnh bình định (Trang 78 - 85)

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO HSDT CHĂM VÀ BAHNAR TRƯỜNG PTDTNT

3.3.3. Luật Ngôn ngữ

Mỗi ngôn ngữ chứa đựng trong nó bản sắc văn hóa của dân tộc, biểu hiện cách tư duy của từng cộng đồng. Trong xu thế hội nhập và phát triển, mỗi dân tộc gắn với một ngơn ngữ và một nền văn hóa, để giao lưu tiếp xúc với dân tộc khác. Vì vậy, bản lĩnh, vị thế và sức mạnh của dân tộc được biểu hiện rất nhiều qua văn hóa và ngơn ngữ. Trải qua gần bốn thế kỉ, tiếng Việt

nói chung và chữ Quốc ngữ nói riêng đã có những phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu giao tiếp, biểu đạt tư duy cho các cộng đồng dân tộc trong quốc gia Việt Nam thống nhất.Tuy nhiên, trong quá trình hành chức, chữ Quốc ngữ còn tồn tại những vấn đề cần được nghiên cứu, thống nhất trong tồn xã hội, nhất là vấn đề chính tả, ngữ pháp. Như vậy để thực thi tốt sự hiểu biết về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, trước hết trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền rất quan trọng trong việc xây dựng chính sách ngơn ngữ. Muốn bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt nên có Luật Ngơn ngữ để điều chỉnh hành vi nói và viết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Vấn đề Luật Ngôn ngữ thực ra đã được đề cập đến từ lâu. Trong Hội thảo “Xây dựng chuẩn mực chính tả thống nhất trong nhà trường và trên các

phương tiện truyền thông đại chúng”, năm 2012, các nhà nghiên cứu đã đưa

ra nhiều vấn đề sai phạm, thiếu sót, thiếu thống nhất trong việc sử dụng tiếng Việt ngày nay. Từ đó, nhà nghiên cứu Đinh Văn Đức đã đưa ra nhận định: “Tính tự phát trong sử dụng ngơn ngữ và văn tự là tất yếu khi vắng bóng hành lang pháp lí và những chế tài điều chỉnh các hành vi”. Đồng tình với quan điểm này, nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Thuyết cũng cho rằng: “Cần sớm ban hành quyết định chính thức về bảng chữ cái tiếng Việt và tiếng các dân tộc đã có chữ viết, về một số quy tắc chính tả cịn thiếu hoặc chưa thống nhất”. Nhà nghiên cứu Trần Chút trong phần phát biểu kết luận Hội thảo đã khẳng định: “Luật Ngôn ngữ chắc chắn là một công cụ quan trọng để bảo vệ và phát huy linh hồn dân tộc của cộng đồng các dân tộc anh em trong đại gia đình Tổ quốc Việt Nam” [14].

Những vấn đề về ngôn ngữ cần được luật hóa ở Việt Nam hiện nay như: vai trị thực hiện chức năng ngơn ngữ quốc gia của tiếng Việt trong giao tiếp chính thức, quy định về việc vay mượn tiếng nước ngoài, quy định nội

dung của truyền thông, xây dựng chuẩn mực chính tả thống nhất, sử dụng ghi tên riêng nước bằng chữ Việt, quy tắc viết tên riêng nước ngoài, việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt... Đặc biệt, nội dung và hình thức diễn đạt trên các phương tiện truyền thông đại chúng cần có sự kiểm duyệt chặt chẽ bởi những ảnh hưởng sâu rộng của nó.

Hiện nay đã có những chuẩn hóa tiếng Việt về quản lý việc viết bảng hiệu, quy chuẩn trong nhà trường, quy chuẩn lĩnh vực hành chính, quy chuẩn báo chí nhằm xác định tính chất đúng đắn và thống nhất quy tắc vận dụng tiếng Việt. Hiệu lực đã được áp dụng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội, nội dung chính tả thiếu thống nhất. Vấn đề chuẩn hóa ngơn ngữ đang trở thành vấn đề thời sự của ngôn ngữ học Việt Nam và được xã hội quan tâm. Điều này đặt ra yêu cầu phải xây dựng Luật Ngôn ngữ.

Tiểu kết chương 3

Từ thực trạng và nguyên nhân phạm lỗi chính tả của HSDT Chăm và Bahnar ở trường PTDTNT Vân Canh tỉnh Bình Định, chương 3 trình bày hệ thống các giải pháp tác động đến ý thức về chuẩn chính tả tiếng Việt và một số biện pháp cụ thể giúp khắc phục và hạn chế lỗi chính tả cho các em..

- Nhóm biện pháp ngơn ngữ học: mở rộng vốn từ, nâng cao khả năng đọc của học sinh, giúp học sinh nắm vững các quy tắc tiếng Việt bằng những con đường giản tiện nhất qua mẹo chính tả và phương pháp tra từ điển.

- Về nhóm biện pháp giáo dục: cần nâng cao ý thức của học sinh và giáo viên và cả nhà trường về tầm quan trọng của chính tả, đồng thời đưa ra một số biện pháp thiết thực nhằm nâng cao năng lực chính tả cho học sinh dân tộc. Đặc biệt là đưa ra các phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh dân tộc nhanh chóng chiếm lĩnh tiếng Việt.

- Nhóm biện pháp xã hội học: Nâng cao ý thức cộng đồng và vai trị truyền thơng, chúng tơi cũng mạnh dạn đề xuất nên có Luật Ngơn ngữ để tạo sự thống nhất, vừa đảm bảo sự trong sáng, hiện đại của tiếng Việt. Ban hành luật để căn cứ chuẩn hóa chữ quốc ngữ và chính tả. Đồng thời nâng cao ý thức kiểm duyệt của các cấp, ngành đối với nội dung và hình thức diễn đạt trên phương tiện truyền thông đại chúng.

KẾT LUẬN

1. Tiếng Việt được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngôn ngữ quốc gia.

Tiếng Việt được chọn làm ngôn ngữ phổ thông dùng trong nhà trường cho tất cả các dân tộc. Học sinh các dân tộc không phải người Kinh đều dùng tiếng Việt làm phương tiện học tập. Ở các vùng dân tộc thiểu số, tiếng phổ thông đã được phổ biến rộng rãi nhưng chất lượng, trình độ sử dụng tiếng Việt của học sinh còn nhiều hạn chế. Đối với những HSDTTS, tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông nhưng vẫn là ngôn ngữ thứ hai. Học và giao tiếp tiếng Việt đối với HSDTTS thật sự là điều khó khăn và gặp nhiều trở ngại. Trong q trình sử dụng tiếng Việt, nhất là ở khâu viết, HSDT bậc Trung học mắc khá nhiều lỗi diễn đạt, trong đó có lỗi chính tả.

Việc hạn chế, khắc phục lỗi chính tả cho HSDTTS ở nhà trường phổ thông hiện nay vấn đề quan trọng và cấp thiết.

2. Kết quả khảo sát các bài kiểm tra học kì mơn Ngữ văn của học sinh dân tộc Chăm và Bahnar Trường PTDTNT Vân Canh, tỉnh Bình Định cho thấy thực trạng mắc lỗi chính tả của học sinh dân tộc là rất phổ biến, với hơn 80% số lượng bài kiểm tra có lỗi chính tả. Lỗi chính tả của các em cũng rất đa dạng và phức tạp. Trong đó: lỗi do ảnh hưởng phát âm tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt địa phương chiếm tỉ lệ cao nhất 51.5%; 11.9% lỗi do viết sai quy tắc chữ Quốc ngữ; 10.0% lỗi do viết sai quy tắc viết hoa; 1.5% lỗi do viết tắt, kí hiệu, ảnh hưởng của ngơn ngữ chat; 1.3% lỗi do tiếng có vần khó, hiện tượng gần âm.

Trong q trình phân tích cụ thể các loại lỗi, chúng tôi nhận thấy, với HSDT Chăm và Bahnar của Trường PTDTNT Vân Canh, các em mắc lỗi

chính tả về thanh điệu (chủ yếu nhầm lẫn hỏi/ngã) chiếm tỉ lệ cao nhất

(23.8%), sau đó là lỗi về phần vần (20.8%) và lỗi về phụ âm đầu (18.8%). Thực trạng lỗi chính tả ở HSDTTS xuất phát từ nhiều nguyên nhân: những bất hợp lí cịn tồn tại trong chữ Quốc ngữ; học sinh chưa nắm vững quy tắc chính tả và chưa có ý thức viết đúng chính tả, giáo viên chưa quan tâm đến vấn đề lỗi chính tả của học sinh, nhà trường chưa chú trọng và có biện pháp nâng cao năng lực chính tả cho học sinh; tình trạng ghi thiếu thống nhất và sai chính tả trên các phương tiện truyền thông đại chúng; ảnh hưởng của ngôn ngữ chat...

3. Từ thực trạng và nguyên nhân mắc lỗi chính tả của HSDT, luận văn đề xuất một số giải pháp để rèn luyện chính tả cho học sinh dân tộc: phát triển vốn từ vựng, nâng cao năng lực đọc cho học sinh, hướng dẫn học sinh sử dụng từ điển, vận dụng các mẹo chính tả.... Căn cứ vào đặc điểm tâm lí học sinh, đặc điểm ngơn ngữ địa phương, chương trình giáo dục... mà người giáo viên đề ra kế hoạch và phương pháp dạy học, rèn luyện năng lực chính tả cho học sinh. Nhà trường có sự quan tâm và hỗ trợ đúng mức để học sinh có mơi trường học tập và trau dồi khả năng nói – viết tiếng Việt. Nhà nước cần có các biện pháp để thống nhất chữ viết, giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt...

Chúng tôi cũng nhận thấy cần xây dựng Luật Ngôn ngữ làm cơ sở cho sự thống nhất, chuẩn mực cho mọi trường hợp sử dụng tiếng Việt, đồng thời đặt ra yêu cầu trong việc kiểm duyệt chặt chẽ ngôn ngữ ở các phương tiện truyền thông đại chúng để tiếng Việt vừa có thể tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại vừa đậm đà bản sắc dân tộc.

Tiếng Việt trong quá trình phát triển lâu dài của nó đã chứng minh những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo, là một minh chứng hùng hồn cho sức sống dân tộc. Vì vậy, giữ gìn sự giàu có, đẹp đẽ của tiếng

Việt là trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam. Trong đó, chính tả tiếng Việt là một vấn đề “tưởng nhỏ mà khơng nhỏ”. Để giải quyết vấn đề này địi hỏi sự nỗ lực không chỉ của một tập thể, một tổ chức hay một cơ quan mà còn cần sự chung tay của cả cộng đồng. Đặc biệt, cần có sự quan tâm đúng mức và sâu sắc đến đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả của học sinh dân tộc chăm và bahnar trường phổ thông dân tộc nội trú vân canh tỉnh bình định (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)