Hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động sản xuất kinh doanh đá ốp lát tại công ty cổ phần phú tài (Trang 39 - 42)

7. Kết cấu của đề tài

1.3. Tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản

1.3.3. Hoạt động sản xuất

Hoạt động sản xuất doanh nghiệp cơ bản bao gồm: Lập kế hoạch sản xuất, Phân phối nguyên vật liệu, Sản xuất, Kiểm tra chất lượng, …

Sơ đồ 1.3: Quy trình sản xuất cơ bản doanh nghiệp sản xuất

Lập KH sản xuất Lệnh sx Sản xuất Đơn hàng Mua hàng Kho vật tư

Lập kế hoạch sản xuất: là một phần của kế hoạch kinh doanh, trong đó

nhà máy/bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất. Bản kế hoạch này sẽ cho thấy được số lượng sản phẩm cần sản xuất và chi phí tương ứng với số lượng sản phẩm được sản xuất trong mỗi chu kỳ thông thường là quý/lần. Kế hoạch sản xuất giữ vai trò rất quan trọng vì cả nhà máy, công ty sẽ phải vận hành theo kế hoạch sản xuất được lập. Hiểu được ý nghĩa của kế hoạch sản xuất, phương pháp lập và quản lý kế hoạch sản xuất hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất của mình từ đó tăng cao lợi nhuận.

Mục tiêu kế hoạch sản xuất:

- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực: Kết quả của việc thực hiện theo kế hoạch sản xuất là sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lực và thiết bị của nhà máy nhằm giảm thiểu chi phí và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Duy trì sản xuất ổn định: Lập kế hoạch sản xuất đảm bảo tiến độ sản xuất thường xuyên và ổn định. Tất cả các máy được đưa vào sử dụng tối đa, đảm bảo cung ứng nguồn hàng cho khách hàng.

- Ước lượng nguồn lực: Lập kế hoạch sản xuất giúp ước lượng nguồn lực như con người, nguyên vật liệu,… xem với nguồn lực hiện tại doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất của khách hàng hay không

- Phối hợp hoạt động các phòng ban: Lập kế hoạch sản xuất giúp phối hợp các hoạt động của các phòng ban khác nhau. Ví dụ: Phối hợp giữa phịng Kế hoạch sản xuất với phòng Kinh doanh để biết nhu cầu của khách hàng ra sao và doanh nghiệp cần bao nhiêu thời gian để sản xuất.

- Giảm thiểu lãng phí nguyên liệu: Lập kế hoạch sản xuất giảm thiểu lãng phí ngun liệu thơ, đảm bảo kiểm kê nguyên vật liệu và vật liệu phù hợp đồng thời đảm bảo sản xuất các sản phẩm hoặc hàng hóa chất lượng

- Cải thiện năng suất lao động: Nhờ kế hoạch sản xuất, doanh nghiệp có thể sử dụng tối đa nguồn nhân lực, công nhân được đào tạo rõ ràng. Đồng

thời, lợi nhuận được chia sẻ với các cơng nhân dưới hình thức tăng lương và các ưu đãi khác từ đó cơng nhân có động lực để thực hiện tốt công việc của họ

- Cải thiện chất lượng: Lập kế hoạch sản xuất tạo điều kiện cải thiện chất lượng vì quy trình sản xuất được kiểm tra thường xuyên. Ý thức về chất lượng được phát triển giữa các nhân viên thông qua đào tạo, kế hoạch đề xuất,...

- Tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường: Lập kế hoạch sản xuất giúp việc giao hàng cho khách hàng kịp thời nhờ việc sản xuất chất lượng được đảm bảo thường xuyên, liên tục.Từ đó, cơng ty có thể đối mặt với cạnh tranh hiệu quả, và nắm bắt thị trường

- Lập và quản lý kế hoạch sản xuất hiệu quả: Tùy thuộc theo phương án sản xuất để tồn trữ (Make To Stock) hay sản xuất theo đơn hàng (Make To Order) bộ phận Kế hoạch sẽ có phương án lập kế hoạch sản xuất khác nhau nhằm mang lại sự tối ưu về chi phí và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu sản xuất cũng như đảm bảo cho vận hành được tối ưu nhất, doanh nghiệp phải dự báo được sản lượng tiêu thụ của thị trường (hoặc số lượng đơn hàng sẽ phải đáp ứng trong tương lai) để có kế hoạch mua và lưu trữ nguyên vật liệu, nhân công tham gia sản xuất và bố trí máy móc thiết bị phù hợp.

Phân phối nguyên vật liệu: Một quá trình sản xuất muốn đạt được

kết quả tốt nhất, cần có sự liên tục của nguồn nguyên vật liệu. Việc thiếu hụt nguyên vật liệu dù trong thời gian ngắn hay dài cũng sẽ gây ra thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp. Ngược lại, việc đảm bảo được nguồn nguyên vật liệu ổn định sẽ góp phần làm gia tăng năng suất lao động, gia tăng sản lượng, đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của thị trường. Đây là cách để doanh nghiệp tối ưu chi phí, gia tăng được chất lượng sản phẩm với giá thành vừa phải, từ đó sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn. Như vậy, chỉ

với việc phân phôi nguyên vật liệu hiệu quả, doanh thu của doanh nghiệp đã có thể tăng đáng kể, việc chiếm lĩnh thị trường và khả năng sinh lời vốn cũng được cải thiện đáng kể.

Sau khi nhận được lệnh sản xuất kho vật tư sẽ chuyển nguyên vật liệu từ trong kho vật tư đến bộ phận sản xuất. Qua trình thường được tiến hành theo 2 cách:

+ Cách1: Cấp phát theo yêu cầu bộ phận sản xuất; Nguyên vật liệu được cung ứng dựa trên yêu cầu từng phân xưởng, bộ phận sản xuất

+ Cách 2: Cấp phát theo tiến độ kế hoạch; Nguyên vật liệu được cung ứng với quy định về số lượng và thời gian cho bộ phận sản xuất

Tùy trường hợp mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn cấp phát nguyên vật liệu theo hình thức nào. Tuy nhiên, trong đại đa số trường hợp, cấp phát theo tiến độ kế hoạch thường đạt hiệu quả cao hơn vì nó đảm bảo tính khoa học và ổn định

Sản xuất: Là một chuỗi các công việc được thực hiện theo thứ tự để tạo

ra sản phẩm trên cơ sở kết hợp: nguyên vật liệu; nhân cơng; máy móc thiết bị; năng lượng và các yếu tố khác…Sau khi nhận được lệnh sản xuất và cung cấp đủ nguyên vật liệu doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất theo kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động sản xuất kinh doanh đá ốp lát tại công ty cổ phần phú tài (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)