7. Kết cấu của đề tài
2.4.3. Giám sát tại Công ty CP Phú Tài
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát Giám sát
STT Tiêu chí đo lường hiệu quả hoạt động của HT KSNB
Mức độ đánh giá Có Không Không
ý kiến
Giám sát 316 124
1 Hệ thống KSNB có tạo điều kiện cho các bộ
phận, nhân viên kiểm soát lẫn nhau không 68% 32% 2 Nhà quản lý có đánh giá định kỳ sự hữu hiệu
và hiệu quả của hệ thống KSNB không 75% 25% 3 Nhà quản lý có thực hiện việc giám sát thường
xuyên quản trị rủi ro tại DN không 68% 32% 4 Các đề xuất hoàn thiện có được trình lên Ban
giám đốc không? 76% 24%
Với kết quả 336/440 câu trả lời đạt nhận được, chiếm tỷ lệ 76% cho thấy cơ chế giám sát tại nhà máy đã triển khai ở mức tương đối và còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện.
Cụ thể, đối với cơ chế kiểm soát chéo lẫn nhau có triển khai ở một số phòng ban liên quan đến công tác mua hàng, bán hàng, cung ứng, quản lý kho, bảo vệ,… còn một số các phòng ban liên quan đến kỹ thuật hiện chưa có cơ chế giám sát chéo để đánh giá hiệu quả công việc của bộ phận này.
Đối với công tác đánh giá sự hữu hiệu và hiệu quả của phòng kiểm soát nội bộ BGĐ nhà máy có thực hiện, tuy nhiên công tác đánh giá chưa được thực hiện thường xuyên và định kỳ mà tùy thuộc vào quan điểm của Giám đốc nhà máy
Các quy trình hoạt động của nhà máy cũng được bộ phận ISO, phòng kiểm soát nội bộ thường xuyên đánh giá, tuy nhiên việc đánh giá này cũng
mới chỉ dừng lại ở các phòng ban liên quan đến hoạt động mua hàng, bán hàng, cung ứng, thanh toán, quản lý tài sản, kho, … còn đối với các hoạt động sản xuất vẫn chưa thường xuyên thực hiện các đề xuất hoàn thiện vói BGĐ nhà máy
Đánh giá chung
- Môi trưởng kiểm soát
* Ưu điểm
Đánh giá về môi trường kiểm soát tại Công ty Cổ phần Phú Tài cụ thể tại nhà máy ccó các ưu điểm là nhà máy sản xuất cung ứng của công ty nên các loại hình nghiệp vụ kinh tế phát sinh không quá phức tạp. Đây cũng là lý do mà Nhà máy không phải thường xuyên phải đối mặt với việc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận vì một phần đã được sự xem xét hổ trợ từ phía Công tyBan lãnh đạo của từ Công ty đến nhà máy luôn đề cao giá trị đạo đức trong kinh doanh, các quy định và thông báo liên quan đến tính trung thực được thể hiện rõ qua slogan của tập đoàn và tuyên truyền rộng rãi thông qua các văn bản, email, hợp đồng,.
Công ty luôn đặt uy tín chất lượng sản phẩm lên hàng đầu để khẳng định giá trị thương hiệu là yếu tố cạnh tranh trên thị trường ngành tôn thép, cụ thể nhà máy luôn áp dụng và duy trì hệ thống ISO về quản lý chất lượng ISO 9001, 14001, OHSAS,….
Với sự quản lý của đội ngũ ban lãnh đạo cùng các cán bộ công nhiên viên là những người khá trẻ, do vậy tính sáng tạo và năng động luôn được phát huy. Công tác họp giao ban được duy trì hàng tuần, ngoài ra còn thường xuyên có các cuộc họp chuyên đề của các mãng hoạt động chuyên môn
Tình hình kết quả kinh doanh, lợi nhuận quản trị được cập nhật và báo cáo hàng tuần, qua đó ban lãnh đạo kịp thời nắm bắt được tình hình kinh doanh tốt hay xấu để có những điều chỉnh kịp thời.
Công tác đánh giá hiệu quả công việc được đánh giá định kỳ hàng tháng thông qua đánh giá KPI và đánh giá thành tích điểm để xem xét lương, chố độ khen thưởng và thành tích thi đua.
Ưu điểm trong cơ cấu tổ chức nhà máy là phòng KSNB được quản lý theo ngành dọc và ngành ngang. Về mặt chuyên môn phòng KSNB chịu sự quản lý của Khối kiểm soát thuộc Tập đoàn, còn đối với công tác quản lý hoạt động, nhân sự và chính sách lương thì thuộc quản lý của BGĐ nhà máy. Điều này đem lại sự độc lập và khách quan cho P.KSN B tại nhà máy, không chịu sự tác động hay chi phối từ BGĐ nhà máy. Ngoài ra cơ chế giám sát lẫn nhau đã hạn chế được rủi ro trong việc tự quyền quyết định và lạm quyền
* Nhược điểm
Mặt hạn chế khá nỗi bật là tình hình nhân sự không có sự ổn định đối với cấp nhân viên và chính sách thay đổi cán bộ quản lý thường xuyên. Chính sách và tiểu chuẩn đầu vào chưa được đầy đủ và rõ ràng.
Việc phân chia chức năng, quyền hạn và trách nhiệm vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, chưa phù hợp với điều lệ và quy chế hoạt động của nhà máy gây khó khăn trong công tác quản lý điều hành hiện tại.
* Nguyên nhân
Nguyên nhân của sự bất ổn nhân sự của nhà máy có thể dễ dàng nhận thấy là do chính sách tuyển dụng và tiêu chuẩn đầu vào không rõ ràng nên nhiều nhân sự tuyển vào không phù hợp với năng lực chuyên môn của các vị trí công việc, văn hóa của doanh nghiệp.
Do cơ cấu các phòng ban chức năng thường xuyên thay đổi nhưng quy chế hoạt động không được điều chỉnh kịp thời dẫn đến tình trạng chồng chéo về chức năng nhiệm vụ gây ảnh hướng khá lớn trong quá trình hoạt động của nhà máy
Đánh giá rủi ro
* Ưu Điểm
Nhà máy sản xuất tại công ty là công nghiệp nặng về đá do vậy các vấn đề liên quan đến môi trường, cơ sở hạ tầng, giao thông cảng biển, chính sách thuế, hải quan của địa phương rất quan trọng đến hoạt động ổn định và phát triển bền vững của nhà máy. Vì vậy Ban Giám đốc nhà máy thường xuyên có những báo cáo đánh giá phân tích những yêu tố thuận lợi và khó khăn tại địa phương để có những chiến lược phát triển phù hợp.
Tuy hoạt động phân tích đánh giá rủi ro của doanh nghiệp không có bộ phận hay phòng ban chuyên trách đảm nhận nhưng Ban Giám đốc lại xử lý và phản ứng khá kịp thời khi phát hiện rủi ro cũng đã góp phần làm hệ thống kiểm soát nội bộ được phát huy hiệu quả và tăng tính hữu hiệu
* Nhược điểm
Chức năng nghiên cứu và phát triển chuyên sâu để đánh giá rủi ro đang được BGĐ phụ trách chính và hổ trợ từ phòng kiểm soát nội bộ mà không có bộ phận hay phòng ban nào chuyên trách là một hạn chế của nhà máy. N goài ra nhà máy cũng không thường xuyên thực hiện đánh giá rủi ro khi doanh nghiệp mở rộng hoặc chuyển đổi công nghệ cũng như thay đổi chính sách công ty.
Do không có ban nghiên cứu và phát triển chuyên sâu để đánh giá rủi ro nên công tác nhận diện các rủi ro liên quan đến thay đổi chính sách hoặc thay đổi công nghệ, phát triển mở rộng sản xuất chưa được thực hiện bài bản mà phụ thuộc vào kinh nghiệm quản lý của ban lãnh đạo
* Nguyên nhân
Với quan điểm quản trị của Ban Giám đốc nhà máy là ngoài việc giao trách nhiệm kiểm soát cho phòng kiểm soát nội bộ thì phòng kiểm soát nội bộ đảm nhiệm thêm các chức năng như kế toán quản trị, tư vấn và quản trị rủi cho Ban Giám đốc nhà máy
Hoạt động kiểm soát
* Ưu điểm
Đối với các quy trình hoạt động và chính sách, quy định tại nhà máy đã ban hành được bộ phân ISO phụ trách quản lý và ban hành rộng rãi, thông tin đến các bộ phận phòng ban thông qua mạng nội bộ và ổ đĩa dữ liệu chung.
Bộ phận quản lý tài sản được tách biệt với bộ phận theo dõi sổ sách, không phát sinh các trường hợp kiêm nhiệm điều này đã phần nào hạn chế được các rủi ro thất thoát tài sản.
Công tác kiểm kê được tiến hành thường xuyên, định kỳ với sự tham gia của bộ phận quản lý tài sản và các bộ phận độc lập như kiểm soát nội bộ, kế toán và các phòng ban liên quan khác.
Đối với công tác theo dõi sổ sách kế toán, đánh số chứng từ và phê duyệt của BGĐ của hầu hết các nghiệp vụ phát sinh đều được thực hiện khá tốt Hoạt động mua hàng nhà máy có ban hành quy trình mua hàng và thanh toán rõ ràng, nhu cầu mua hàng được BGĐ phê duyệt trước khi tiến hành mua, đồng thời có bộ phòng kiểm soát nội bộ giám sát công tác mua hàng.
Kho bãi nhà máy được quy hoạch cụ thể, các quy định liên quan đến chất xếp hàng hóa được quy định đầy đủ nhằm tối đa hóa khối lượng tồn kho của nhà máy và tối ưu hóa công suất xuất hàng. Ngoài ra, hoạt động xuất hàng ra khỏi nhà máy có sự giám sát của nhân viên kiểm soát nội bộ để kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ, xuất đúng hàng hóa và đúng trọng lượng hàng quy định, với sự giám sát này cũng phần nào hạn chế được rủi ro tài sản, xuất nhầm hàng, hàng xuất không đúng quy định.
Các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ kế toán được thực hiện khá tốt, ngoại trừ vấn đề chứng từ thanh toán luân chuyển chậm gây ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán cho nhà cung cấp
* Nhược điểm
Tài sản cố định của nhà máy hiện chưa được gắn thẻ tài sản gây khó khăn trong công tác quản lý và theo dõi, nhiều tài sản khi thanh lý hoặc điều chuyển nhưng không được cập nhật sổ sách do đơn vị không nắm bắt được thông tin tài sản cố định.
Công tác đối chiếu số liệu giữa bộ phận quản lý tài sản (số liệu quản trị) với số liệu kế toán có thực hiện, tuy nhiên công tác đối chiếu không được thực hiện đầy đủ và thường xuyên.
Giá trị hàng tồn kho công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu phụ thường xuyên tăng giảm bất thường, có những thời điểm hàng tồn kho công cụ dụng cụ/ nguyên vật liệu phụ tăng quá cao làm tăng chi phí lãi hàng tồn kho, gây mất diện tích kho bãi, giảm chất lượng, khi thì tồn kho xuống quá thấp gây mất an toàn dự phòng để đảm bảo duy trì sản xuất liên tục.
Khi phát sinh các thiếu hụt hàng hóa nhà máy có tìm hiểu nguyên nhân và yêu cầu các đơn vị liên quan giải trình, tuy nhiên công tác xem xét và xử lý chế tài các cá nhân liên quan còn thiếu quyết liệt.
Công tác thanh toán cho khách hàng thường xuyên bị chậm trễ và quá hạn công nợ làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà máy
* Nguyên nhân
Công tác theo dõi tài sản cố định đang phụ thuộc vào kinh nghiệm theo dõi và quản lý của các nhân sự của phòng kế toán, phòng kỹ thuật và đơn vị sử dụng. Mặc dù đã có chỉ đạo của BGĐ về việc dán tem tài sản từ BGĐ nhưng thiếu sự quyết liệt triển khai từ các phòng ban liên quan.
Quy định về việc đối chiếu số liệu sổ sách quản trị và số liệu sổ sách kế toán có ban hành nhưng thiếu sự giám sát của đơn vị độc lập nên công tác thực hiện còn hạn chế, chưa triệt để.
Giai đoạn từ năm 2010 đến 2016 là giai đoạn đầu tư xây dựng mở rộng các dây chuyền sản xuất, do vậy nhiều thiết bị công cụ dụng cụ đang trong
giai đoạn mua bổ sung dự phòng và dần hoàn thiện, đối với nguyên vật liệu phụ cũng trong giai đoạn thử nghiệm chạy thử để đánh giá so sánh chất lượng. Từ năm 2017 nhà máy bắt đầu hoạt động ổn định và bắt đầu tập trung xây dựng định mức dự phòng công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu phụ, định mức này đang dần được hoàn thiện.
Đối với các trường hợp thiếu hụt tài sản thì nhiều trường hợp không truy cứu được trách nhiệm cá nhân do chưa có cơ chế phân chia trách nhiệm quản lý rõ ràng nên công tác truy cứu trách nhiệm còn gặp nhiều khó khăn.
Quy trình từ khi yêu cầu mua hàng, giám sát mua hàng, nghiệm thu chất lượng đến khi thanh toán phải trả qua nhiều phòng ban và cơ chế kiểm tra chéo nhiều lớp vô hình chung đã làm chậm tiến độ thanh toán cho nhà cung cấp
* Thông tin và truyển thông
* Ưu điểm
Nhà máy tại công ty có hệ thống mạng nội bộ sử dụng chung cho cả nhà máy và công ty, thông qua mạng nội bộ công tác truyền đạt thông tin và chia sẽ các vấn đề liên quan đến công việc được thực hiện khá tốt.
* Nhược điểm
Tuy công tác truyền đạt thông tin và chia sẽ các nội dụng công việc được triển khai khá tốt nhưng ngược lại nội dung truyền đạt còn nhiều hạn chế như các nội dung liên quan đến kế hoạch và mục tiêu của doanh nghiệp lại cán bộ công nhân viên lại chưa được nắm đầy đủ.
* Nguyên nhân
Các mục tiêu và kế hoạch của nhà máy tại công ty được truyền đạt còn giới hạn ở một số phòng ban nên chưa truyền đạt sâu rộng đến với người lao động, vì vậy ý thức hướng đến mục tiêu chung của nhân viên nhà máy còn chưa cao. Các thông tin mang tính chất rời rạc chưa kết nối với nhau nên không tạo được tính phối hợp giữa các phòng ban trong việc hoàn thành mục tiêu.
Thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng trong việc truyền thông của nhà máy. Thiếu cách thức truyền đạt thông tin hiệu quả
* Giám sát
* Ưu điểm
Hầu hết các cơ chế kiểm soát và giám sát đều được áp dụng tại nhà máy sản xuất như xây dựng cơ chế kiểm soát chéo, đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ hoặc các đề xuất hoàn thiện các quy trình có sẳn.
* Nhược điểm
Hoạt động giám sát đi theo chiều rộng nhưng chưa có chất lượng về chiều sâu nên dẫn đến hiệu quả chưa cao.
* Nguyên nhân
Chưa có định hướng rõ ràng về hoạt động giám sát và thiếu nguồn lực, chất lượng nguồn lực để triển khai về chiều sâu cũng như duy trì công tác giám sát
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua nghiên cứu thực tế công tác kiểm soát nội bộ hoạt độn sản xuất kinh doanh đá tại Công ty CP Phú Tài, tác giả đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của từng yếu tố trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm làm dẫn đến các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động điều này làm cho hệ thống chưa đạt được hiệu quả tối ưu.
Dựa trên cơ sở lý thuyết chương 1 đã trình bày và qua khảo sát thực trạng tại công ty, chương tiếp theo tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần vận hành trôi chảy, nâng cao tính hữu hiệu và hoàn thiện quy trình KSNB hoạt động sản xuất đá ốp lát tại Công ty CP Phú Tài
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ĐÁ ỐP LÁT
TẠI CÔNG TY CP PHÚ TÀI 3.1. Quan điểm hoàn thiện kiểm soát nội bộ
3.1.1. Yêu cầu phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất cung ứng
Nhà máy sản xuất tại Công ty CP Phú Tài là đơn vị chuyên sản xuất và cung ứng thành phẩm đá ốp lát cho công ty. Nhà máy luôn luôn hoạt động hết công suất 24/24 nhằm đáp ứng đủ nhu cầu mà công ty đề ra. Trong bối cảnh thị trường đá ốp lát ngày càng cạnh tranh gay gắt, Ban Giám đốc nhà máy luôn phải đề ra mục tiêu hoàn thành kế hoạch được giao, đồng thời giảm thiểu chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Để đạt được điều đó, Nhà máy cần khắc phục những yếu kém trong quản lý, sửa chữa những sai lầm trong hoạt động và có cơ chế kiểm soát hợp lý nhằm ngăn chặn hoặc phát hiện kịp thời các rủi ro ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của đơn vị.
Việc hoàn thiện KSNB của hoạt động sản xuất kinh doanh đá ốp lát tại nhà máy nhằm giúp đơn vị kiểm soát tốt hơn các rủi ro, tối thiểu hóa các tổn thất để đạt được mục tiêu đã đề ra. Vai trò của KSNB doanh nghiệp ngày