7. Kết cấu đề tài
1.3.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Theo tác giả Trần Thị Cẩm Thanh và Nguyễn Ngọc Tiến (năm 2017), nêu rõ: “Báo cáo kế toán là phương tiện để cung cấp thông tin kế toán cho các nhà quản lý trong nội bộ doanh nghiệp cũng như đối tượng bên ngoài doanh
nghiệp”. [15, tr.113]
Báo cáo kế toán cung cấp thông tin về hoạt động tài chính cho cả đối tượng quản lý bên trong và các đối tượng bên ngoài đơn vị. Vì các đối tượng cung cấp thông tin khác nhau, nên báo cáo kế toán được chia thành hai loại BCTC và báo cáo quản trị. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu đề tài tác giả chỉ nghiên cứu nội dung kế toán tài chính, nên chỉ đề cập đến BCTC.
Báo cáo tài chính là báo cáo phục vụ đối tượng bên ngoài đơn vị, báo cáo tổng hợp nhất cung cấp tình hình tài chính; cấp phát, tiếp nhận, sử dụng, quyết toán từng loại kinh phí; Quản lý tài sản ...đáp ứng yêu cầu quản lý đơn vị, các cơ quan Nhà nước, ngân hàng và đối tượng khác.
Lựa chọn chủng loại, số lượng báo cáo.
Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán Ngân sách áp dụng tại các đơn vị SNCL dùng để tổng hợp tình hình tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí NSNN; tình hình thu chi và kết quả hoạt động của đơn SNCL trong một kỳ kế toán, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thực trạng hoạt động tài chính của đơn vị là căn cứ quan trọng giúp cơ quan Nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động đơn vị, gồm: Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp; Thuyết minh báo cáo tài chính; báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động; Báo cáo chi tiết kinh phí chương trình dự án; báo cáo thực hiện xử lý kiến nghị của kiểm toán, thanh tra, tài chính. Thuyết minh báo cáo quyết toán.
Tổ chức trình bày thông tin trên báo cáo, lập báo cáo.
Đây là hệ thống báo cáo kế toán bắt buộc được lập vào cuối kỳ kế toán năm phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước. Việc lập BCTC, báo cáo quyết toán NSNN căn cứ vào số liệu kế toán, được lập đúng nội dung, phương pháp theo quy định của Bộ Tài chính, trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. BCTC
phải có chữ ký của người lập biểu, Kế toán trưởng và Thủ truởng đơn vị, những người ký duyệt trên BCTC phải chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.
Tổ chức sử dụng, bảo quản và lưu trữ báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính sau khi được lập theo đúng biểu mẫu do Bộ Tài chính quy định, phản ánh đầy đủ các nội dung quy định đối với từng loại báo cáo sẽ được sử dụng để phục vụ công tác kiểm tra của các nhà quản lý, các cơ quan Nhà nước và các đối tượng liên quan. Đồng thời báo cáo cũng được sử dụng để phục vụ công tác quản lý kế toán quản trị nội bộ trong đơn vị và làm nền tảng cho việc nghiên cứu ban hành các quyết định, chính sách về quản lý tài chính phù hợp với thực tế đơn vị.
Báo cáo tài chính sau khi nộp đúng thời hạn quy định được sử dụng và lưu trữ. Yêu cầu lưu trữ phải được phân loại có hệ thống, sắp xếp theo trình tự thời gian phát sinh của niên độ kế toán, bảo đảm tính khoa học, hợp lý, có mã số ký hiệu phân biệt để thuận lợi cho việc sử dụng và tra cứu khi cần thiết.
1.3.6. Tổ chức hệ thống kiểm tra kế toán
Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh, kiểm tra, kiểm soát chất lượng và độ tin cậy các thông tin kinh tế tài chính của đơn vị; kiểm tra sự tuân thủ các cơ chế, các chế độ chính sách Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao tại đơn vị; xây dựng báo cáo về kết quả kiểm tra, tình hình sử lý các vi phạm đã được phát hiện.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này tác giả đã phân tích đặc trưng cơ bản của hoạt động sự nghiệp để khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trong của các đơn vị sự nghiệp. Tác giả cũng làm rõ mục tiêu, nguyên tắc và nội dung quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp.
Thực hiện tốt nội dung trên đây sẽ đảm bảo cho việc tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập được khoa học và hợp lý.
Tổ chức kế toán là công cụ giúp nhà quản lý nắm bắt được thực trạng công tác kế toán, từ đó có những biện pháp kịp thời điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu quản lý đơn vị. Nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, giúp nhà quản lý tốt tài sản, nguồn kinh phí đơn vị có điều kiện phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ YÊN
2.1. Khái quát về quá trình hình thành, phát triển và tổ chức kế toán của Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trước năm 1962, Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên chưa hình thành, vùng căn cứ cách mạng lúc bấy giờ chỉ có một bệnh xá (E100) chung cho cả quân và dân Y do Bác sĩ Tống Hải phụ trách. Năm 1960-1961, Bác sĩ Tống Hải tổ chức đào tạo tại bệnh xá 18 cứu thương bổ sung cho Bệnh xá E100 và Y tế cơ quan.
Tình hình chiến tranh ngày càng căng thẳng, cán bộ Y tế thiếu trầm trọng; Bác sĩ, Y sĩ do miền bắc chi viện không đủ, Y tá cứu thương đào tạo tại chỗ cũng chưa được thực hiện được.
Tháng 6 năm 1962 sau khi Bệnh xá quân dân Y (E100) tách thành hai bệnh xá: Quân Y- Bệnh xá Hồ Tây, Dân Y- Bệnh xá Trúc Bạch. Lúc bấy giờ Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên được thành lập tại Tổng Binh- Sơn Hòa (cụm Bệnh xá Trúc Bạch) do Bác sĩ Trần Nhật Thăng phụ trách chung, đồng chí Hồ Văn Tỵ phụ trách công tác chính trị tư tưởng.
Sau khi tái lập tỉnh Phú Yên tháng 7/1989 mặc dù chưa có quyết định thành lập nhưng dựa vào nồng cốt là một số ít cán bộ- giáo viên của Trường Trung cấp Y tế Phú khánh (tỉnh cũ) được điều về công tác ở Phú Yên, cùng với 1 số trang thiết bị ít ỏi, 169 học sinh Y sĩ vào năm 3 của khóa học. Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh và Bộ Y tế, Trường đã có quyết định thành lập Trường Trung cấp Y tế Phú Yên theo quyết định số 21/QĐUB ngày 08/01/1991 của UBND tỉnh Phú Yên.
Đặt trụ sở tại 270 Trần Hưng Đạo, Phường 6, Thành Phố Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên.
Thực hiện Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 09/03/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010 và Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; trong những năm gần đây Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã đầu tư kinh phí cho ngành Y tế Phú Yên để nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác khám chữa bệnh từ tuyến tỉnh đến cơ sở; tăng cường năng lực chất lượng công tác của các tuyến Y tế.
Ngày 18/02/2014 Quyết định số 528/QĐ – BGDĐT của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc thành lập Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên.
Tên tiếng Việt: TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ YÊN
Tên giao dịch Quốc tế: PHU YEN MEDICAL COLLEGE
Trụ sở chính: 270 Trần Hưng Đạo, Phường 6, TP. Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên. Mã số thuế: 4400285501
Số điện thoại: 0257.3823547; Fax: 0257.3823769
Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên là cơ sở đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực Y tế có trình độ Cao đẳng và các trình độ thấp hơn. Trường trực thuộc của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, quản lý chuyên môn của Bộ Y tế và chịu sự quản lý hành chính của UBND tỉnh Phú Yên. Trường được tổ chức hoạt động theo Điều lệ Trường Cao đẳng do Bộ LĐTB&XH ban hành, Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
Qua 5 năm không ngừng nổ lực cả Lãnh đạo Nhà trường và cán bộ, công nhân viên chức, đội ngũ giảng viên, giáo viên có những đợt tiếp cận giáo dục hiện đại, tiến tới mục tiêu thành Trường chất lượng cao vào năm 2025 đạt chuẩn Trường có năng lực so với các Trường trên thế giới.
Cơ sở vật chất, với tổng diện tích 5788m2 bao gồm 4 khu nhà 2 tầng, 2 khu 3 tầng, thư viện 200m2, hội trường lớn 250 chỗ ngồi, hội trường nhỏ 100 chỗ ngồi, 56 phòng học lý thuyết, 18 phòng thực hành.
2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ
*Chức năng:
Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên là cơ sở đào tạo cán bộ Y tế cho tỉnh Phú Yên và các tỉnh lân cận. Đào tạo điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật y học có trình độ Cao đẳng và Trung cấp. Đào tạo Dược sĩ có trình độ Cao đẳng và Trung cấp. Trung cấp dân số, Y sĩ đa khoa.
Đào tạo lại, đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng mới cho cán bộ Y tế theo các chuyên ngành đào tạo.
Nghiên cứu khoa học và phục vụ nhu cầu của xã hội theo nhiệm vụ chuyên môn của Nhà trường.
Liên kết với các trường Đại học Y, Dược để đào tạo đại học cho cán bộ Y, Dược của địa phương.
Hợp tác quốc tế, đào tạo các lớp ngắn hạn (chăm sóc người lớn tuổi, chăm sóc người bệnh lâu ngày….) xuất khẩu lao động nước ngoài.
* Nhiệm vụ:
Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, có năng lực thích ứng với việc làm xã hội, tự làm việc cho mình và cho những người khác, khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ, Luật giáo dục và các quy định của pháp luật.
Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong người học và đội ngũ cán bộ giảng viên của Trường.
Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên, xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường đầy đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và giới.
Tuyển sinh và quản lý sinh viên.
Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục.
Đào tạo các ngành nghề được cho phép, ngoài ra Trường còn đào tạo cho nhu cầu xuất khẩu lao động nước ngoài và đào tạo các lớp ngắn hạn (lớp quản lý điều dưỡng ở bệnh viện, chuyển đổi hộ sinh, dược sĩ Y sĩ sang điều dưỡng 03 tháng, kỹ năng giao tiếp bệnh nhân…).
* Về kết quả tuyển sinh
Công tác tuyển sinh đảm bảo đúng quy chế của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trong 5 năm tuyển sinh từ khi nâng cấp lên Cao đẳng, Trường tuyển sinh được được 6.575 học sinh sinh viên các hệ, các ngành kết quả tuyển sinh luôn đạt thành tích tương đối thể hiện sự cố gắng nổ lực cũng như uy tín của Nhà trường về chất lượng đào tạo. Để tăng quy mô tuyển sinh Trường đang tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và tiến hành đồng lọt một số biện pháp xây dựng môi trường học tập chất lượng, thân thiện, an toàn thuận lợi với chi phí hợp lý người học.
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kết quả công tác tuyển sinh
( từ năm 2014 đến năm 2019) NĂM CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG CAO ĐẲNG ( các tỉnh ngoài) LIÊN THÔNG CAO ĐẲNG ( tại trường) TRUNG CẤP TỔNG CỘNG 2014 500 300 800 2015 680 250 930 2016 700 150 850 2017 600 500 200 100 1.400
2018 200 800 400 80 1.480
2019 140 650 275 50 1.115
Tổng cộng 2.820 1.950 875 930 6.575
(Nguồn: Phòng khảo thí-Đảm bảo chất lượng, Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên)
* Về đào tạo
Quy mô đào tạo hiện tại: gần 3.995 học sinh sinh viên, ngoài ra còn đào tạo các lớp ngắn hạn (Văn bằng 2 trung cấp Dược sĩ, Diều dưỡng; Văn bằng 2 cao đẳng Dược sĩ, Điều dưỡng; chuyển đổi 3 tháng Y sĩ, hộ sinh, dược sĩ sang Điều dưỡng hệ trung cấp; Quản lý điều dưỡng; kỹ năng giao tiếp bệnh nhân…). Liên kết với Trường Đại học Trà Vinh mở lớp Đại học Điều dưỡng; liên kết Đại học Y Dược Huế mở lớp Dược sĩ Đại học đào tạo theo hình thức hệ vừa làm vừa học.
Bảng 2.2: Bảng kết quả chất lượng đào tạo
(Từ năm 2014-2015 đến năm 2018-2019) Năm Tổng Số HSSV Giỏi Khá Trung bình khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % SL % 2014- 2015 800 25 3,13 280 35 305 38,12 188 23,5 2 0,25 2015- 2016 930 30 3,23 329 35,38 335 36 233 25,06 3 0,33 2016- 2017 850 35 4,12 335 39,41 320 37,64 158 18,60 2 0,23 2017- 2018 1.400 89 6,35 480 34,29 454 32,43 369 26,36 8 0,57 2018- 2019 1.480 116 7,83 493 33,34 480 32,43 380 25,68 11 0,72 2019- 2020 1.115 120 10,77 362 32,47 341 30,58 285 25,56 7 0,62
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động và phân cấp quản lý tài chính. chính.
Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên là đơn vị SNCL, trực thuộc UBND Tỉnh Phú Yên. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường thực hiện theo Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 21/4/2014 của UBND tỉnh Phú Yên quy định về việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ, công chức cấp xã và các chức danh lãnh đạo quản lý doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sỡ hữu thuộc UBND tỉnh Phú Yên.
Năm 2019 chỉ tiêu biên chế được giao của Trường là 55 biên chế và 05 hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP. Tổng số cán bộ quản lý, giảng viên và viên chức của Trường đến tháng 12 năm 2019, có 72 người (55 người biên chế, 05 hợp đồng theo nghị định 68, hợp đồng khoán việc 12 người).
Về trình độ chuyên môn:
Bảng 2.3. Tổng hợp đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên (tính đến 31/12/2019) Tt Cơ cấu Tổng số TRÌNH ĐỘ Chuyên khoa II Thạc sĩ Chuyên khoa I Bác sĩ Dược sĩ Cử nhân Khác 1 Cán bộ quản lý 25 4 14 7 2 Giảng viên, giáo viên 38 2 11 10 8 5 2 3 Nhân viên 9 1 1 1 4 2 TỔNG CỘNG 72 6 26 17 9 6 6 2
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Trường biểu hiện qua
(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính, Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên)
P. CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ- HSSV
CÔNG ĐOÀN
ĐOÀN THANH NIÊN
P. TỔ CHỨC- HÀNH CHÍNH P. KẾ HOẠCH -TÀI CHÍNH P. ĐÀO TẠO KHCN- HTQT P. KHẢO THÍ- ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CƠ BẢN
BỘ MÔN Y HỌC CƠ SỞ
BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG
BỘ MÔN NGOẠI
BỘ MÔN NỘI
BỘ MÔN SẢN
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG
BỘ MÔN DƯỢC
ĐẢNG ỦY BAN GIÁM HIỆU CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN
TRUNG TÂM MÔ PHỎNG THỰC HÀNH LÂM SÀNG
2.1.4. Chế độ kế toán áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên
Công tác kế toán Trường đang áp dụng Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
Kỳ kế toán theo năm tài chính: Mười hai tháng, từ ngày 01 tháng 01 dương lịch đến 31 tháng 12 dương lịch.
Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi chép: Việt Nam đồng.
Sử dụng phầm mềm kế toán DT-SOFT, phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp.
Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ.