7. Kết cấu của đề tài
1.3.3. Lý thuyết các bên có liên quan (Stakeholder Theory)
Lý thuyết các bên có liên quan (LTCBCLQ) được Freeman giới thiệu vào năm 1984 đã mở ra hướng nhìn khác về các bên có liên quan như: nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, nhà tài trợ, tổ chức lập quy, thậm chí là các đối thủ của công ty. Theo lý thuyết này, các doanh nghiệp hoạt động dựa trên lợi ích, nhu cầu và quan điểm của nhiều đối tượng có liên quan.
Do đó các NQL khi ra các quyết định điều hành của mình nên cân nhắc lợi ích của các đối tượng có liên quan để đảm bảo quyền lợi cho họ có thể tham gia vào quá trình ra quyết định. Lý thuyết các bên có liên quan không
đưa ra các phương pháp tốt nhất để giải quyết lợi ích cho nhóm đối tượng này mà bỏ qua quyền lợi của nhóm đối tượng khác. Ngoài ra, nhà quản lý luôn phải hành động với tư cách là bên đại diện cho các cổ đông và các bên liên quan khác vì họ có tác động đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Áp dụng lý thuyết các bên có liên quan giải thích hành vi QTLN
Hiện nay, nhiều tác giả trong nghiên cứu của mình sử dụng lý thuyết các bên có liên quan để giải thích các vấn đề liên quan đến QTLN như John và Senbet (1998), lý thuyết các bên có liên quan cho rằng HĐQT với số lượng thành viên càng nhiều, cơ cấu càng đa dạng về giới tính, đa dạng về trình độ chuyên môn thì phù hợp và tạo điều kiện tăng sự liên kết giữa các thành phần giúp gia tăng hiệu quả giám sát. Đồng thời nghiên cứu của Baker và Wurgler (2002) cũng vận dụng lý thuyết các bên có liên quan để giải thích vai trò giám sát của kiểm toán viên bên ngoài nhằm đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên liên quan.
Đồng thời, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng lý thuyết các bên có liên quan để giải thích sự ảnh hưởng của cơ cấu vốn điển hình là hệ số nợ (đòn bẩy tài chính) đến QTLN. Nhà quản lý phải dung hòa tất cả các lợi ích liên quan đến hợp đồng vay nợ, đó là lợi ích của chủ nợ nên để đảm bảo không vi phạm các điều khoản trong hợp đồng cũng như sự tin tưởng từ chủ nợ, tác giả cho rằng nhà quản lý bắt buộc phải duy trì mức lợi nhuận cao nên những công ty nào có hệ số nợ càng cao thì hành vi QTLN càng cao.