7. Kết cấu của đề tài
2.2.1. Nhân tố thành viên hội đồng quản trị (Boardsize)
Trong các công ty cổ phần, cổ đông công ty là những người đầu tư góp vốn vào công ty, là những người sở hữu vốn, còn người quản lý có thể sở hữu một phần vốn hoặc không sở hữu nhưng trực tiếp sử dụng vốn và điều hành mọi hoạt động công ty. Hai thành phần này đôi lúc có sự mâu thuẫn về mặt lợi ích. HĐQT là bộ phận quan trọng trong cơ chế quản lý của các công ty cổ phần, nó đóng vai trò lớn trong việc giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích giữa nhà quản trị và chủ sở hữu doanh nghiệp. Nghiên cứu Klein (2002) sử dụng mẫu nghiên cứu là 687 công ty Mỹ trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 1991-1993, vận dụng mô hình của Jones (1991) kết luận rằng, tồn tại mối quan hệ nghịch giữa tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT và điều chỉnh lợi nhuận.
Fama (1980) cho rằng sự thống trị của các nhà quản lý trong Hội đồng quản trị có thể dẫn đến sự thông đồng. Với sự thống trị của các thành viên điều hành trong HĐQT thì quản trị công ty có thể sẽ bị vô hiệu hóa, khi HĐQT đồng thời cũng là Ban giám đốc thì vai trò giám sát của HĐQT sẽ mất tác dụng và khi đó sẽ trở thành Ban giám đốc hoạt động và tự kiểm điểm. Mà hình thức này thường không hiệu quả, việc tự kiểm điểm rút kinh nghiệm là điều khó thực hiện. Do đó, với cơ cấu HĐQT gồm nhiều thành viên không điều hành sẽ phát huy tốt vai trò giám sát của HĐQT hơn là có quá nhiều thành viên điều hành. Tại Việt Nam Bộ tài chính quy định về cơ cấu Hội đồng quản trị tại Khoản 2, điều 11 thông tư 121/2012/TT-BTC như sau:“Cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên kiêm điều hành và các thành viên không điều hành, trong đó tối thiểu một phần ba (1/3) tổng số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên Hội đồng quản trị không điều hành”.
chế lương, thưởng dành cho nhà quản trị, cơ chế khác để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông là thông qua hội đồng quản trị.
Các kết quả nghiên cứu tại Việt Nam trong 3 năm gần đây của Ngô Hoàng Điệp (2018); Nguyễn Hà Linh (2017); Phạm Thị Bích Vân (2017) đều đưa ra kết quả: quy mô hội đồng quản trị (Boardsize) càng lờn thì có nhiều thành viên có chuyên môn và kinh nghiệm khác nhau và hệ quả là, làm tăng khả năng giám sát hoạt động của nhà quản trị.
Xuất phát từ lý thuyết đại diện, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực với những lập luận và những bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm ở trên. Tác giả đặt ra giả thiết sau:
H1: Quy mô Hội đồng quản trị có ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận