Nhân tố đòn bẩy tài chính (LEV)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65 - 67)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.5. Nhân tố đòn bẩy tài chính (LEV)

Tỷ số nợ trên tài sản được tính bằng tổng nợ chia cho tổng tài sản và đại diện cho khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này càng thấp, tức là nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp là do sự góp vốn từ các cổ đông chứ không phải đi vay là chủ yếu, thì khoản nợ vay càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản và nếu tỷ lệ nợ quá cao thì doanh nghiệp

dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, do đó sẽ dẫn đến rủi ro tranh chấp, khả năng sai phạm càng xảy ra. Các chủ sở hữu thích tỷ số này cao vì họ không phải bỏ vốn góp nhiều mà muốn lợi nhuận tăng.

Công ty có đòn bẩy cao có thể có nguy cơ phá sản nếu họ không thể thực hiện thanh toán các khoản nợ của họ, họ cũng có thể là không thể tìm thấy các khoản vay mới trong tương lai. Đòn bẩy tài chính tăng sẽ làm hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận ở các công ty, bởi việc trả nợ sẽ làm giảm lượng tiền mặt có sẵn mà các nhà quản lý có thể sử dụng để đầu tư vào các dự án. Đồng thời, khi được đánh giá là có tỉ lệ đòn bẩy tài chính cao, công ty phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ của các chủ nợ và việc chi tiền cho các hoạt động cũng bị kiểm soát khá chặt chẽ.

Nghiên cứu của Watts và Zimmerman (1990) cho thấy có tỷ lệ nợ phải trả trong cấu trúc vốn của công ty cao thì nhà quản lý có khả năng điều chỉnh tăng lợi nhuận để loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực khi đòn bẩy tài chính cao và tránh những rắc rối liên quan đến chủ nợ.

Jelinek (2007) cho thấy rằng những thay đổi đòn bẩy và mức độ đòn bẩy có tác động khác nhau trên hành vi quản trị lợi nhuận và kết luận rằng tăng đòn bẩy có liên quan với giảm dồn tích quản trị lợi nhuận. Hơn nữa kết quả cho thấy rằng khi nợ tăng sẽ làm giảm chi tiêu tùy ý của người quản lý, và kế đến là giảm dồn tích quản trị lợi nhuận. Còn đối với Murya (2010) cho rằng, nếu các công ty báo cáo giảm nợ phải trả và tăng tài sản hiện có nhằm tránh vi phạm các hợp đồng vay nợ, thì đòn bẩy tài chính là công cụ giúp thực hiện các hành vi quản trị lợi nhuận. Watts & Zimmerman (1986, 1990) đồng ý rằng đòn bẩy là một công cụ để quản lý thu nhập. Theo Watt, các công ty với đòn bẩy cao hơn có khả năng sử dụng các biện pháp kế toán mà tìm cách tăng thu nhập hiện tại. Jiang và các cộng sự (2008) tìm thấy rằng những thay đổi trong đòn bẩy có xu hướng ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận với mức

độ khác nhau. Điều này có thể đúng khi các nhà quản lý của các công ty sử dụng vốn vay cao với mục đích muốn trình bày thu nhập đó sẽ che giấu dấu hiệu sai lầm và ngăn chặn bất kỳ khoản phí mặc định. Saleh và Ahmed (2005) trong nghiên cứu của họ về các công ty mà có các khoản nợ đang đàm phán lại tại Malaysia cho rằng các công ty có nhiều khả năng áp dụng phương pháp dồn tích thu nhập giảm. Thậm chí đáng báo động hơn là một thực tế mà người sử dụng các báo cáo không có khả năng phát hiện hành vi này khi không được báo cáo rõ ràng. Sau những cuộc tranh luận thực nghiệm, rất khó để khẳng định tác động tích cực hay tiêu cực của đòn bẩy trên lợi nhuận. Cả hai bên đã được hỗ trợ bởi lý thuyết và thực tế có lợi cho họ, với không một câu trả lời rõ ràng. Tuy nhiên có thể nói rằng, tùy thuộc vào hoàn cảnh tài chính của công ty và vị trí của nó muốn miêu tả, đòn bẩy có thể là một động lực ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận.

Tại Việt Nam, trong bài nghiên cứu của Ngô Hoàng Điệp (2018); Nguyễn Hà Linh (2017) kết quả thu được là biến đòn bẩy tài chính có quan hệ thuận chiều với biến quản trị lợi nhuận.

Theo lý thuyết tín hiệu, lý thuyết các bên có liên quan thì doanh nghiệp có tỷ lệ nợ phải trả càng cao, để tránh vi phạm các điều khoản trên hợp đồng nợ, người quản lý có xu hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận. Lý thuyết kế toán thực chứng cho rằng người quản lý sẽ chọn phương pháp kế toán có lợi nhất để tránh vi phạm các hợp đồng nợ.

Trên cơ sở những nhận định trên, tác giả đưa ra giả thiết nghiên cứu:

H5: Đòn bẩy tài chính có tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)