7. Kết cấu của đề tài
1.4.2. Quy mô công ty (Size)
Trên thực tế, nhân tố về quy mô công ty đã thu hút được rất nhiều nghiên cứu về QTLN bởi đây là biến quan trọng phản ánh đặc điểm doanh nghiệp.
Burgstahler và Dichev (1997) là những tác giả đi tiên phong khi quan sát quản trị lợi nhuận trong điều kiện quy mô công ty thay đổi. Trong những nghiên cứu của Kim, Liu, Rhee, 2003; Liu và Skerratt, 2014; Poli, 2013; Mörec, (2012) quy mô công ty thường được chia thành công ty quy mô nhỏ, quy mô vừa và quy mô lớn. Kết quả nghiên cứu cũng rất đa dạng: Theo Kim, Liu và Rhee (2003), các DN quy mô nhỏ QTLN nhiều hơn các DN khác (quy mô lớn, quy mô vừa) để tránh báo lỗ (avoid reporting losses) và ngược lại DN lớn và vừa thì lại thực hiện QTLN nhiều hơn để tránh giảm lợi nhuận (avoid reporting earnings decreases). Liu và Skerratt (2014) nghiên cứu các công ty niêm yết (tuân thủ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế), công ty quy mô vừa (tuân thủ “Quy tắc thực hành kế toán được chấp nhận tại Anh) và công ty quy mô nhỏ (tuân thủ “Tiêu chuẩn báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp siêu nhỏ) tại Anh và thấy rằng các công ty quy mô vừa thực hiện QTLN nhiều nhất (tránh lỗ) còn các công ty niêm yết và công ty nhỏ thì như nhau, không tìm thấy bằng chứng tránh lỗ. Nghiên cứu của Li (2010) tại Mỹ tìm hiểu ảnh hưởng của quy mô công ty tới các ngưỡng quản trị lợi nhuận của nhà quản trị (ngưỡng thu nhập lỗ, ngưỡng thu nhập giảm và ngưỡng giảm đột ngột so với kỳ vọng). Poli (2013) nghiên cứu cả công ty nhỏ và lớn trong mối quan hệ với điều chỉnh lợi nhuận tại Ý và Mörec (2012) nghiên cứu các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Slovenia cho thấy với quy mô khác nhau thì các doanh nghiệp thực hiện QTLN ở các cấp độ khác nhau.
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân tố Quy mô công ty và QTLN thường đem lại nhiều kết quả trái chiều.
hạn chế được QTLN, nguyên nhân là do các công ty lớn thường có hệ thống quản trị nội bộ tốt, kiểm toán nội bộ chặt chẽ hơn, thường được kiểm toán bởi những công ty nổi tiếng như Big 4 và để giữ uy tín và danh tiếng thì bản thân các công ty này sẽ hạn chế QTLN (Warfield và cộng sự, 1995). Ngoài ra, những công ty lớn thì thường được yêu cầu cung cấp nhiều thông tin hơn do đó họ sẽ tránh QTLN trong khi những công ty nhỏ thì khả năng không công bố nhiều thông tin quan trọng có thể trở thành lợi thế của họ và khiến họ thực hiện QTLN nhiều hơn (Lee và Choi, 2002). Tại Việt Nam, nghiên cứu của Ngô Nhật Phương Diễm (2019) cho thấy biến quy mô công ty (Size) có tác động đến hành vi QTLN theo cơ sở dồn tích, có nghĩa là khi quy mô công ty tăng lên, DN có xu hướng giảm hành vi QTLN. Kết quả này ủng hộ lý thuyết tín hiệu với lý giải các công ty sản xuất niêm yết tại TTCK Việt Nam có quy mô càng lớn thì nguồn lực tài chính vững mạnh, đội ngũ lao động đa dạng về trình độ nên xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát hữu hiệu có thể ngăn chặn tốt các hành vi QTLN và đồng thời các công ty có quy mô lớn thường được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán Big4 nên các nhà quản lý cũng rất e ngại khi thực hiện hành vi này. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của luận án này cũng thừa nhận những công ty sản xuất niêm yết có quy mô càng lớn thì nhà quản lý có xu hướng sử dụng các chính sách bán hàng, hoạt động chiết khấu để gia tăng hành vi QTLN.
Nhóm quan điểm thứ hai cho rằng có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô và QTLN với các lý do đưa ra như DN lớn thì áp lực đạt được kết quả như dự đoán là cao, sức mạnh trong thương lượng với kiểm toán, quyền lực quản trị lớn có thể áp đảo hệ thống kiểm soát nội bộ (Nelson và cộng sự, 2002). Ngoài ra, các công ty lớn thường bị soi xét kỹ bởi thị trường, ngân hàng, các nhà phân tích và vì thế họ có động lực nhiều hơn trong QTLN (Richardson & Waegelein, 2002). Jones (1991) tìm thấy bằng chứng cho việc có quan hệ
giữa sự điều chỉnh giảm lợi nhuận trong các công ty lớn tại Mỹ khi Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ điều tra các doanh nghiệp xem doanh nghiệp nào đủ điều kiện hưởng viện trợ. Fakhfakh và Nasfi (2012) nghiên cứu biến quy mô công ty trong bối cảnh sáp nhập và mua lại tại Pháp thì thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô và QTLN. Nassirzadeh và cộng sự (2012) nghiên cứu tại Iran cho thấy cùng quan điểm với Fakhfakh và Nasti (2012). Charfeddine và cộng sự (2013) nghiên cứu tại Tunisia với giả thuyết đưa ra là ngược chiều với QTLN nhưng kết quả cả 3 mô hình sử dụng đo lường đều có ý nghĩa thống kê với p-value 1% nhưng lại là thuận chiều.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Ngô Hoàng Điệp (2018); Nguyễn Hà Linh (2017); Phạm Thị Bích Vân (2017) cũng đem lại kết quả thuận chiều.
Về vấn đề đo lường quy mô công ty, Göksel (2013) sử dụng giá trị tổng tài sản trong khi các tác giả Charfeddine và cộng sự (2013), Sahlan (2011) lấy giá trị log của tổng tài sản. Nghiên cứu của Nassirzadeh và cộng sự (2012) lấy giá trị tổng doanh thu hàng năm, trong khi Shen và Chih (2007) sử dụng log của tổng doanh thu. Một số nghiên cứu có cách đo lường khác khi lấy log của giá trị thị trường vốn chủ sở hữu (Li, 2010) hoặc tỷ số giữa giá phải trả cho công ty bị mua lại/giá thị trường của công ty đi mua lại trong điều kiện đánh giá quy mô của công ty bị sáp nhập khi tiến hành thủ tục hợp nhất - sáp nhập (Fakhfakh và Nasti, 2012).
Luận văn nhận thấy rằng Quy mô công ty là một biến quan trọng nhưng chưa được nghiên cứu sâu trong số rất ít các nghiên cứu tại Việt Nam về QTLN. Vì vậy, luận văn sử dụng biến Quy mô công ty là biến độc lập trong mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới QTLN tại Việt Nam.
1.4.3. Các chỉ số hoạt động tài chính
Nhà quản lý có xu hướng làm gia tăng kết quả kinh doanh để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và tăng tính thanh khoản của cổ phiếu nên các NQL có xu
hướng làm tăng kết quả kinh doanh để tăng giá cổ phiếu. Ngoài ra, các tác động khách quan của thị trường cũng có ảnh hưởng rất lớn đến thị giá của CP như kỳ vọng của nhà đầu tư, đánh giá của chuyên gia phân tích, sự dịch chuyển của thị trường… nhưng chủ yếu vẫn dựa trên các chỉ tiêu cụ thể như lợi nhuận trên 1 cổ phiếu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu…
Theo Burgstahler and Dichev (1997) NQL có xu hướng che giấu các khoản lỗ vì điều này tác động đến nhà đầu tư rất lớn, tâm lý nhà đầu tư luôn thích công ty kinh doanh có lãi. Các chỉ tiêu lãi hay lỗ trên BCTC có khuynh hướng ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu (Hayn,1995). Ngoài ra nếu doanh nghiệp không đạt được kỳ vọng của thị trường thì có thể gây tác động tiêu cực lên giá cổ phiếu chính vì vậy lợi nhuận có thể bị quản trị để đạt theo hướng mong muốn mà chuyên gia phân tích tài chính đã dự báo (Kinney và cộng sự, 2002).
Nghiên cứu của Nguyễn Hà Linh (2017) cho kết quả rằng: Biến “Hiệu quả tài chính” có quan hệ thuận chiều với giá trị dồn tích có thể điều chỉnh được (DA). Điều này có nghĩa là khi doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận để có thể giữ hình ảnh và thể hiện sự bền vững trong giá trị doanh nghiệp.
Các nghiên cứu của Phạm Thị Bích Vân (2017), (Ngô Hoàng Điệp, 2018) về biến khả năng sinh lời có mối tương quan thuận chiều với biến QTLN dồn tích (AEM). Khả năng sinh lời càng lớn thì quản trị lợi nhuận càng cao. Kết quả này phù hợp với lý thuyết tín hiệu và lý thuyết các bên liên quan khi cho rằng doanh nghiệp có khả năng sinh lời càng cao thì càng thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng. Để cân đối lợi nhuận của doanh nghiệp qua các năm, để tránh những tín hiệu xấu bất thường, người quản lý sẽ gia tăng việc QTLN, đáp ứng sự kỳ vọng của các bên liên quan.
1.4.4. Chất lượng của kiểm toán báo cáo tài chính
Hoạt động kiểm toán với vai trò rất quan trọng là góp phần làm cho thông tin kinh tế tài chính được công khai, minh bạch, tạo môi trường đầu tư lành mạnh, phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, chống tham nhũng nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý… Vì vậy Chen và cộng sự (2005) đã chứng minh tác động của chất lượng kiểm toán (đại diện thông qua biến Big4 hay Non – Big4) và ý kiến kiểm toán có tác động ngược chiều đến hành vi QTLN. Do đó việc nâng cao chất lượng kiểm toán sẽ góp phần làm giảm hoạt động QTLN.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Hà Linh (2017) và (Ngô Hoàng Điệp, 2018) cho rằng: biến quy mô công ty kiểm toán (Big4) có mối tương quan ngược chiều với hành vi quản trị lợi nhuận. Kết quả hồi quy trên các mô hình nghiên cứu cho thấy quy mô của công ty kiểm toán (Big4) tác động khá mạnh đến mức độ QTLN của người quản lý phù hợp với nội dung của lý thuyết đại diện và lý thuyết tín hiệu. Theo đó, công ty được kiểm toán bởi Big 4 sẽ cung cấp BCTC có chất lượng cao hơn công ty không được kiểm toán bởi Big 4.