7. Kết cấu của đề tài
1.4.1. Quy mô hội đồng quản trị (Boardsize)
Carcello và cộng sự (2006) nhận định rằng tính hiệu quả của QTCT làm giảm hành vi QTLN. Quản trị công ty của một đơn vị có hiệu quả hay không phụ thuộc hoàn toàn vào HĐQT và BKS (Alzoubi & Selamat, 2012). HĐQT thay mặt các cổ đông trong công ty thực hiện vai trò giám sát hoạt động của người quản lý điều hành, ngăn ngừa xung đột lợi ích giữa cổ đông và ban điều hành, bảo toàn vốn cho các cổ đông. Chính vì vậy HĐQT không tham gia điều hành, can thiệp vào công việc hằng ngày của Ban giám đốc mà chỉ giám sát, nêu ý kiến thông qua kế hoạch, chiến lược kinh doanh đã được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông.
Fama (1980); Fama và Jensen (1983) cho rằng HĐQT là đặc điểm quan trọng của cấu trúc QTCT và họ lập luận rằng thành lập một HĐQT hiệu quả phụ thuộc vào thành phần của nó. Do đó chức năng giám sát của HĐQT, BKS đạt hiệu quả cao phụ thuộc SLTV TVĐL, trình độ chuyên môn, SLH (Abbott và cộng sự, 2004; Carcello và cộng sự, 2006; Chen & Zhou, 2007; Ronen & Yaari, 2008). Để ra các quyết định của mình, các cổ đông hoàn toàn dựa vào thông tin trên BCTC, do đó họ hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động giám sát của HĐQT đối với NQL, và vì thế hiệu quả giám sát của HĐQT càng cao thì chất lượng BCTC càng cao (Abbott và cộng sự 2004). Một số nghiên cứu của Zahra & Pearce (1989); Alzoubi & Selamat (2012), cho rằng hiệu qủa của HĐQT phụ thuộc vào số lượng TVĐL, SLTV, trình độ chuyên môn của HĐQT
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Hà Linh (2017); Phạm Thị Bích Vân (2017) đã thu được kết quả là: biến quy mô HĐQT và biến AEM có quan hệ ngược chiều với nhau. Có thể bàn luận theo hướng quy mô HĐQT càng nhỏ thì hành vi QTLN trên cơ sở dồn tích càng lơn, nghĩa là khi số lượng thành viên trong hội đồng quản trị càng ít thì điều chỉnh lợi nhuận càng lớn.
Nghiên cứu của Ngô Hoàng Điệp (2018) xuất phát từ lý thuyết phụ thuộc nguồn lực cho rằng doanh nghiệp với HĐQT lớn hơn hoặc đa dạng hơn sẽ có lợi thế hơn để thụ hưởng và duy trì các nguồn lực quan trọng như vốn con người, vốn xã hội và kiến thức pháp luật. Kết quả nghiên cứu thể hiện không ủng hộ lý thuyết phụ thuộc nguồn lực. Điều này có nghĩa là HĐQT có nhiều hay ít thành viên cũng không kiểm soát tốt hơn hoặc làm gia tăng mức độ QTLN AEM. Tuy nhiên, trong luận án này kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tồn tại mối tương quan ngược chiều có ý nghĩa giữa quy mô HĐQT với REM, ủng hộ giả thuyết của tác giả và lý thuyết phụ thuộc nguồn lực, khi cho rằng càng nhiều thành viên trong HĐQT càng sẽ có nhiều am hiểu hơn, nhiều đóng góp ý kiến hay từ đó sẽ kiểm soát tốt hơn hành vi QTLN. Tuy nhiên, kết quả kiểm định cho hệ số hồi quy của nhân tố này ở mức rất thấp (-0.068) cho thấy tác động của nhân tố này đến biến phụ thuộc là không đáng kể, hay nói khác hơn khả năng kiểm soát hành vi QTLN REM là không cao mặc dù quy mô của HĐQT lớn.
Luật doanh nghiệp (2014) của Việt Nam quy định số lượng thành viên tối thiểu trong HĐQT là 3 và tối đa là 11. Thông tư 71/2017/TT- BTC, đối với công ty đại chúng quy mô lớn và công ty niêm yết thì số thành viên tối thiểu phải có ít nhất là 05 thành viên HĐQT và tối đa 11 thành viên HĐQT. Sự khác biệt về số lượng thành viên trong HĐQT có thể là một nhân tố giúp chúng ta giải thích ảnh hưởng tới QTLN tại các doanh nghiệp Việt Nam khi có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán