Đối với các đơn vị liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 95 - 101)

7. Kết cấu của đề tài

4.2 Đối với các đơn vị liên quan

4.2.1. Đối với nhà đầu tư

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (World Bank -2016), chỉ số xếp hạng bảo vệ nhà đầu tư năm 2016 là 122/189, giảm 1 bậc so với năm 201513. Theo WB, mặc dù đây không phải là chỉ số đo lường tất cả các khía cạnh liên quan đến việc bảo vệ nhà đầu tư nhưng một thứ hạng cao hơn sẽ đồng nghĩa với các quy định của Nhà nước sẽ bảo vệ tốt hơn nhà đầu tư. Và hiện nay nếu so với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng dưới mức trung bình của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong tiêu chí xếp hạng bảo vệ nhà đầu tư. Đồng thời, theo báo cáo trên trang Vietstock (2016) tình trạng QTLN diễn ra rất phổ biến khi các hiện tượng mức lợi nhuận sau kiểm toán khác biệt rất lớn với con số LN trước kiểm toán. Do đó, nhà đầu tư với đồng vốn của mình nên có những cân nhắc, thận trọng trước khi quyết định “Chọn mặt gởi vàng” với tình trạng QTLN như hiện nay.

Nhà đầu tư cũng có thể xem xét, bởi vì theo nghiên cứu của luận văn, Biến về quản trị công ty thì “Số lượng thành viên HĐQT” (boardsize) cũng có ý nghĩa thống kê, tuy vậy, với thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam hiện nay thì nhà đầu tư cũng cần cân nhắc khi đánh giá thông tin này. Nhà đầu tư cần thận trọng khi tiếp nhận thông tin tài chính về công ty bởi chỉ khi quản trị công ty tốt thì mới có thể đem lại sự minh bạch và niềm tin cho các nhà đầu tư. Việc hiểu biết về quản trị công ty cũng sẽ giúp nhà đầu tư có thể lựa chọn những công ty mà khả năng minh bạch, môi trường đầu tư lâu dài giúp nhà đầu tư thấy được sự hấp dẫn lâu dài và bền vững khi họ đầu tư vào doanh nghiệp

Quy mô công ty cũng là điểm mà các nhà đầu tư cần quan tâm. Thông thường, nhà đầu tư thường lựa chọn các công ty lớn để đầu tư vì họ cho rằng độ an toàn sẽ cao. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại cho thấy rằng các công ty

lớn thì khả năng họ QTLN cao có thể là vì sức mạnh trong thương lượng với kiểm toán, quyền lực quản trị và ảnh hưởng về mặt chính trị của họ. Nhà đầu tư cần chú ý và cần được cảnh báo về những rủi ro do QTLN mang lại khi quyết định ủy quyền số tiền của mình cho các công ty sử dụng, đặc biệt là các công ty lớn vì không phải lúc nào công ty lớn thì sự lựa chọn cũng là tốt nhất. Bên cạnh việc chú ý đến quy mô lớn/nhỏ, hiệu quả hoạt động (tài chính) thông thường cũng thu hút nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư. Theo kết quả của nghiên cứu này, hiệu quả tài chính cao trong hoạt động chưa hẳn là yếu tố hấp dẫn bởi đây là dấu hiệu của khả năng cao về QTLN khi các công ty đối mặt với áp lực về uy tín, tăng giá cổ phiếu hay giữ vững giá trị doanh nghiệp. Nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam cần lưu ý điều này.

Theo kết quả của nghiên cứu, chất lượng từ dịch vụ kiểm toán độc lập, theo kết quả nghiên cứu luận văn cũng thừa nhận các CTNY được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán hàng đầu- Big4 thì NQL ít có cơ hội thực hiện QTLN dồn tích. Do đó nhà đầu tư có thể dựa vào thông tin về công ty kiểm toán trên BCTC đã kiểm toán để nhận định có tồn tại hành vi QTLN trên số liệu của BCTC hay không, từ đó ra quyết định đầu tư phù hợp

Đồng thời một nhân tố rất quan trọng đó là khi nhà đầu tư lựa chọn công ty để đầu tư, có thể nhìn dấu hiệu cảnh báo về hành vi QTLN thông qua hệ số nợ, các công ty có hệ số nợ cao có nhiều khả năng sẽ tìm cách QTLN nhiều vì thông thường trong các điều khoản hạn chế khi vay nợ, các công ty sẽ phải cam kết tỷ lệ nợ cho phép là bao nhiêu phần trăm và điều khoản này có thể bị vi phạm khi công ty tiến hành QTLN nhằm nới lỏng giới hạn nợ. Trong những tình huống như vậy, vốn của nhà đầu tư có thể dễ bị sử dụng không đúng cách hoặc đầu tư vào những dự án có rủi ro cao.

Một vấn đề rất quan trọng đó là sự thiếu kiến thức, thiếu sự chuyên nghiệp của các nhà đầu tư Việt Nam, cho nên để có thể đưa ra các quyết định

phù hợp thì bản thân các nhà đầu tư phải nâng cao trình độ, kiến thức để từ đó có sự đánh giá một cách đầy đủ hơn về các thông tin về BCTC, đánh giá về các nhân tố mà luận án đã đề cập có thể tác động đến hành vi QTLN. Đồng thời từ kiến thức được cập nhật và nâng cao nhà đầu tư có thể tìm hiểu rõ ràng hơn về chỉ tiêu lợi nhuận và các cách thức thay đổi lợi nhuận theo mong muốn chủ quan của NQL. Do đó, với lý luận và kết quả thực nghiệm cung cấp bằng chứng tin cậy hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong việc nâng cao kiến thức về QTLN, hiểu biết về các mô hình nhận diện QTLN, hiểu biết về các nhân tố tác động đến QTLN và những kiến thức về thị trường chứng khoán rất hữu ích trong việc rút ngắn khoảng cách giữa bất đối xứng thông tin giữa đối tượng cung cấp thông tin và đối tượng sử dụng thông tin, góp phần tạo ra vùng an toàn cho các nhà đầu tư.

4.2.2. Đối với Bộ tài chính

Cần hoàn thiện khung pháp lý cho hệ thống kế toán Việt Nam.

Thông qua tìm hiểu về QTLN đề cập tại chương 3, tác giả nhận thấy QTLN tại Việt Nam là do hạn chế của bản thân hệ thống kế toán và các yêu cầu về lập BCTC. Mặc dù trong những năm gần đây, Bộ Tài Chính không ngừng hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến hoạt động kế toán và kiểm toán, tạo ra hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện cho các đơn vị kinh tế như thông tư 200/2014/TT-BTC, Luật kế toán 88/2015/QH13. Luật kế toán, chế độ kế toán đã được điều chỉnh bổ sung nhưng chuẩn mực kế toán chưa được sửa đổi mang tính đồng bộ nên khi phát sinh sự khác biệt trong hệ thống pháp luật tham chiếu thì DN điển hình là các NQL sẽ lựa chọn chính sách và phương pháp kế toán có lợi nhất, dựa theo mong muốn chủ quan của bản thân. Tuy nhiên, việc loại bỏ hoàn toàn các xét đoán chủ quan là khó khả thi nên việc xây dựng, cập nhật và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam là rất cần thiết, cụ thể cần quy định chặt chẽ hơn việc sử dụng các ước

tính kế toán, phương pháp kế toán nhằm hạn chế sự xét đoán, áp đặt ý muốn chủ quan của những người làm công tác kế toán, công tác lập BCTC.

4.2.3. Đối với cơ quan kiểm toán

Theo như kết quả nghiên cứu, luận văn cung cấp bằng chứng tin cậy về tác động của nhân tố quy mô công ty kiểm toán (big4) có khả năng làm hạn chế hành vi QTLN theo cơ sở dồn tích. Do đó, các công ty kiểm toán cần xây dựng quy trình kiểm toán tối ưu để đối phó với hành vi QTLN thực tế khi các NQL tác động đến các hoạt động kinh doanh cụ thể.

Các công ty kiểm toán, trong giai đoạn lập kế hoạch tiến hành phân tích sơ bộ về tính hiệu quả của HĐQT làm căn cứ xác định mức trọng yếu tổng thể cũng như mức trọng yếu khoản mục, từ đó thiết kế các thủ tục kiểm toán cần thiết.

Các thông tin trong mẫu nghiên cứu được thu thập từ các BCTC đã được kiểm toán bởi các kiểm toán viên độc lập, nhưng mô hình Kothari (1995); mô hình Roychowdhury (2006) vẫn phát huy tác dụng. Điều này cho thấy, hành vi QTLN ngày càng tinh vi và phức tạp, trách nhiệm của các công ty kiểm toán nói chung và các kiểm toán viên phải tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, luôn nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao giá trị đạo đức để có thể giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất, đảm bảo sự tin cậy về tính trung thực và hợp lý của BCTC đã kiểm toán.

4.2.4. Đối với công ty chứng khoán, sàn giao dịch chứng khoán: cần xử lý nghiêm minh các vi phạm về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán

Theo Thông tư 155/2015/TT-BTC quy định công ty niêm yết phải công bố BCTC quý, bán niên, năm. Các DN chấp hành rất tốt quy định về công bố thông tin này, tuy nhiên mức độ kiểm soát đối với các BCTC này như thế nào còn là vấn đề bỏ ngõ. Với kết quả thống kê của trang Vietstock.vn cho thấy, tình trạng các doannh nghiệp niêm yết công bố thông tin sai lệch chiếm tỷ

trọng rất lớn. Tuy nhiên với những sai lệch trước và sau kiểm tpoán, CTNY chỉ cần gởi công văn giải trình cho Ủy ban chứng khoản Nhà nước nên đã không tạo sức ép và đủ sức răn đe đối với các CTNY với tình trạng này. Chính vì vậy, tác giả kiến nghị Uỷ ban chứng khoán nhà nước nên ban hành quy định với mức xử phạt thật nghiêm đối với trường hợp mức lợi nhuận bị thay đổi sau kiểm toán vượt qua tỷ lệ cho phép.

4.2.5. Các đơn vị, cơ quan điều hành thị trường nên tăng cường công tác phân tích, đánh giá thị trường bằng các công cụ hữu hiệu hơn nhằm giúp nhà đầu tư cũng như các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin có thêm thông tin để đưa ra quyết định, đồng thời cũng đưa ra những cảnh báo sớm về tình hình tài chính của những công ty đang gặp khó khăn để tránh tình trạng đột ngột hủy niêm yết.

Theo lý thuyết đại diện và lý thuyết phát tín hiệu, tồn tại tình trạng bất cân xứng thông tin giữa đối tượng cung cấp và đối tượng sử dụng thông tin nên để hạn chế tình trạng này cũng như giảm thiểu chi phí đại diện, việc công bố thông tin minh bạch và chất lượng là cần thiết. Chính vì vậy Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần ban hành các quy định về cung cấp thông tin cũng như ban hành chế tài xử phạt nghiêm minh nhằm răn đe tình trạng cung cấp thông tin không đầy đủ cũng như thông tin sai lệch.

4.2.6. Về phía các tổ chức trung gian

Các tổ chức trung gian ở đây bao gồm: các ngân hàng, các công ty kiểm toán, các quỹ đầu tư và công ty chứng khoán.

Các ngân hàng được xem là tổ chức uy tín, chuyên môn cao trong đầu tư, thẩm định và đánh giá doanh nghiệp nên các hoạt động của ngân hàng thường có ảnh hưởng lớn đến thị trường. Đôi khi, đây là kim chỉ nam cho các quyết định của NĐT. Do đó, các trung gian tài chính cần sáng suốt, thận trọng khi ra quyết định, tránh những sai lầm lớn, gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ thị

trường và nền kinh tế.

Các quỹ đầu tư và công ty chứng khoán có những đóng góp lớn trong việc hỗ trợ và tham vấn cho nhà đầu tư lựa chọn danh mục đầu tư hợp lý. Các quỹ đầu tư ngoài ra thường có ảnh hưởng đáng kể hơn đối với các công ty niêm yết so với các cổ đông nhỏ lẻ, do đó, có cơ hội cao hơn trong việc tiếp cận các thông tin của doanh nghiêp. Ở vị trí đại diện cho NĐT, các quỹ và công ty chứng khoán cần phát huy vai trò của mình, đảm bảo lợi ích và quyền lợi cho các cổ đông nhỏ lẻ

Một trong những biện pháp khắc phục tình trạng thông tin bất đối xứng thông tin là chuẩn hóa trình độ cho tất cả các nhà đầu tư. Các biện pháp được đề xuất nhằm giúp các NĐT nâng cao kiến thức trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán nói riêng và lĩnh vực kế toán – tài chính nói chung như sau:

4.2.7. Về phía các viện, các trường đại học

Hầu như hiện tại các chương trình đào tạo đại học kinh tế đều có các lớp và học phần về tài chính, kế toán và đầu tư. Tuy nhiên trong nhiều trường, các bộ môn này còn chưa được chú trọng, chương trình đào tạo còn xa rời thực tế. Trong khi đó, các chứng chỉ hành nghề chứng khoán, đầu tư lại có học phí cao, không phù hợp với đại đa số bộ phận sinh viên và người mới đi làm. Do vậy, đối với các đối tượng có nhu cầu, việc tổ chức các lớp học với chất lượng cao và chi phí hợp lý là rất cần thiết.

Ngoài việc đào tạo, cơ hội được tiếp xúc với thông tin thị trường một cách đầy đủ và kịp thời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và thực hành của NĐT. Các viện và trường đại học cần thành lập các trung tâm hỗ trợ các bạn sinh viên, các nghiên cứu sinh và NĐT trong việc thu thập và xử lý dữ liệu. Việc này sẽ giúp các đối tượng trên có thể tiếp cận với các thông tin thị trường, nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng phân tích. Ví dụ, dữ liệu của đề tài này được truy xuất từ Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và

Tài chính thuộc Đại học Kinh tế - Luật.

Ngoài ra, các cuộc thi học thuật, các sân chơi đầu tư như sàn chứng khoán ảo cần được khuyến khích và hỗ trợ để tạo điều kiện cọ sát và thực hành cho các NĐT tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)