7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Công tác quy hoạch phát triển ngành thủy sản
Quy hoạch phát triển thủy sản là công việc khó, do thủy sản là ngành kinh tế gắn bó, phụ thuộc chặt chẽ với các yếu tố, các quy luật tự nhiên, lại vận động, phát triển theo định hƣớng của thị trƣờng. Trong điều kiện của địa phƣơng còn khó khăn, ngƣ dân còn nghèo với nhiều tập tục, thói quen của nền sản xuất nhỏ, trình độ thủ công. Trong khi đó, sản xuất thủy sản phát triển với
thủy sản ở thành phố Quy Nhơn còn nhiều bất cập, không theo kịp và chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển của thực tiễn.
Hiện nay, quy hoạch ngành thủy sản của thành phố Quy Nhơn mới chỉ đƣợc Ủy ban nhân dân thành phố ban hành văn bản quy định về nuôi tr ng thủy sản, cụ thể: Văn bản số 1884/UBND-KT ngày 17/6/2020 của UBND thành phố Quy Nhơn, hƣớng dẫn, tăng cƣờng quản lý nuôi tr ng thủy bằng l ng, bè trên biển và nuôi tr ng thủy sản nƣớc ngọt, nƣớc lợ trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, công tác quy hoạch, kế hoạch khai thác, nuôi tr ng, chế biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành phố Quy Nhơn thực hiện theo quy hoạch chung của ngành thủy sản tỉnh tại Quyết định số: 2327/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
Nhìn chung, công tác quy hoạch phát triển thủy sản của thành phố Quy Nhơn hiện nay còn yếu, chƣa có quy hoạch tổng thể ngành để định hƣớng đƣa ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và các giải pháp tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, kế hoạch chƣa có sự tham vấn ý kiến của các đơn vị cấp xã/phƣờng, ngƣ dân và các doanh nghiệp thủy sản.
2.2.3. Tổ chức các hoạt động phát triển ngành thủy sản
2.2.3.1. Cơ sở hạ tầng ph c v phát triển ngành thủy sản
- Cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác thủy sản tại thành phố Quy Nhơn + Cảng cá: Cảng cá Quy Nhơn là cảng cá loại 1, cảng có ảnh hƣởng lớn đến các hoạt động kinh tế thủy sản trong tỉnh, cảng đƣợc đầu tƣ xây dựng các hạng mục (bến nghiêng, nhà phân loại, nhà làm việc, hệ thống điện nƣớc, sân bãi). Cảng có chiều dài 510m, diện tích 3,4 ha, nhà kho đông lạnh 650 tấn, nhà xƣởng 1200m2, hàng năm có khoảng 13.000 lƣợt tàu thuyền cập cảng với tổng khối lƣợng thủy sản khoảng 40.000 tấn/năm. Hiện cảng Quy Nhơn đang đƣợc đầu tƣ thêm các sơ sở cung cấp nƣớc đá, xăng dầu, máy ngƣ cụ… để
phục vụ nhu cầu ngƣ dân.
+ Khu neo đậu tránh trú bão khu vực thành phố Quy Nhơn g m:
Vùng nƣớc từ cầu Hàm tử đến đƣờng Phan Chu Trinh: diện tích 8 ha, khả năng trú đậu 1000 tàu.
Vùng nƣớc khu dịch vụ hậu cần Bắc Hà Thanh: Diện tích 5 ha, khả năng trú đậu 200 tàu. Lu ng ra vào có một số vị trí b i lấp cục bộ, tàu thuyền ra vào dễ mắc cạn.
Vùng nƣớc Vịnh Mai Hƣơng: Diện tích 10 ha, khả năng trú đậu 800 tàu nhỏ.
Vùng nƣớc Nhơn Phƣớc – Nhơn Hội: Diện tích khoảng 12 ha. Tuy nhiên, đƣờng dẫn vào khu neo đậu hiện nay vẫn bị cát b i, tàu thuyền ra vào có thể bị mắc cạn.
+ Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá:
Hiện nay tại thành phố Quy Nhơn có 05 cơ sở đóng sửa tàu cá; 14 cơ sở sản xuất đá đông lạnh phục vụ cho tàu cá, 7 cơ sở cung cấp nhiên liệu.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tr ng thủy sản
+ Hệ thống giao thông: NTTS tại thành phố Quy Nhơn tập trung chủ yếu ở phƣờng Nhơn Bình, phƣờng Đống Đa và xã Nhơn Hội. Hệ thống giao thông đến các vùng nuôi, ao nuôi, h chứa cơ bản đƣợc hình thành.Tuy nhiên, hiện tại là đƣờng đất và đƣờng cấp phối nên độ ổn định thấp hay sạc lở, hƣ hỏng trong mùa mƣa, bão.
+ Hệ thống điện: Tại các vùng nuôi đều có điện lƣới quốc gia cho sinh hoạt, ngƣời dân chủ động kéo điện dân sinh phục vụ sản xuất nên chất lƣợng điện áp thấp.
+ Hệ thống công trình nuôi
Hệ thống ao nuôi tôm vùng dầm: đƣợc phân làm 02 dạng, trong đó nuôi quảng canh cải tiến, hệ thống bờ ao, cống lấy, thoát nƣớc đƣợc xây dựng đơn giản; một số vùng nuôi tôm tập trung thâm canh, bán thâm canh hệ thống ao
nuôi tƣơng đối hoàn thiện. Hệ thống ao nuôi tôm trên cát: đa số ao nuôi đƣợc lót bạt nylon, hạn chế thất thoát nƣớc, dễ vệ sinh trong quá trình sản xuất. Hệ thống xủ lý nƣớc thải, chất thải: Hàu hết các vùng nuôi không có hệ thống xử lý nƣớc thải, chất thải, chất thải đƣợc xả ra môi trƣờng xung quanh, dễ gây ô nhiễm vùng nuôi. L ng bè nuôi: Thƣờng có cấu tạo đơn giản, quy mô nhỏ, làm từ vật liệu có s n.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ tiêu thụ sản phẩm:
Các chợ, bến cá tại các địa phƣơng ven biển hầu nhƣ chƣa đƣợc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, việc vận chuyển cá lên bờ ở các bến đều dùng phƣơng pháp thủ công.Hiện tại các bến cá mang tính chất tạm bợ, mất vệ sinh, các chợ cá trên địa bàn còn nằm lẫn với các mặt hàng khác.
Kho lạnh tại các bến cá, chợ cá còn thiếu về số lƣợng và kém về chất lƣợng, hiện tại tại các cảng cá chỉ có một vài conteiner lạnh dùng để bảo quản sản phẩm tạm thời, có tác dụng bảo ôn, kéo dài thời gian bảo quản cá để đƣa đi tiêu thụ.Các hệ thống kho chứa thủy sản chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức.Một số mặt hàng nhƣ cá ngừ chù, cá ngừ sọc dƣa, cá ngừ khi đƣợc mùa, sản lƣợng tăng đột biến nhƣng vì không có các hệ thống bảo quản lạnh nên chất lƣợng giảm, giá cá thấp.
Qua phân tích, đánh giá về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển ngành thủy sản có thể rút ra một số nhận xét sau:
Về chất lƣợng cơ sở hạ tầng phát triển thủy sản: Dù khởi sắc, nhƣng cơ sở hạ tầng phát triển thủy sản của thành phố vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác, tiêu thụ sản phẩm tại Quy Nhơn còn thấp kém. Vùng nuôi thủy sản chƣa đƣợc đầu tƣ cơ sở hạ tầng vùng nuôi, chƣa có hệ thống cấp, thoát nƣớc, hệ thống ao nuôi thiếu kiên cố, ao nuôi dễ bị thẩm lậu, hầu nhƣ chƣa có đƣờng đủ lớn để xe thu mua vào tận ao thu hoạch, hệ thống điện còn yếu chi phí xăng dầu cao, kéo theo việc ngƣời nuôi tôm không dám đầu tƣ máy móc phục vụ sản xuất, đặc biệt là máy sục
khí. Bên cạnh đó, các lu ng vào khu neo đậu tàu thuyền cũng thƣờng xuyên bị b i lấp, không chỉ gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào neo đậu, mà còn ảnh hƣởng đến việc kêu gọi đầu tƣ các dịch vụ hậu cần nghề cá.
2.2.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thủy sản
Nhìn chung về lao động tham giao vào ngành thủy sản của thành phố Quy Nhơn là thấp, những năm gần đây lực lƣợng tham gia vào ngành có xu hƣớng giảm dần do đặc tính rủi ro cao của nghề, có khi nguy hiểm đến tính mạng, thu nhập không ổn định. Năm 2016, số lao động tham gia khai thác thủy sản là 5343 ngƣời và nuôi tr ng thủy sản là 407 ngƣời. Năm 2020 số này chỉ còn 4640 ngƣời và 290 ngƣời. Để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của ngành thủy sản, chính quyền thành phố Quy Nhơn đã quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ cho lao động của ngành. Số lƣợng lao động tham gia các lớp đào tạo, tập huấn đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.11: Số lƣợng lao động đánh bắt thủy sản và nuôi trồng thủy sản tham gia đào tạo, tập huấn kỹ thuật
Nội dung 2016 2017 2018 2019 2020
Tổng số lao động tham gia
KTTS (ngƣời) 5343 5236 4815 4648 4640
Lao động đánh bắt xa bờ đƣợc đào tạo thuyền trƣởng, máy trƣởng (ngƣời)
358 444 509 583 721
Tỷ lệ (%) 6.70 8.48 10.57 12.54 15.54
Tổng số lao động tham gia
NTTS (ngƣời) 407 340 340 310 290
Lao động NTTS đƣợc tập huấn
kỹ thuật (ngƣời) 201 175 180 160 100
Tỷ lệ (%) 49,4 51,5 52,9 51,6 34,5
Bảng 2.11 cho thấy thành phố Quy Nhơn đã quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho ngƣời lao động trong ngành thủy sản của thành phố. Từ năm 2016 – 2020, các ngành chức năng của thành phố đã mở các lớp đào tạo nghiệp vụ thuyền trƣởng, máy trƣởng và các lớp tập huấn, hƣớng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ dân nuôi tr ng thủy sản. Hầu hết thuyền trƣởng, máy trƣởng của các tàu đánh bắt xa bờ đƣợc cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Nhƣng đối với thuyền viên thì đa phần thành thạo nghề nhƣng trình độ văn hóa thấp, việc đào tạo lực lƣợng này còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó ngƣời lao động chỉ mong bám biển quanh năm chứ không muốn bỏ đi học, họ cho rằng nghề này không cần nhiều đến sách vở; nhiều khi đến lớp, ngƣ dân học tập theo kiểu đối phó, mong có bằng cấp hơn là học để thu nạp kiến thức, làm phong phú hơn thực tiễn sản xuất. Trong khi đó theo phản ánh của ngƣ dân, việc đào tạo nặng về lý thuyết, quá khô cứng và thiếu thực hành nên ngƣ dân không mặn mà việc đi học.
Mặc dù thành phố đã quan tâm đến công tác tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, hƣớng dẫn về kỹ thuật nuôi tr ng thủy sản cho các hộ dân nuôi tr ng thủy sản nhƣng công tác khuyến nông của thành phố vẫn còn một số t n tại, hạn chế nhƣ việc đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân giúp họ hiểu đƣợc những chủ trƣơng, chính sách về nông nghiệp những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trƣờng để học có đủ khả năng tự giải quyết đƣợc các vấn đề của gia đình và cộng đ ng nhầm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới còn nhiều bất cập do cán bộ phụ trách công tác thủy sản ở cấp xã/phƣờng còn kiêm nhiệm thêm nhiều công việc, một số không có trình độ, chuyên môn về thủy sản; đội ngũ khuyến nông tham gia chủ yếu trong lĩnh vực tr ng trọt nên việc tuyên truyền, phổ biến cũng nhƣ nắm bắt tình hình sản xuất cơ sở còn hạn chế, chƣa kịp thời.