Các kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về ngành thủy sản trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 92)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Các kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả các giải pháp

3.3.1. Đối với Trung ương:

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về thủy sản, Quốc hội cần rà soát các văn bản Luật về thủy sản và có liên quan đến thủy sản để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, nhất là trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới cũng nhƣ quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh

mẽ thi khi ban hành các văn bản Luật cần tham chiếu các quy định mang tính quốc tế. Chính phủ và chính quyền địa phƣơng các cấp cần giải thích, vận dụng và cụ thể hóa Luật, ban hành những quy định phù hợp với Luật và yêu cầu thực tiễn của huyện nhằm đảm bảo tính thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền và ngƣời dân trong việc áp dụng pháp luật vào quá trình quản lý nhà nƣớc về thủy sản.

Cần tiến hành rà soát và đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về hoạt động lĩnh vực thủy sản trong thực tế. Thông qua hoạt động sửa đổi bổ sung sẽ đáp ứng với yêu cầu trong việc quản lý nhà nƣớc ngành thủy sản ở nƣớc ta nói chung và từng địa phƣơng nói riêng.

Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quản lý nhà nƣớc về thủy sản trên địa bàn tỉnh, thành phố với các bộ, ban, ngành từ trung ƣơng xuống cơ sở để tạo ra sức mạnh tổng hợp, đ ng bộ của bộ máy quản lý hành chính nhà nƣớc, tránh tình trạng ch ng chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm.

Tích cực thiết lập quan hệ hợp tác quốc tế đánh bắt thủy sản với các nƣớc trong khu vực nhƣ (Malayxia, Philippin, Indonexia, Brunei,…), mở rộng ngƣ trƣờng khai thác hải sản để tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣ dân phát triển sản xuất, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khai thác hải sản và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

3.3.2. Đối với UBND tỉnh

UBND tỉnh Bình Định xây dựng và ban hành các chính sách mới phù hợp về khuyến khích phát triển sản xuất thuỷ sản, huy động phƣơng tiện, lực lƣợng tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên địa tỉnh Bình Định. Chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu khai thác hải sản ven bờ, chuyển đổi hoạt động nghề cấm khai thác thủy sản sang nghề khác phù hợp để giảm áp lực và bảo vệ ngu n lợi thủy sản ven bờ.

UBND tỉnh Bình Định tạo ngu n vốn ngân sách từ quỹ ngành hỗ trợ công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến, đầu tƣ phát triển ngành thủy sản thành phố Quy Nhơn. Chính sách hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác, nuôi tr ng, chế biến thủy sản.

UBND cần có những chính sách phù hợp với tình hình khai thác hiện nay, đảm bảo sự an toàn cho ngƣời và tài sản của ngƣ dân cũng nhƣ khuyến khích tinh thần đoàn kết, bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tăng cƣờng lực lƣợng kiểm ngƣ để kiểm soát tàu cá trong nƣớc và ngoài nƣớc là hết sức cần thiết, bổ sung các chính sách về bảo hiểm tàu cá.

UBND tỉnh tích cực hƣớng dẫn, hỗ trợ cho địa phƣơng trong công tác xây dựng quy hoạch phát triển ngành thủy sản của thành phố Quy Nhơn.

Tiểu kết chƣơng 3

Qua việc phân tích một số dự báo tác động đến ngành thủy sản và yêu cầu phát triển trong những năm đến, xác định những lợi thế so sánh, những hạn chế khó khan, xác định mục tiêu phát triển, quan điểm QLNN đối với hoạt động ngành thủy sản. Trong chƣơng này, tác giả đã chỉ ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quản lý nhà nƣớc về thủy sản trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, cụ thể: Hoàn thiện việc ban hành và triển khai thực hiện các văn bản, chính sách ngành thủy sản; đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành thủy sản; Nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động phát triển thủy sản; tăng cƣờng và đổi mới công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

Bên cạnh đó, kiến nghị Nhà nƣớc cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về thủy sản; phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quản lý nhà nƣớc về thủy sản; cần tiến hành rà soát và đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về hoạt động lĩnh vực thủy sản trong thực tế; có những chính sách phù hợp với tình hình khai thác hiện nay, đảm bảo sự an toàn cho ngƣời và tài sản của ngƣ dân cũng nhƣ khuyến khích tinh thần đoàn kết, bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

KẾT LUẬN

Trong 5 năm 2016 đến 2020 ngành thủy sản đã có bƣớc phát triển khá ổn định, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của thành phố Quy Nhơn, đ ng thời đóng góp vào việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều bất cập trong công tác quản lý nhà nƣớc của chính quyền địa phƣơng.Nếu không sớm đƣợc giải quyết sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến chất lƣợng cũng nhƣ những đóng góp của ngành.Xuất phát từ nhận thức đó đề tài này đã đƣợc chọn để nghiên cứu.

Qua nghiên cứu, phân tích đánh giá và tổng hợp đề tài đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về thủy sản, cụ thể:

Một là, hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý nhà nƣớc về thủy sản, các khái niệm, vai trò, công cụ, các yếu tố tác động đến QLNN ngành thủy sản, nội dung QLNN ngành thủy sản.

Hai là, phân tích đánh giá thực trạng phát triển lĩnh vực thủy sản và thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về thủy sản tại thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2016–2020và chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân.

Ba là, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về thủy sản trên địa bàn thành phố Quy Nhơn trong thời gian tới nhƣ công tác xây dựng và triển khai các văn bản, chính sách, quy định; công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch; công tác tổ chức các hoạt động để phát triển ngành thủy sản; công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm lĩnh vực thủy sản trên địa bàn thành phố.

Một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo:

Thứ nhất, Đề tài đã áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính (quan sát, tổng hợp, phân tích) đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên, các nghiên cứu tiếp theo cần sử dụng thêm phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia,

nhà quản lý. Ngoài ra, có thể kết hợp với phƣơng pháp định lƣợng nhằm lƣợng hóa các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả quản lý nhà nƣớc về ngành thủy sản có thể sẽ có nhiều bằng chứng thuyết phục hơn.

Thứ hai, đề tài chỉ mới tiếp cận đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về ngành thủy sản từ góc độ nhà quản lý, từ các chính sách vĩ mô mà chƣa đi sâu tiếp cận từ phía ngƣời dân, doanh nghiệp để đánh giá sự hài lòng trong công tác quản lý nhà nƣớc của chính quyền, từ đó kết quả sẽ đảm bảo tính khách quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Đông Anh (2018) “Quản lý nhà nước ngành thủy sản trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế, Đại học Đà N ng.

2 Thúy An (2020), “Ngành thủy sản Việt Nam tận d ng cơ hội vàng để bứt phá”, Báo Quân đội nhân dân online, (https://www.qdnd.vn/kinh- te/cac-van-de/nganh-thuy-san-viet-nam-tan-dung-co-hoi-vang-de-but- pha-624222).

[3] Nguyễn Thị Kim Đoan (2021) ”Phát triển ngành khai thác thủy sản Bình Định”, Tạp chí Khoa học xã hội Miền Trung, số 02/2021, Học viện Chính trị khu vực III.

4 Phan Huy Đƣờng (2015), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[5] FAO (2009), Từ điển thuật ngữ nuôi trồng thủy sản của FAO năm 2008, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

[6] Thanh Huệ (2021), “Kết quả ngành sản xuất thủy sản năm 2020”,https://thuongtruong.com.vn/news/ket-qua-nganh-san-xuat- thuy-san-nam-2020-43522.html.

[7] Bùi Thanh Lâm (2016), “Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, Bộ Nội vụ.

[8] Nguyễn Kim Phúc (2011) “Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. [9] Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2017), Luật Thủy sản, Hà Nội.

[10]Trần Thị Thu Sƣơng (2019) “Quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế,

Đại học Đà N ng.

[11] Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định (2015), “Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 tầm nhìn 2030”.

12 Vũ Đình Thắng, Nguyễn Viết Trung (2005), Giáo trình Kinh tế thủy sản, Nhà xuất bản Lao động và Xã hội, Hà Nội.

13 Vũ Đình Thắng (2006), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.

[14]Phùng Thị Huỳnh Tuyết (2019), “Quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi”, Luận văn thạc sĩ, Viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

[15] Tỉnh Ủy Bình Định (2021), “Chương trình hành động thực hiện nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển nông nghiệp ứng d ng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 – 2025”, Số 11 – CTr/TU.

16 UBND TP Quy Nhơn (2020), Kế hoạch hành động giai đoạn 2020 – 2025 của thành phố Quy Nhơn thực hiện chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030 (2020), số 122/KH-UBND.

[17] UBND thành phố Quy Nhơn (2021), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 – 2025 (Ban hành kèm theo Quyết định số 658/QĐ-UBND ngày 29/01/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về ngành thủy sản trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)