Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về ngành thủy sản trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 70 - 72)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực

Để phát triển bền vững ngành thủy sản không thể thiếu sự liên kết giữa các tổ chức khai thác và tiêu thụ sản phẩm. Các tổ chức chỉ mạnh lên, phát triển tốt hơn khi liên kết theo từng nghề, từng tổ chức đội, nghiệp đoàn tàu thuyền để tạo nên sức mạnh ngƣ trƣờng và cạnh tranh trên thị trƣờng.

Các tàu, thuyền/cơ sở doanh nghiệp thu mua/chế biến có các sản phẩm, dịch vụ liên quan với nhau và có thể sử dụng cùng một hệ thống phân phối để gia tăng hiệu quả khai thác. Sự hình thành các tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển đã góp phần mang lại hiệu quả trong sản xuất, hỗ trợ nhau sản xuất theo từng chuyến biển, cùng tìm kiếm ngƣ trƣờng, hỗ trợ nhau khi gặp sự cố, rủi ro. Hoạt động của các tổ, đội này hoạt động đã mang tính ổn định, việc tổ chức sản xuất trên biển nhƣ: Vận chuyển tiêu thụ sản phẩm, cung ứng nhiên liệu, lƣơng thực, thực phẩm… để tăng thời gian bám biển, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản. Đến nay toàn thành phố đã thành lập đƣợc 38 tổ đội khai thác thủy sản với 122 tàu khai thác ở vùng khơi.

2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản sản

Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản là nhiệm vụ thƣờng xuyên mà các cơ quan quản lý nhà nƣớc phải thực hiện trong quá trình quản lý, điều hành của mình. Qua kiểm tra nhằm góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực thủy sản.

Hàng năm, UBND thành phố Quy Nhơn đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo và Đội kiểm tra liên ngành kiểm tra các hoạt động trong lĩnh vực thủy sản nhằm kiểm soát việc chấp hành các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và các quy định hiện hành đối với các hộ sản xuất và kinh doanh sản phẩm thủy sản trên địa bàn thành phố, đ ng thời triển khai

chƣơng trình kế hoạch hành động của UBND thành phố. Các nội dung tập trung kiểm tra đó là: Điều kiện hoạt động của tàu cá dƣới 20 CV; công tác bảo đảm vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bảng 2.12: Tổng hợp các đoàn kiểm tra lĩnh vực thủy sản trên địa bàn thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2016 – 2020

Nội dung kiểm tra 2016 2017 2018 2019 2020

Gia hạn giấy phép khai thác thủy sản 0 18 18 0 0

Vệ sinh an toàn thực phẩm 49 40 16 59 105

Tổng số 49 58 34 59 105

(Nguồn: Chi c c Thủy sản tỉnh Bình Định)

Trong giai đoạn 2016 – 2020, số lƣợng các đoàn kiểm tra ở thành phố Quy Nhơn chủ yếu ở nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm. Kết quả xử lý vi phạm qua thanh tra, kiểm tra nhƣ sau:

Bảng 2.13: Kết quả xử phạt vi phạm lĩnh vực thủy sản trên địa bàn thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2016 – 2020

Nội dung 2016 2017 2018 2019 2020 Vi phạm nhắc nhở (vụ) 61 72 237 336 1536 Vi phạm xử phạt hành chính (vụ) 36 53 43 53 34 Đình chỉ hoạt động kinh doanh (cơ sở) 0 0 0 0 0 Số tiền xử phạt hành chính (Nghìn đ ng) 41.300 56.900 43.650 181.850 395.000

(Nguồn: Chi c c Thủy sản tỉnh Bình Định)

Từ bảng 2.13 cho thấy, năm 2016 đã xử phạt nhắc nhở 61 vụ, vi phạm xử phạt hành chính 36 vụ, số tiền xử phạt hành chính là 41.300.000 đ ng. Năm 2020, số lƣợt thanh tra tăng, đã xử phạt vi phạm nhắc nhở 1.536 vụ, xử phạt hành chính 34 vụ, số tiền xử phạt hành chính tăng lên 395.000.000 đ ng. Qua kiểm tra, xử phạt đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực

thủy sản của thành phố trong thời gian gần đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về ngành thủy sản trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)