Kiểm tra, đánh giá môn thể dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn thể dục tại các trường THPT huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 30 - 31)

8. Những đóng góp của đề tài

1.3.6. Kiểm tra, đánh giá môn thể dục

Trong hoạt động dạy học thì việc kiểm tra đánh giá là động lực thúc đẩy sự phát triển chất lượng dạy học nhưng kiểm tra đánh giá như thế nào mới có hiệu quả và phù hợp

Đánh giá kết quả thường được sử dụng vào khi kết thúc một chủ đề học tập hoặc cuối một học kỳ, một năm, một cấp học. Cách đánh giá này thường sử dụng hình thức cho điểm và nó giúp cho người học biết được khả năng học tập của mình.

Đánh giá quá trình được sử dụng trong suốt thời gian học của môn học. Cách đánh giá này là việc GV hoặc HS cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động học của người học, giúp GV điều chỉnh hoạt động dạy phù hợp hơn, giúp HS có được các thông tin về hoạt động học và từ đó cải thiện những tồn tại. Việc đánh giá quá trình có ý nghĩa hơn, nếu HS cùng tham gia đánh giá chính bản thân mình vì khi HS đảm nhận vai trò tích cực trong việc xây dựng tiêu chí chầm điểm, tự đánh giá và đề ra mục tiêu thì tức là HS đã sẵn sàng chấp nhận cách thức đã được xây dựng để đánh giá khả năng học tập của họ. Kiểm tra phải căn cứ vào mục tiêu môn học để xác định chính xác nội dung và hình thức kiểm tra.

Đánh giá phải đảm bảo tính thường xuyên, hệ thống và xây dựng các chuẩn kiểm tra đánh giá linh động phù hợp đảm bảo tính công bằng và khách quan.

Kiểm tra thường xuyên và định kì các nội dung tập luyện, tạo cho học sinh động cơ và hứng thú tập luyện qua đó củng cố các kỉ năng thực hiện động tác của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn thể dục tại các trường THPT huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)