Thực trạng quản lí công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn thể dục tại các trường THPT huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 67 - 69)

8. Những đóng góp của đề tài

2.4.4. Thực trạng quản lí công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực

môn, nghiệp vụ giáo viên thể dục

Kết quả khảo sát công tác quản lí việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo viên thể dục được trình bày ở bảng 2.14.

Bảng 2.14. Thực trạng quản lí việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo viên TT Nội dung Kết quả đạt được % Vị thứ ĐTB Tốt Khá Tb Yếu 4 3 2 1

1 Khảo sát, đánh giá năng lực

giáo viên hằng năm. 17.5 41.1 30.5 10.9 2,65 5

2 Tổ chức cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn chuyên môn hè và đột xuất.

27.5 26.7 36.7 9.1 2,72 4

3 Tổ chức các hội thảo, chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, hướng dẫn sử dụng các thiết bị hỗ trợ dạy học.

27.3 31.5 35.1 6.1 2,8 3

4 Chỉ đạo tốt giáo viên tự học, tự nghiên cứu, viết SKKN. Tăng cường công tác dự giờ và thanh tra chuyên môn nội bộ.

30.5 26.5 39.1 3.9 2,83 1

5 Bồi dưỡng giáo viên tại chỗ về kĩ năng thiết kế bài giảng, xử lí các tình huống sư phạm trong tiết dạy.

32.5 26.4 31.8 9.3 2,82 2

Nhận xét:

Việc khảo sát, đánh giá năng lực giáo viên được nhà trường thực hiện thường xuyên và có định kì. Tuy nhiên kết quả khảo sát các nội dung hầu hết

được đánh giá ở mức trung bình khá thể hiện ở điểm TBC. Điều đó chứng tỏ rẳng Hiệu trưởng các trường chưa thực hiện tốt công tác khảo sát năng lực giáo viên, còn tình trạng đánh giá chung chung chưa cụ thể và chính xác. Công tác bồi dưỡng giáo viên về các kĩ năng còn hạn chế như: Thiết kế bài giảng, sử dụng công nghệ thông tin, thiết bị dạy học còn xem nhẹ và đây cũng là tình trạng của rất nhiều trường và xem môn học này là môn phụ. Hầu như trong huyện chưa có giáo viên thể dục nào được cử đi học sau đại học và thiết bị CNTT trong nhà trường hầu như chỉ dành cho các môn học khác, điều đó thể hiện sự bất cập trong công tác quản lí của hiệu trưởng và việc xem nhẹ môn học.

Việc bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho giáo viên thực chất chưa được chu đáo, vì khi có đợt tập huấn thì Hiệu trưởng chỉ cử đại diện đi tập huấn rồi về triển khai lại, nên mang nhiều bất cập về chất lượng. Hơn nữa việc tập huấn chỉ mang tính cấp thời chưa mang tính lâu dài.

Việc tổ chức hội thảo, chuyên đề thông thường chỉ qua loa, cưỡi ngựa xem hoa, cho có, chứ chưa thật sự mổ xẻ giải quyết vấn đề. Hiệu trưởng thường giao về các tổ chuyên môn thực hiện và báo cáo BGH bằng văn bản sau khi kết thúc hội thảo nên còn nhiều bất cập.

Công tác dự giờ đánh giá thường xuyên giáo viên, viết SKKN, thao giảng góp ý tiết dạy còn chưa chú trọng chất lượng. Hiệu trưởng các trường triển khai nhưng hầu như công tác này chưa tốt vì khi đánh giá tiết dạy còn nể nang nhau chưa đánh giá chặt chẽ, SKKN viết nhưng chỉ để cho có không có chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn thể dục tại các trường THPT huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)