Khái quát tình hình kinh tế xã hội giáo dục huyện Phù Cát, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn thể dục tại các trường THPT huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 45 - 48)

8. Những đóng góp của đề tài

2.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội giáo dục huyện Phù Cát, tỉnh

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội - giáo dục huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định Bình Định

Phù Cát là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định, nằm trên tọa độ 13054’ – 14032’ vĩ Bắc và 108055’ – 109005’ kinh Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Phù Mỹ và Hoài Ân. Phía Nam giáp thị xã An Nhơn, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Vĩnh Thạnh và Tây Sơn. Phía Đông giáp biển Đông với chiều dài 35 km và chếch về phía Đông Nam giáp huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn.

Phù Cát có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã là Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hiệp, Cát Hanh, Cát Tài, Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải, Cát Tiến, Cát Chánh, Cát Thắng, Cát Hưng, Cát Nhơn, Cát Tường, Cát Trinh, Cát Tân và 01 thị trấn là Thị trấn Ngô Mây. Dưới xã - thị trấn được phân chia thành 117 thôn và khu phố.

Địa hình Phù Cát đa dạng, gồm có đồng bằng chuyên trồng lúa nước, tập trung ở các xã ven sông Côn và sông La Tinh; vùng núi thấp – gò đồi trồng các loại cây trồng cạn, cây lâm nghiệp; ngoài ra còn có các vùng đầm ven biển thuộc Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành.

Về núi non, có các dãy núi Trường Sơn đâm xuống nửa phần phía Tây huyện và dãy núi Bà vươn ra sát biển.

Về sông ngòi, đáng kể nhất là sông Đại An (thuộc hệ sông Côn) nối từ Cát Tường-Cát Nhơn đến Cát Chánh rồi đổ ra Đầm Thị Nại. Sông La Tinh bắt nguồn từ Hội Sơn, đổ ra đầm Đề Gi, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Phù Cát với huyện Phù Mỹ.

Ngoài ra, Phù Cát cũng là nơi hình thành và phát triển nhiều làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như: làng dệt chiếu thôn Phú Hậu xã Cát Tiến và thôn Chánh Hậu – xã Cát Chánh, làng bánh tráng và nón ngựa thôn Phú Gia – xã Cát Tường, làng bún bánh thôn An Phong – TT Ngô Mây, làng nhang thôn Xuân Quang – xã Cát Tường, làng đan lát thôn Phú Hiệp – xã Cát Tài và thôn Trung Chánh – xã Cát Minh. Sản phẩm của làng nghề được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu có sẵn trong khu vực nhưng lại có những nét đặc trưng riêng mang đậm bản sắc vùng miền nơi đây, với các sản phẩm nổi tiếng một thời như: nón ngựa Phú Gia, bánh tráng nước dừa, võng, chiếu, bún hủ tiếu, …

Do đặc điểm của địa hình mà nơi đây cũng tập trung nhiều nguồn khoáng sản lớn và phong phú, trong đó phải kể đến: mỏ titan (Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải), các nguồn cát trắng, cao lanh; nước khoáng, đá ong, đá granite, …. Về đường bộ, có Quốc lộ 1 đi ngang qua trung tâm huyện; các tuyến đường Tây tỉnh, tuyến ven biển ĐT 639, các tuyến ĐT 633, 634 và 635 nối thông các xã từ Bắc xuốngNam, từ Tây sang Đông, kết nối hệ thống đường liên xã, liên thôn. Tuyến đường sắt với 2 ga chính là ga Phù Cát và Khánh Phước.

Đường hàng hải, với cảng biển neo đậu tàu thuyền Đề Gi, đây chính là nơi giao thương trong và ngoài nước của huyện.

Đường hàng không có sân bay Phù Cát, cách huyện lỵ 6 km, là một trong những sân bay lớn của cả nước với Cảng Hàng không dân dụng phục vụ các lượt khách đến và đi.

Phù Cát là một huyện đông dân của tỉnh Bình Định. Dân số giữa đời Tự Đức khoảng 39.000 người. Năm 1932 lên đến 81.000 người. Năm 1953 hơn 102.971 người. Năm 1960 có 106.055 người. Năm 1989 tăng lên 154.958 người. Năm 2013 lên đến 190.000 người. Người Phù Cát vừa mang những nét chung của Bình Định và Việt Nam, vừa có các sắc thái đậm đà tính cách địa phương.

Về kinh tế: Trước đây, phần lớn cư dân chuyên trồng lúa nước, một ít khai thác hải sản gần bờ. Trong vài chục năm nay, kinh tế Phù Cát vẫn tập trung phát triển nông nghiệp là chính: Trồng trọt, chăn nuôi; khai thác thủy - hải sản, trồng rừng. Đồng thời chú trọng phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Đến năm 2013, về cơ cấu kinh tế, ngành nông nghiệp huyện chiếm 34,2%, ngành công nghiệp – dịch vụ chiếm 64,8%. Tổng giá trị sản xuất (giá trị cố định 1994), đạt 2.404 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm.

Về giáo dục: Lớp dân cư Việt Nam đầu tiên của Phù Cát, ngoài “tội đồ” bị lưu đày “viễn châu” của nhà Lê và lớp “tù binh” của chúa Nguyễn thời Trịnh – Nguyễn phân tranh (1627-1672), phần lớn là lưu dân vùng Thanh – Nghệ - Tĩnh. Trên đất mới, họ sớm hòa hợp, xen cư với người Chăm và Bana bản địa, để đối phó với thiên tai và khí hậu khắc nghiệt, cùng nhau khai phá, tô điểm và bảo vệ từng thước đất quê hương. Chính những điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội đó tạo cho người Phù Cát có những nét riêng, mà các sử gia nhà Nguyễn trong Đồng Khánh địa chí đã nhận xét: “đôn phác, giản dị, chuyên học, nhiều người thật thà, nhã hậu”.

Đời sống tuy rất chật vật, song Phù Cát là đất hiếu học. Về Nho học, từng sản sinh nhiều nhà khoa bảng tài cao, học rộng, liêm khiết và thân dân. Dương Định Quốc nổi tiếng thần đồng, 23 tuổi thi đỗ khoa Minh Kinh, tri huyện Tuy Viễn thời Tây Sơn. Huỳnh Văn Minh (Phú Hội, Cát Tài) đỗ cử nhân khoa Canh Tỵ (1821), khai khoa cử nhân của Bình Định. Hoàng giáp Nguyễn Văn Hiển (Vĩnh Ân, Cát Hanh), Hội nguyên khoa Đinh Mão (1847) lúc mới 20 tuổi, từng là Đốc học tỉnh Bình Định, tác giả cuốn “Đồ bàn thành ký”. Qua các thời kỳ, Phù Cát có nhiều người thành đạt và nổi tiếng trên hầu hết các lĩnh vực.

Hiện nay Huyện Phù Cát có 7 trường THPT với cơ số lớp khá đông. Về chất lượng học tập: Học sinh giỏi năm 2016 là 31 giải (4 giải 3 và 27 giải

khuyến khích); năm 2017: 49 giải ( 1 giải nhì, 6 giải 3 và 42 giải khuyến khích) và 1 giải học sinh giỏi quốc gia môn sinh học của học sinh trường THPT số 3 Phù Cát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn thể dục tại các trường THPT huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)