Thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên thể dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn thể dục tại các trường THPT huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 61 - 65)

8. Những đóng góp của đề tài

2.4.2. Thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên thể dục

Hoạt động giảng dạy của giáo viên bao gồm nhiều yếu tố mang tính sư phạm cấu thành được thực hiện tích cự dưới sự quản lí của BGH, Ban thanh tra nhân dân và Ban thi đua của nhà trường. Quản lí các nội dung như: Tác phong lên lớp có đúng trong môi trường sư phạm không, xếp loại thi đua cho giáo viên theo định kì và cuối năm học….Kết quả khảo sát về quản lí hoạt động dạy học môn thể dục tại các trường THPT Huyện Phù Cát được trình bày qua bảng 2.8

Bảng 2.11: Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn thể dục tại các trường THPT Huyện Phù Cát TT Nội dung Mức độ thực hiện % Điểm TB Vị thứ Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện 4 3 2 1 1 Duyệt kế hoạch

giảng dạy đầu năm. 68,47 22,64 6,05 2,84 3,6 1 2 Xây dựng các

chuẩn và các tiêu chí đối với giáo viên khi lên lớp.

72,23 14,05 5,02 8,7

3,5

2

3 Kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên tại lớp.

65,07 18,04 6,03 10,86 3,4 3

4 Thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình của giáo viên.

58,73 20,01 12,84 8,42 3,3 5

5 Dự giờ và kiểm tra giáo án theo định kì và đột xuất.

62,05 17,04 15,15 5,76 3,4 3

6 Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và theo dõi chất lượng học sinh thường xuyên.

61,03 16,58 14,25 8,14 3,3 5

Nhận xét:

Qua duyệt kế hoạch giảng dạy, hiệu trưởng nắm được toàn bộ nội dung, chương trình, phương pháp và nội dung từng tiết môn học của khối lớp giáo viên phụ trách. Nội dung này được các hiệu trưởng đặc biệt quan tâm( 68,47

rất thường xuyên) và chỉ đạo thực hiện rất tốt và đó cũng là căn cứ để nhà trường theo dõi tiến độ chương trình giảng dạy của giáo viên.

Nội dung quản lí thứ 2 được các hiệu trưởng rất chú trọng( đạt tỉ lệ 72,23% rất thường xuyên) các chuẩn như: Đồng phục và tác phong lên lớp của giáo viên, lên lớp phải có giáo án, tích cực sử dụng đồ dùng dạy học khi giảng day, ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy…qua đó cho ta thấy các chế độ của giáo viên được nhà trường thực hiện tốt như chi trả tiền đồng phục cho giáo viên, chế độ cho giáo viên làm đồ dùng dạy học. Với số liệu như vậy nó khẳng định nội dung này được nhà trường quản lí tốt và cũng là các tiêu chí thi đua của giáo viên nên đạt chat lượng cao.

Việc kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên được BGH và Ban thi đua nhà trường thực hiện khá thường xuyên, tỉ lệ đạt 65,07%. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều nhà trường chưa thực hiện tốt vấn đề này, vì lí do hiệu trưởng giao cho ban thi đua, ban thanh tra thực hiện nên vẫn còn chưa thực hiện tốt chỉ ở mức trung bình khá vì các bộ phận làm việc còn thiên về tình cảm và còn nể nang nhau.

Việc kiểm tra tiến độ chương trình của giáo viên thực hiện tương đối thường xuyên, tuy nhiên hiệu trưởng còn giao phó về tổ trưởng chuyên môn và nhóm trưởng để theo dõi thực hiện nên việc đôn đốc nhắc nhở giáo viên dạy bù các tiết còn chậm trễ, kết quả thực hiện nội dung này ở mức trung bình khá.

Công tác dự giờ, kiểm tra chất lượng tiết dạy được thực hiện khá thường xuyên và đầy đủ (62,07%) , Hiệu trưởng và Hiệu phó chuyên môn thường xuyên dự giờ đột xuất và kiểm tra giáo án ngay sau tiết dạy nên các giáo viên thực hiện rất đầy đủ nội dung này và tiết dạy lúc nào cũng đầy đủ các phương tiện hỗ trợ dạy học và chất lượng cao.

Công tác quản lí đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực học sinh được nhà trường đặc biệt chú trọng, bên cạnh đó vẫn còn

một số giáo viên đang giảng dạy bằng phương pháp dạy học truyền thống đổi mới rất chậm, nên công tác này được đánh giá trung bình khá.

Công tác quản lí chất lượng học sinh thông qua điểm số nên rất dễ để hiệu trưởng quản lí, BGH các trường sử dụng phần mềm quản lí điểm và thống kê điểm nên công tác quản lí theo dõi rất thường xuyên và thực hiện rất tốt.

Trong nhà trường THPT có Ban thanh tra nhân dân, Ban thi đua nhà trường, Ban giám hiệu, họ sẽ phối hợp với nhau để kiểm tra và quản lí giờ lên lớp của giáo viên. Quản lí ngày giờ công lao động, tác phong của giáo viên khi lên lớp.

Bảng 2.12.Thực trạng việc quản lí giờ lên lớp, của giáo viên Thể dục

TT Nội dung

Kết quả đạt được (%) Điểm

TB

Vị thứ

Tốt Khá Tb Yếu

4 3 2 1

1 Xây dựng thời khóa biểu khoa học và hợp lí.

48,97 31,45 19.58 0,00 3.3 2

2 Chỉ đạo việc thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên.

63,45 25,4 3,15 2,94 3,4 1

3 Xây dựng chuẩn đánh giá tiết dạy và phổ biến cho giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ của mình.

50,25 30,12 12,14 7,49 3,2 4

4 Kiểm tra, dự giờ định kì, đột xuất để đánh giá rút kinh nghiệm. Kiểm tra hồ sơ chuyên môn để kịp thời bổ sung những thiếu sót về hồ sơ chuyên môn.

42,24 32,04 17,84 9,88 3,1 5

5 Quản lí ngày giờ công lao động và lịch dạy bù của giáo viên.

Nhận xét:

Qua kết quả khảo sát trên ta thấy nhà trường rất chú trọng việc xây dựng

thời khóa biểu khoa học chính xác( vị thứ 1), chính nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy và tham gia các hoạt động định kì của nhà trường. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một vài bất cập nhỏ trong công tác sắp xếp thời khóa biểu, đôi lúc còn trùng tiết do phần mềm hay các tiết dạy cách xa nhau không liên tục trên 1 giáo viên.

Việc chỉ đạo thực hiện qui chế chuyên môn cho giáo viên thể dục khá chặt chẽ và thường xuyên, nên qui chế chuyên môn về môn thể dục ít có sai sót và hiệu quả. Chứng tỏ chất lượng giảng dạy và qui chế rất được nhà trường chú trọng ( Vị thứ 2).

Công tác đánh giá tiết dạy giáo viên thể dục(vị thứ 4), do tiết dạy thực hành ngoài trời bị ảnh hưởng rất nhiều từ các yếu tố khách quan như thời tiết, dụng cụ, trang thiết bị, sân bãi…. Nên việc đánh giá tiết dạy tương đối khó, nó không mang chuẩn chung mà buộc người đánh giá phải xác định đúng các yếu tố khi đánh giá. Ngoài ra 1 tiết dạy còn phải dạy nhiều nội dung và di chuyển trong phạm vi rộng nên nhiều khi ảnh hưởng đến hiệu quả tiết học, nên việc đánh giá tiết dạy đôi lúc còn mang tính chung chung

Việc kiểm tra, dự giờ đột xuất nhằm góp ý kiến xây dựng, nhưng do BGH giao cho nhóm trưởng bộ môn thực hiện nên công tác quản lí còn lỏng lẻo và thỉnh thoảng BGH mới dự giờ đột xuất, chưa thường xuyên. Công tác quản lí ngày giờ công lao động tương đối chặt chẽ và đầy đủ, đa số giáo viên chấp hành tốt ngày giờ công lao động, bên cạnh còn số ít giáo viên do điều kiện nhà xa nên đôi lúc còn lên lớp trễ. Việc dạy bù cũng gặp nhiều khó khăn vì học sinh phải học thêm trái buổi và trùng lịch dạy giáo viên nên việc tổ chức dạy bù còn thực hiện chưa tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn thể dục tại các trường THPT huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 61 - 65)